Cảnh giác với chiêu lừa “trúng thưởng lớn”
Công, Cương, Nhượng đã giả mạo là nhân viên của Viettel, dùng chiêu “bỗng dưng trúng thưởng lớn” lừa đảo trót lọt 32 vụ, với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Trong số nạn nhân của chúng, có những người rất đáng thương…
Chờ mãi không thấy “nhân viên” của Tổng đài Viễn thông Viettel đến quay phim, phỏng vấn và trao thưởng như đã hẹn, gọi điện vào số máy của “nhân viên” thì không liên lạc được, lúc này anh Dương Công Đông (trú tại xóm 8, xã Nam Lĩnh, Nam Đàn, Nghệ An) mới tá hỏa nghi mình bị lừa.
Anh Đông quyết định tìm đến cơ quan công an huyện để trình báo sự việc.
Theo trình báo của anh Đông thì sáng ngày 19/1/2013, anh nhận được một cuộc gọi từ số máy.0166689xxx, người đầu dây bên kia xưng là nhân viên của “Tổng đài viễn thông Viettel”, nói giọng Bắc ngọt ngào, thông báo anh đã trúng thưởng số tiền 100 triệu đồng từ chương trình khuyến mại nhân dịp cuối năm của Tổng đài.
Sau khi chúc mừng anh Đông bởi “hàng nghìn người mới có một người trúng thưởng”, người này đã yêu cầu anh làm thủ tục nhận giải. Để lấy lòng tin của anh Đông, đối tượng đã yêu cầu anh đọc số chứng minh nhân dân, đồng thời liệt kê các loại phí mà anh cần phải nộp trước lúc nhận giải như “phí hồ sơ”, “phí quay phim”, “phí làm lễ trao tiền thưởng”.
Video đang HOT
Đối tượng Công, Cương và Nhượng tại cơ quan công an.
Đang khấp khởi mừng thầm vì bỗng dưng trúng thưởng nên khi nghe “nhân viên” này yêu cầu, anh Đông đã không ngần ngại mua thẻ cào để nộp 3,3 triệu đồng vào số điện thoại trên. Sau khi nộp xong, số máy kia yêu cầu anh Đông nộp tiếp 500.000 đồng bằng thẻ cào để làm “cước vận chuyển”.
Cũng với thủ đoạn tương tự, ngày 12/4, chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1992, trú tại xóm 8, xã Nam Xuân, Nam Đàn) và chị Phan Thị Thanh (SN 1990, ở Nam Lĩnh, Nam Đàn) đã bị lừa mất 8 triệu đồng. Các đối tượng lừa đảo đã đưa ra miếng mồi là giải thưởng “1 xe máy trị giá 45 triệu đồng kèm 5 triệu đồng tiền mặt” để lừa hai người phụ nữ này.
Cám cảnh hơn là trường hợp của chị Cao Thị Hạnh (SN 1969, trú tại xóm 4, xã Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ An). Theo đó, vào khoảng 10h sáng ngày 16/5, trong lúc đi mua nước cho con đang nằm điều trị trong bệnh viện vì bệnh ung thư thì chị Hạnh bỗng nhận được cuộc điện thoại từ số 01628.237… Đầu dây bên kia là giọng người đàn ông, tự nhận mình là nhân viên của…”trung tâm công bố kết quả trúng thưởng” chi nhánh một ngân hàng ở TP Đà Nẵng. Người này gọi điện thông báo cho chị Hạnh, là một trong số 21 người may mắn nhận được giải thưởng nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập chi nhánh ngân hàng. Tổng giá trị giải thưởng là 195 triệu đồng. Cơ cấu giải thưởng bao gồm 150 triệu đồng tiền mặt, một chiếc xe máy trị giá 38 triệu đồng, 1 chiếc tủ lạnh trị giá 7 triệu đồng.
Sau khi thông báo trúng thưởng, người đàn ông này cũng yêu cầu chị Hạnh đọc số chứng minh nhân dân để làm hồ sơ nhận thưởng. Sau đó người này liên tục gọi điện giục chị Hạnh nộp “phí giao dịch” 8,4 triệu đồng để nhận thưởng, bằng cách mua thẻ cào điện thoại rồi đọc mã số thẻ cho anh ta. Lúc đó, trong người chị Hạnh chỉ có gần 3 triệu tiền mặt nên chị quay sang vay mượn anh em để đi mua thẻ cào. Tuy nhiên, khi đã trả “lệ phí” trúng thưởng, chờ mãi vẫn không thấy người đến trao thưởng, chị Hạnh liên lạc với số máy trên thì được thông báo chị phải nộp vào 15 triệu đồng nữa mới hoàn thành thủ tục nhận thưởng. Đến lúc này, chị Hạnh nghi ngờ nên mới nước mắt ngắn, nước mắt dài tìm đến cơ quan công an trình báo sự việc.
