Cảnh giác với chiêu lừa đảo tinh vi qua điện thoại
Gửi tin nhắn nhờ nộp card, thông báo trúng thưởng, gọi bằng đầu số lạ… là những chiếc bẫy tinh vi mà teen cần lưu ý kẻo bị sập.
Giả dạng người thân quen, công an để lừa tiền
Khá nhiều hình thức tinh vi, chuyên nghiệp được dựng nên khiến teens dễ dàng sập bẫy. “Lần đó mình nhận được tin nhắn lạ xưng là Quỳnh nhờ mua card điện thoại. Mình chắc mẩm đó là con bạn thân, nghĩ rằng nó hết tiền phải mượn số ai đó nên đã mua thẻ 100k gửi qua. Khi mình gọi điện lại thì số điện thoại kia không liên lạc được, con bạn mình lại phủ nhận, mình mới biết là đã bị lừa”, Đan Phượng, quận Bình Thạnh chia sẻ.
Một chiêu lừa táo tợn khác là nhắn tin chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Thông thường bọn lừa đảo sẽ lợi dụng sự hồn nhiên, cả tin của người dùng để lừa gạt. Tường Nguyên (quận 3) từng dính cú lừa cay đắng do tin tưởng đó là bạn mình. May mà số tiền không lớn nên Nguyên có được một bài học nhớ đời.
Tin nhắn lừa đảo Quà tặng âm nhạc từ người thân. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội.
Quỳnh Đan kể câu chuyện hồn nhiên: “Lần đó mình chuyển tiền cho đứa bạn thân sau khi nhận được tin nhắn nhờ vả. Vì quá tin tưởng nhau nên mình cũng không kiểm tra lại ngay sau đó. Mãi mà không thấy nó đả động gì đến việc trả nợ, mình mới lên tiếng hỏi. Thế là hai đứa cãi nhau, tình cảm bạn bè có phần bị sứt mẻ. Xác minh lại mình mới tá hỏa rằng đã bị lừa mà không hề hay biết”.
Ngoài ra, bọn lừa đảo sẽ gửi tin nhắn giả nội dung chuyển tiền đến thuê bao, sau đó nhắn thêm một tin đề nghị “xin lại số tiền vừa chuyển nhầm”. Nếu cả tin chuyển lại theo yêu cầu, tài khoản bạn sẽ bị “bay hơi” lập tức.
Hoàng Điệp (19 tuổi ở Kiên Giang) từng là nạn nhân của chiêu thức giả danh nhà mạng để thông báo trúng thưởng lớn. “Mình nhận được thông báo có nội dung “Chuc mung qui khach da may man trung thuong 1 Samsung Galaxy S4. Quy khach lien he tong dai 04… de lam thu tuc nhan giai”. Khi được yêu cầu đóng phí để làm thủ tục, mình tin tưởng và chuyển tiền ngay. Nào ngờ, sau khi tiền gửi đi thì liên lạc với bên kia không được”, Điệp kể.
Nhiều người đã mất tiền oan vì những cuộc gọi nhỡ từ đầu số vệ tinh. Ảnh: VnExpress.
Cũng là một cách lừa đảo nhưng tinh vi hơn các hình thức trên đó là dùng đầu số vệ tinh. Trường hợp này, thuê bao sẽ bị nhá máy có cuộc gọi nhỡ bởi các đầu số nước ngoài. Nạn nhân sẽ lầm tưởng người thân liên lạc liền gọi lại thì bị trừ tiền một cách chóng mặt.
Video đang HOT
Ngang nhiên hơn, thời gian gần đây bọn lừa đảo còn sử dụng cách thức quấy rối, đe dọa, uy hiếp… qua điện thoại buộc người dùng phải chuyển tiền. Táo tợn hơn, những kẻ lừa đảo còn giả dạng công an, nhân viên thu cước để vòi tiền.
