Cảnh giác với các chiêu trò “chạy phiếu bầu”
Xác định tầm quan trọng đặc biệt của việc bầu ban chấp hành (cấp ủy) tại đại hội Đảng các cấp, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW .
Ngày 30-5-2019, trong đó nêu rõ: Cấp ủy nhiệm kỳ mới phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới…
Tuy nhiên, vẫn không ít đảng viên chưa nhận thức đúng hệ trọng của việc bầu cấp ủy, chưa thực sự nghiêm túc, khách quan, sáng suốt trong bầu cử, dẫn đến bầu người chưa thực sự xứng đáng; bên cạnh đó còn có hiện tượng “chạy phiếu”. Điều này rất nguy hại bởi cấp ủy là hạt nhân lãnh đạo, nhân tố quyết định sức mạnh của tổ chức Đảng và sự phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương.
* Chọn người… dễ tính!
Hơn 20 năm tuổi Đảng, đã công tác ở nhiều cơ quan, đơn vị và nhât là được đi tìm hiểu ở nhiều nơi, điều khiến tôi (cùng rất nhiều đảng viên và quần chúng tâm huyết với Đảng) không khỏi trăn trở là những cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) thực sự nghiêm túc, trách nhiệm với công việc tập thể thì bị nhiều người coi là “khó tính” và thường nhận được sự ủng hộ ít hơn so với những CB, ĐV “dễ tính”. Không ít đảng viên vô tư trần tình: Lãnh đạo dễ tính thì mình cũng được thoải mái, “dễ thở”, dê làm ăn; còn lãnh đạo nghiêm túc thì mình sẽ gò bó, vất vả. Vậy đơn giản là cứ ủng hộ những người “dễ tính”!
Chính vì khá nhiều đảng viên, nhân viên có tâm lý như trên nên dẫn đến một bộ phận CB, ĐV cố tình chọn lối sống và phong cách làm việc xuê xoa, “dĩ hòa vi quý” để lấy lòng mọi người; thậm chí, có cán bộ còn suy nghĩ tiêu cực: Chẳng dại gì thẳng thắn, nghiêm túc, đặt ra yêu cầu cao mà bị cấp dưới quy vào “khó tính, khắt khe”, rồi sẽ không ủng hộ.
Việc sợ mất phiếu, sợ mất lòng cấp dưới là nguyên nhân chính của tình trạng “mũ ni che tai”, nhắm mắt làm ngơ trước những khuyết điểm, vi phạm trong cơ quan, đơn vị. Cá biệt, có cán bộ còn a dua, hùa theo cái sai, kiểu sống “hai mặt” hay “nín thở chờ… đại hội”. Hậu quả của cách sống này rất tai hại vì nó khiến những người thẳng thắn, trung thực, có tinh thần xây dựng tập thể dễ bị “loại từ vòng gửi xe”. Số người “dễ tính” sẽ có xu hướng tăng, khiến tinh thần phê bình và tự phê bình, tính xây dựng và tính chiến đấu trong tổ chức Đảng bị suy giảm.
Thử hỏi, trong mọi tổ chức nói chung, tổ chức Đảng nói riêng, nếu toàn người “dễ tính”, thiếu tinh thần tự phê bình và phê bình, thiếu tính chiến đấu thì làm sao có thể trong sạch vững mạnh? Nếu cấp trên không nghiêm túc, không đặt ra yêu cầu cao thì cơ quan, đơn vị có phát triển và cấp dưới có tiến bộ, trưởng thành?
Video đang HOT
Hẳn ai cũng biết thành ngữ “Thuốc đắng dã tật” và “Mật ngọt chết ruồi”. Đánh giá con người nói chung, một CB, ĐV nói riêng trước tiên cần phải xem bản chất, việc làm và cách ứng xử của họ là vì cá nhân hay vì tập thể; họ “dễ tính” hay “khó tính” nhằm mục đích gì? Tất nhiên, nếu CB, ĐV có lối sống và quan điểm làm việc nghiêm túc, thực sự vì việc chung, lại có phương pháp giải quyết công việc hài hòa, hợp lý, hợp tình và đạt hiệu quả cao thì tốt nhất. Nhưng chúng ta cần hêt sức tỉnh táo, cảnh giác với những CB, ĐV cố tình “dễ tính” chỉ nhằm “lấy phiếu”, không vì tập thể mà vì lợi ích cá nhân, bởi những thành phần này giống như những “con lươn, con chạch tìm cách để chui sâu, leo cao” như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần cảnh báo.