Mỗi ngày lừa 2 ngườ
Theo Công an huyện Nam Đàn thì sau khi nhận được trình báo của một số nạn nhân, Công an huyện đã xác lập Chuyên án 413BT và bố trí lực lượng đi nắm tình hình. Bằng các nghiệp vụ điều tra, cơ quan công an đã xác định được các đối tượng lừa đảo gồm: Phạm Văn Công (SN 1990), Phạm Văn Cương (SN 1995) và Nguyễn Đức Nhượng (SN 1991), đều trú tại thôn Hải Hà, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngày 17/5, Công an quyết định triệu tập các đối tượng trên. Những tên này sau khi lừa đảo trót lọt sẽ bán lại mã thẻ cho người khác có nhu cầu, với số tiền chỉ bằng một nửa so với số tiền được nộp vào tài khoản. Theo lời khai của các đối tượng thì trung bình mỗi ngày bọn chúng lừa được 2 người. Nạn nhân của chúng là người dân tại các địa phương trên cả nước.
Thượng tá Lê Khắc Thuyết, Trưởng Công an huyện Nam Đàn khuyến cáo, để tránh mọi lừa đảo, cơ quan Công an đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không tin vào những trò trúng thưởng “từ trên trời rơi xuống”. Nếu phát hiện những hành vi lạ, cần thông tin cho cơ quan công an để xử lý.
Công an huyện Nam Đàn cũng cho biết, từ đầu năm đến nay đã có đến hàng chục người trên địa bàn huyện này bị lừa đảo, với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo vietbao
Trao tình cho kẻ "ma cô" buôn người
Nghe Đoàn Thị Thoan hờn trách bị cáo tại phiên tòa, không ít người tỏ rõ sự ái ngại, cảm thương. Nhưng rồi họ lại "giật mình" nhận ra sự cả tin, dại dột của thôn nữ. Điều này đã lý giải vì sao tội phạm mua bán người vẫn còn đất... sống.
Nạn nhân của những vụ buôn bán người thường bị bắt làm gái mại dâm (Ảnh minh họa)
Thôn nữ ngây thơ
Đối tượng mà Đoàn Thị Thoan (SN 1984, trú ở Quốc Oai, Hà Nội) - bị hại trong vụ án mua bán người, tố cáo tại phiên tòa sơ thẩm mới đây là Nguyễn Văn Vương (SN 1982), trú ở xã Thượng Long, huyện Yên Lập, Phú Thọ, từng là người được thôn nữ gửi gắm biết bao yêu thương, kỳ vọng.
Thoan trình bày cuối năm 2011, cô tình cờ quen biết Vương trong một buổi tối dạo chơi tại khu vực sân vận động Mỹ Đình. Kể từ sau lần gặp gỡ ấy, cô thường xuyên nhận được tin nhắn, điện thoại tâm sự của gã thanh niên quê Phú Thọ. Đầu năm 2012, cô bất ngờ được bạn trai này rủ ra Hà Nội để cùng làm xây dựng tại một dự án nhà chung cư ở quận Hà Đông. Ở chung một dãy nhà công trường, lại ngày ngày được "đồng cam cộng khổ" với nhau nên Thoan nhanh chóng dâng trọn cả tâm hồn lẫn thể xác cho bạn trai. Vậy nhưng chỉ sau một thời gian ngắn làm xây dựng ở đây, cả hai buộc phải hồi hương vì công việc bấp bênh và thu nhập không đủ chi dùng cho cuộc sống. Sau đó, Thoan lại được Vương rủ cùng sang Trung Quốc trồng mía thuê. Gã nỉ non với cô rằng, chỉ cần ở bên đó làm việc một thời gian là sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá, rồi hai người sẽ về nước sống hạnh phúc bên nhau.
Chưa bao giờ xa nhà lâu ngày và cũng chẳng hiểu mấy về cuộc sống đầy cạm bẫy ngoài xã hội, nhưng trong lòng Thoan vẫn rộn rã niềm vui, niềm tin vì đã tìm được "một nửa" của đời mình. Thế nên vào một buổi chiều tà cuối tháng 3 năm ngoái, Thoan mang theo vài bộ quần áo, trốn nhà đi theo "bạn trai". Đêm ấy, Thoan và người yêu ngủ lại tại một nhà nghỉ ở quận Long Biên. Sáng hôm sau, Thoan cùng Vương đón xe khách lên thẳng cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) và gặp Vũ Thị Liên (SN 1975, trú tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã chờ sẵn tại đây. Ngay sau đó, Thoan cùng người yêu được người đàn bà này dẫn qua biên giới và cô bị bán cho một cặp vợ chồng người Trung Quốc với giá 33 triệu đồng.