Hải Nguyên (18 tuổi, nhà ở huyện Bình Chánh) kể: “Lần đó có một người tự nhận là công an khu vực gọi điện cho mình, bảo rằng nhiều lần đi trên đường mình đã vi phạm luật giao thông, bị chụp hình lại và bây giờ sẽ tiến hành “phát nguội”. Tổng tiền mình phải đóng là hơn 10 triệu đồng. Lúc đầu nghe xưng là công an mình cũng hơi sờ sợ nhưng sau đó trấn tĩnh, công an phải gửi giấy về nhà mời lên phường, ai lại đi gọi qua điện thoại thế này. Mình bảo với người kia: “Em đang công tác, vi phạm gì anh gửi giấy về nhà giúp, em sẽ lên phường đóng” thì tên kia cúp máy”.
Chiêu thức lừa đảo nộp card qua tin nhắn. Ảnh: VnExpress
Chiêu thức gửi tin nhắn kích thích sự tò mò của người dùng như dự đoán kết quả xổ số, tải phần mềm ứng dụng hay, đấu giá, quà tặng âm nhạc từ người thân… cũng là những cách thức lừa đảo phổ biến đang diễn ra. Hiện nay teen đã đăng ký thông tin thật của mình từ họ tên thật, địa chỉ, số điện thoại, sở thích… ở rất nhiều nơi, từ diễn đàn, mạng xã hội, web mua bán cho đến các trang mua theo nhóm.
“Những kẻ lừa đảo thường biết rõ họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà của “nạn nhân” vì rất có thể chúng đã mua lại dữ liệu người dùng từ một bên nào đó. Vì vậy, kể cả chúng có gọi đúng tên bạn thì cũng đừng bất ngờ. Hãy nhanh trí hỏi hắn nhiều câu hỏi hơn hoặc xác nhận lại từ nhiều phía chứ đừng ngây thơ chuyển tiền”, Hải Nguyên phân tích.
Điện thoại di động và những trò lừa đảo tinh vi nhất
Cơ quan công an cảnh báo
Mới đây, nhiều thuê bao di động tại TP HCM nhận được thông báo cảnh giác lừa đảo từ Công an TP HCM có nội dung như sau: “Công an TP HCM khuyến cáo nhân dân cảnh giác với bọn tội phạm gọi điện thoại để lừa đảo, hăm doạ, chiếm đoạt tiền. Cơ quan công an, Viện kiểm sát khi điều tra vụ án, không tuỳ tiện thu giữ tiền và làm việc với người dân qua điện thoại. Tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ. Đường dây nóng báo tin tội phạm 113″.
Nội dung tin nhắn thông báo cảnh giác từ công an TP HCM. Ảnh chụp màn hình.
Đây là biện pháp khuyến cáo nhằm giúp người sử dụng đối phó với cách thức lừa đảo ngày càng tinh vi từ điện thoại và tin nhắn rác. Nhiều trường hợp đã bị bọn lừa đảo gạt mất hàng chục đến hàng trăm triệu đồng chỉ vì nhẹ dạ cả tin.
Làm gì để tránh sập bẫy lừa tiền qua điện thoại?
- Khi nhận được tin nhắn từ số lạ có nội dung đề cập chuyện tiền bạc, cần kiểm tra kỹ đầu số gửi tin, xác minh bằng cách gọi lại số mà người thân, bạn bè mình dùng. Tuyệt đối đừng đáp trả tin nhắn, gọi lại cho đầu số lạ khi chưa rõ.
- Với những đầu số nghi ngờ từ tổng đài, hãy gọi điện đến bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng để xác minh (cước gọi hoàn toàn miễn phí nên đừng dại gì mà không xác thực).
Ảnh minh họa.
- Đừng vì quá tò mò bởi những trò chiêu dụ hấp dẫn từ bọn lừa đảo mà hấp tấp thực hiện răm rắp theo yêu cầu.
- Nếu đối phương nhất quyết khẳng định đó là quà tặng, phần thưởng thuộc về bạn, teen nên yêu cầu làm việc trực tiếp, có địa điểm, thời gian cụ thể, có người thân đi theo xác nhận.