* Bầu người… quý mình!
Bên cạnh xu hướng “bầu người dễ tính” thì có khá nhiều đảng viên còn ưu tiên bầu người quý mình, người gần gũi thân quen với mình vào cấp ủy. Về tâm lý học thì đây là yếu tố khách quan, bởi ai cũng có tình cảm riêng và tâm lý “trả ân, trả nghĩa”, người nào đối xử tốt với mình thì mình đáp lại. Nhưng tâm lý này nguy hại ở chỗ nó dẫn đến sự thiên vị, thiếu khách quan trong bầu cử. Khi bị tình cảm riêng chi phối, cảm tính lấn át lý tính, chắc chắn đảng viên không thể công bằng trong đánh giá, lựa chọn những người xứng đáng hơn để bầu vào cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội ở mỗi tổ chức Đảng. Như vậy, không chỉ sức mạnh và năng lực lãnh đạo của cấp ủy sẽ bị ảnh hưởng mà còn dẫn đến xu hướng “thân tình”, lợi ích nhóm ngày càng tăng; những cán bộ thực sự có phẩm chất, năng lực tốt nhưng ít mối quan hệ, ít người thân quen sẽ bị thiệt thòi, khó phát triển – một nguyên nhân gây chán nản, thậm chí bất mãn, mất đoàn kết nội bộ.
* “Bài toán”… lợi ích!
Đây là thực trạng đáng lo ngại nhất trong viêc bầu cấp ủy vì nó vừa dẫn đến sự thiếu khách quan, vừa là nguyên nhân chính gây mất đoàn kết.
Thực tế có khá nhiều biểu hiện của việc đặt lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm lên trên lợi ích chung trong bầu cấp ủy đảng cũng như bầu cử cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành. Có những cán bô khi bầu chi ủy ở đại hội chi bộ thì “suýt trượt” vì các đảng viên thấy còn nhiều khiếm khuyết về phẩm chất, năng lực, thậm chí “xấu tính”, khiến nhiêu đảng viên bức xúc. Nhưng đến lúc bâu Đảng ủy trong đại hội Đảng bộ thì chính cán bô ây lại được các đảng viên trong chi bô ủng hô tuyêt đôi, bởi họ bảo nhau “dù không xứng đáng nhưng vẫn cứ bầu người nhà mình, vì lợi ích của chi bộ, đơn vị mình”.
Một kiểu lợi ích cá nhân khác là thỏa thuân ngâm, kiêu “ông vân đông mọi người bâu tôi, tôi cũng vân đông mọi người bâu ông đê… cùng có lợi”. Thực tê là có khá nhiêu đảng viên không biêt hêt thông tin vê các ứng cử viên trong danh sách bâu cử (nhât là ở các Đảng bô đông đảng viên, hoạt đông phân tán, ít liên quan đến nhau), nên khi được nghe cán bô “rỉ tai” nói tôt hay nói xâu vê người này, người kia thì đảng viên dê tin theo. Hê lụy là những ứng cử viên thực sự trong sáng, không vân đông gì, thâm chí còn bị cô tình nói xâu thì dê trượt, còn “con lươn, con chạch” thì lại trúng cử!
Có môt biêu hiên của “lợi ích nhóm” cũng khá phô biên (đặc biêt là với các Đảng bô địa phương, vùng nông thôn) là viêc các phe nhóm tìm cách vân đông bâu cho “người của mình” với mục đích khi “người của mình” vào vị trí lãnh đạo thì sẽ tạo thuân lợi cho làng mình, nhóm mình làm ăn, phát triên. Đây là viêc hêt sức nguy hiêm, thê hiên rõ sự suy thoái vê chính trị tư tưởng, đạo đức, lôi sông và “tự diên biên”, “tự chuyên hóa”.
* Cân tỉnh táo và thực sự nghiêm túc, công tâm
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở rất nhiều về công tác cán bô, vì theo Người, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, là nền tảng, quyết định sự thành bại của cách mạng. Quán triêt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vê cách dùng người và yêu cầu đối với cán bộ cách mạng phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, môi CB, ĐV cần thực sự nêu cao trách nhiêm trước Đảng, trước đât nước và nhân dân, vì sự phát triên lành mạnh của cơ quan, đơn vị, địa phương; đặc biêt, phải hêt sức tỉnh táo, sáng suôt, công tâm, khách quan, tuyêt đôi không để tình cảm lấn át lý trí trong bầu cử cấp ủy các cấp, nhât là chông chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm” đê lựa chọn đúng những người thật tiêu biêu, xứng đáng vào cơ quan lãnh đạo.