Khi Vương lẳng lặng quay về Việt Nam cũng là lúc Thoan bắt đầu một cuộc sống trong cảnh ê chề, nhục nhã tại các "nhà chứa" nơi đất khách, quê người cho tới tận khi được giải cứu.
Trước lúc tòa quyết định tuyên phạt Nguyễn Văn Vương 9 năm tù và đồng phạm của anh ta 8 năm tù giam cùng về tội "Mua bán người", Thoan cũng đã gượng gạo đứng lên xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho gã người yêu táng tận lương tâm.
Phải biết tự cứu bản thân
Những vụ án mua bán người như trường hợp của thôn nữ nêu trên không phải cá biệt. Bởi TAND TP Hà Nội vừa mới quyết định tuyên phạt Đỗ Văn Tiên (SN 1991, trú ở xã Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên) 13 năm tù giam cũng về tội "Mua bán người". Ngoài đối tượng, 6 bị cáo liên quan cũng lần lượt phải nhận từ 5 năm đến 12 năm tù cùng tội danh.
Thủ đoạn của Tiên cùng đồng bọn rất tinh vi và khá "mùi mẫn". Sắm vai "công tử" con nhà giàu ở đất mỏ, thanh niên này lên mạng Internet làm quen, tán tỉnh các cô gái, rồi cùng đồng bọn đưa họ sang Trung Quốc bán vào "động mại dâm". Trong số 6 nạn nhân của ổ nhóm buôn người do Tiên cầm đầu, Vũ Thị Duyên (SN 1988, ở Cần Thơ) là trường hợp điển hình. Nhận thấy "con mồi" đã "chết mê chết mệt", ngày 13/11/2011, nhân dịp Duyên ra Hà Nội chơi, Tiên đã chủ động hẹn gặp, rồi mời cô gái miền Tây về Quảng Ninh chơi. Trên đường đi, Tiên xuống xe ở Hải Dương với lý do thu tiền hàng cho mẹ để đồng bọn đưa bạn gái về nhà cậu ta trước... Chỉ đến khi bị chủ chứa mại dâm bên Trung Quốc ép tiếp khách, cô gái miền Tây mới biết mình đã biến thành một món hàng hóa không thương tiếc.
Ngồi ghế xét xử hàng chục năm, Thẩm phán Tạ Phú Cường (TAND TP Hà Nội) nhìn nhận, tuy thủ đoạn phạm tội thường khá tinh vi, xảo quyệt, song nếu các cô gái tỉnh táo thì sẽ không mắc bẫy bọn buôn người. Vị thẩm phán dẫn chứng, ông cùng cộng sự vừa xử phạt Phan Thị Thu Thủy (SN 1980, trú ở phường 4, quận 10, TP Hồ Chí Minh) 15 năm tù về hai tội "Mua bán người" và "Mua bán trẻ em". Ở vụ án này, Thủy sử dụng "chiêu" đến các trung tâm môi giới việc làm tuyển lao động đi làm tại các tỉnh phía Bắc để sau đó bán họ sang Trung Quốc. Nhưng cuối cùng thì đối tượng đã bị chính bị hại "vạch mặt" tại Hà Nội. Nhận thấy Thủy chẳng có vẻ gì là "bà chủ" và trên đường từ TP Hồ Chí Minh ra Bắc, đối tượng luôn có những biểu hiện bất minh, đồng thời nói về địa điểm đến làm việc không nhất quán nên 1 trong 9 nạn nhân đã gọi điện báo công an.
Cũng theo thẩm phán Cường, không khó để nhận ra "chân tướng" và thoát khỏi bọn buôn người. Vì rằng hầu hết mánh lới của loại tội phạm này đều dựa trên "nguyên tắc" gây dựng thiện cảm, niềm tin, thậm chí là vờ yêu đương, sau đó rủ bị hại đi chơi, đi làm ở các tỉnh biên giới hoặc bên Trung Quốc. Mặt khác, nếu cô gái nào đó quyết định theo bạn bè đi làm hoặc đi chơi xa, nhất thiết phải thông báo, bàn bạc với gia đình. Và trong trường hợp mối nguy hiểm cận kề thì phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan công an gần nhất.
(Tên các bị hại đã thay đổi)
Theo 24h
Giao trẻ cho CA: Mất cơm nghi đứa đói! Chì vì định kiến với hoàn cảnh của học sinh mà người làm thầy đã nóng vội phán xét một cách thiếu suy nghĩ. Tuần qua, dư luận tỏ ra bất bình trước vụ việc nhà trường giao học sinh lớp 2 cho công an hỏi cung, chỉ vì nghi em lấy cắp tiền của giáo viên. Đáng nói, đây không phải lần...