- Khi sử dụng smartphone, chỉ nên tải ứng dụng đáng tin cậy, chính hãng. Teen cũng không nên truy cập website không rõ nguồn gốc; cân nhắc kỹ khi được yêu cầu cấp quyền truy cập của ứng dụng…
- Khi bị làm phiền quá nhiều, bạn có thể dùng chức năng chặn số, cho vào danh sách đen hoặc liên hệ tổng đài, nhà mạng để được giúp đỡ.
Theo Ione
Trung Quốc tiết lộ vũ khí diệt boongke hăm dọa ai?
Quân đoàn Pháo binh số 2 - Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc gần đây đã tiết lộ bức ảnh tên lửa đạn đạo DF-15C trang bị đầu đạn xuyên sâu.
Thông tin này được đăng tải trên Ordnance Knowledge tạp chí của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA).
DF-15C là biến thể cải tiến của tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 (hay còn gọi là Đông Phong 15, NATO định danh là CSS-6) do Viện Công nghệ Động cơ tên lửa thiết kế vào giữa những năm 1980. Các cuộc thử tên lửa được thực hiện vào cuối những năm 1980 trên sa mạc Gobi. DF-15 lần đầu tiên được công khai trong cuộc triển lãm quốc phòng ở Bắc Kinh năm 1988.
Nguyên bản DF-15 nặng 6,2 tấn, dài 9,1m, đường kính thân 1m, trang bị động cơ nhiên liệu rắn cho tầm bắn 600km.
Theo tờ Hoàn Cầu, một bức ảnh về biến thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15C lần đầu được tiết lộ vào năm 2007. So với DF-15 gốc, DF-15C được trang bị công nghệ mới đem lại độ chính xác cao hơn.
"DF-15C có thể định hướng tới mục tiêu với hệ thống dẫn đường radar kích hoạt ở pha cuối hoặc hệ thống dẫn đường hồng ngoại. Với tầm bắn 700km, bán kính lệch mục tiêu của DF-15C chỉ khoảng 15-20m. Tầm bắn của DF-15C có thể bao quát mọi mục tiêu giữa Kyushu của Nhật Bản và New Delhi Ấn Độ", Hoàn Cầu cho biết.
Tên lửa đạn đạo công phá boongke DF-15C bắn thử nghiệm.
Theo Ordnance Knowledge, biến thể DF-15C trang bị đầu đạn mới được thiết kế để phá hủy trung tâm chỉ huy dưới lòng đất hoặc cơ sở quân sự quan trọng khác để đối phó với chiến tranh phi đối xứng của Đài Loan chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào từ Trung Quốc.
Có lẽ DF-15C mới được dùng để ngắm vào mục tiêu quan trọng nhất Đài Loan - Trung tâm chỉ huy quân sự Heng Shan đặt tại Đài Bắc. Nơi đây được thiết kế vào năm 1978 như trung tâm chỉ huy quân sự thời chiến có khả năng kháng chịu vụ nổ hạt nhân 20 kiloton, vụ nổ bom thông thường 2 Kiloton hoặc vũ khí xung điện tử.
Ngoài ra, căn cứ không quân Chiashan nằm ở thành phố ven biển phía đông Hoa Liên cũng là một mục tiêu lớn.
"Bằng việc phá hủy các trung tâm chỉ huy đầu não, căn cứ lớn khiến Quân đội Đài Loan không thể hiệp đồng tác chiến hiệu quả chống lại cuộc tấn công", tạp chí Ordnance Knowledge nhận định.
Theo Kiến thức
Vợ ngủ say, chồng nhiều lần hiếp dâm con gái ruột đang tuổi dậy thì Gã cha ruột này không những bắt ép để được giao cấu với chính con gái ruột mình đang tuổi dậy thì ngay tại nhà, mà còn thực hiện hành vi đồi bại đó cả ngoài đồng ruộng. Ngày 26/5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án tù chung thân đối với bị cáo...