Cảnh giác với các trò chơi giả mạo độc hại trong Microsoft Store
Người dùng được cảnh báo cẩn thận khi tải xuống trò chơi cho Windows từ Microsoft Store vì có phần mềm độc hại ẩn trong các bản sao của một số trò chơi phổ biến.
Theo Howtogeek, trước khi tải xuống bất cứ thứ gì, người dùng cần đảm bảo đó là ứng dụng chính hãng chứ không phải là giả mạo. Điều này được đưa ra khi công ty nghiên cứu bảo mật Check Point cho biết họ đã phát hiện ra các bản sao của nhiều trò chơi phổ biến như Temple Run và Subway Surfers xuất hiện trên Microsoft Store có chứa phần mềm độc hại Electron Bot.
Một số trò chơi trên Microsoft Store chứa phần mềm độc hại
Video đang HOT
Electron Bot là một cửa hậu cho phép kẻ tấn công kiểm soát hoàn toàn các máy bị nhiễm với mục tiêu quảng bá trên mạng xã hội và lừa đảo nhấp chuột thông qua Facebook, Google, YouTube và Sound Cloud.
Các nhà xuất bản trò chơi được xác nhận phát hành game giả mạo gồm Lupy games, Crazy 4 games, Jeuxjeuxkeux games, Akshi games, Goo Games và Bizzon Case. Nếu người dùng thấy một trò chơi từ bất kỳ công ty nào trong số này, đừng tải chúng xuống. Một ví dụ về tên trò chơi là Temple Endless Runner 2, có thể khiến nhiều người nghĩ rằng đó là phần tiếp theo của Temple Run. Cho đến nay, phần mềm độc hại đã lây nhiễm khoảng 5.000 máy tính ở Thụy Điển, Israel, Tây Ban Nha và Bermuda và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa khi nó lây lan ra khắp nơi.
Để tránh bị nhiễm, hãy đảm bảo bỏ qua các trò chơi trên Microsoft Store có tên không hoàn toàn trùng khớp với một game đã biết. Hãy cẩn thận với các trò chơi có điểm đánh giá cao nhưng số lượng bài đánh giá thấp, đồng thời tránh bất kỳ trò chơi nào từ các nhà xuất bản được liệt kê ở trên.
Nghi vấn về ứng dụng UniKey trên Microsoft Store
Tác giả của UniKey khẳng định không liên quan đến ứng dụng đang xuất hiện trên Microsoft Store.
Trên gian ứng dụng của Microsoft dành cho Windows vừa xuất hiện phần mềm gõ tiếng Việt Unikey. Tuy nhiên, phần mềm này bị đặt nghi vấn không "chính chủ", tiềm ẩn rủi ro cho người dùng.
Trao đổi với PV , ông Phạm Kim Long, tác giả bộ gõ Unikey chia sẻ không biết ai là người xuất bản ứng dụng UniKey trên Microsoft Store và không chịu trách nhiệm nếu người dùng tải UniKey từ đây.
Tác giả UniKey cho biết hiện ông chỉ duy trì một website duy nhất ở địa chỉ unikey.org. Ông Long cũng cho rằng người đưa ứng dụng lên Microsoft Store có thể chỉ tải về từ website của mình và tải lên lại, nhưng chưa thể kết luận.
Trong phần mô tả của ứng dụng trên Microsoft Store, đơn vị xuất bản được đề cập là Cephas PAD. Tìm kiếm từ khóa này trên Google chỉ cho kết quả là một tài khoản GitHub không có nhiều hoạt động và trang web đơn giản.
Đây không phải lần đầu có trang web không "chính chủ" đăng tải phần mềm UniKey. Trước đó, một trang web khác thậm chí còn nằm ở vị trí cao hơn khi tìm kiếm từ khóa "UniKey" trên Google. Ông Long khi đó cũng xác nhận không liên quan tới trang web này.
Phần mềm UniKey được công bố vào năm 1999. Bộ gõ tiếng Việt này được nhiều người yêu thích vì hoạt động nhẹ, đơn giản. Tác giả mở module xử lý tiếng Việt vào năm 2001, sau đó bộ gõ tiếng Việt sử dụng module của UniKey xuất hiện trên nhiều nền tảng khác như Linux hay MacOS.
Từ năm 2006, ông Phạm Kim Long đã cho phép Apple dùng mã nguồn của x-unikey trên nền tảng Linux. Bộ gõ tiếng Việt có sẵn trên macOS sử dụng lõi UniKey. Về sau, bộ gõ trên iOS cũng sử dụng lõi của phần mềm này.
Hiện tại, phiên bản mới nhất của UniKey là 4.3 RC5, được phát hành vào tháng 10/2020.
Windows 11 hiện chiếm 16,1% máy tính dùng Windows Dữ liệu cập nhật mới nhất từ AdDuplex về thị phần Windows cho thấy, Windows 11 hiện được cài đặt trên 16,1% máy tính. Theo Neowin, AdDuplex đã không phát hành báo cáo mới kể từ cuối tháng 11.2021 khi Windows 11 chiếm 8,6% lượng máy tính Windows. Các số liệu báo cáo mới bao gồm số lượt cài đặt mà công ty...