Mặt khác, đê bảo đảm cho đại hôi bâu câp ủy có chât lượng, trước hêt và quan trọng nhât là các câp ủy Đảng phải quán triêt và thực hiên nghiêm túc Chỉ thị sô 35-CT/TW của Bô Chính trị khóa XII và chỉ đạo của Tông bí thư, Chủ tịch nước Nguyên Phú Trọng: Việc chuẩn bị nhân sự cấp ủy phải trên cơ sở quy hoạch, tiêu chuân, điều kiện, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và khả năng đáp ứng của cán bộ; đồng thời, cần chú trọng phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng. Phải xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, trong đó tiêu chuẩn là chính, không vì cơ câu mà hạ thâp tiêu chuân…
Nêu các câp ủy Đảng đêu chuân bị nhân sự đại hội bảo đảm đúng quy trình, chặt chẽ, thật sự công tâm, trong sáng, khách quan đê giới thiệu được các CB, ĐV thực sự tiêu biêu dự bâu câp ủy, không đê lọt những “con lươn, con chạch” vào danh sách này thì đại hôi cũng sẽ bâu được những câp ủy viên tôt. Ngược lại, nguy cơ những người không thực sự xứng đáng lọt vào cơ quan lãnh đạo sẽ rât cao, nhât là khi các đảng viên cũng thiêu tỉnh táo và không thực sự công tâm, khách quan trước lá phiêu bâu cử.
Phát huy thế mạnh "đất trăm nghề"
Sáng 25/5, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, đã đi thăm, kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín; công tác phòng, chống dịch Covid-19 và kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Báo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết: Đến hết năm 2019, huyện đã có 28/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã (Hồng Vân) đạt nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 49,5 triệu đồng và phấn đấu năm 2020 đạt 54 triệu đồng/người/năm. Huyện cũng tập trung phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, quy mô lớn. Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 6 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Phát huy thế mạnh của "đất trăm nghề", Thường Tín đã tập trung xây dựng nhãn hiệu tập thể và thương hiệu các làng nghề, như điêu khắc ở Nhân Hiền (xã Hiền Giang), mộc cao cấp Vạn Điểm, hoa cây cảnh tại Vân Tảo và Hồng Vân... Cùng với đó, huyện đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP. Năm 2019 đã công nhận cho 22 sản phẩm đạt 4 sao; năm 2020 dự kiến đánh giá, phân hạng cho 59 sản phẩm...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Thường Tín.
Về các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới, qua rà soát, huyện đã đạt 9/9 tiêu chí. Hiện nay, huyện đã hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử huyện để lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức lấy ý kiến của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Sau khi hoàn thành lấy ý kiến, huyện sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, gửi Thành phố đầu tháng 6/2020. Ngoài ra, huyện đã đầu tư 14 tỷ đồng cho 4 xã (Vạn Điểm, Hà Hồi, Văn Bình, Nhị Khê) để hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao vào tháng 10/2020.
Về công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Tín Phùng Văn Quốc cho biết, tính đến hết ngày 23/5/2020, đã có 22/54 (chiếm 40,7%) tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy tổ chức thành công Đại hội. Ban Thường vụ Huyện ủy cũng đã hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và tổ chức 4 lần xin ý kiến. Công tác nhân sự được thực hiện bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, cơ cấu. Ban Thường vụ Huyện ủy Thường Tín dự kiến thời gian tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện trong 3 ngày (từ 27 đến 29/7/2020).
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả mà Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín đã đạt được trong 5 tháng đầu năm. "Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhưng kinh tế của huyện vẫn phát triển; an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được đảm bảo", Trưởng đoàn công tác nhấn mạnh.
Về kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy ghi nhận Thường Tín đã quan tâm, phát triển các làng nghề, sản phẩm OCOP, tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới. Huyện cũng chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chuỗi liên kết; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Mặc dù xuất phát điểm còn khó khăn, song đến nay, hạ tầng giao thông, các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đánh giá cao cả hệ thống chính trị huyện Thường Tín đã vào cuộc tích cực, chủ động; thực hiện nghiêm Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong phòng, chống dịch Covid-19. Mặc dù trên địa bàn huyện có 2 trường hợp dương tính, nhưng không để lây lan trong cộng đồng. Cùng với đó, huyện đã triển khai nghiêm túc, công khai, minh bạch gói hỗ trợ của Chính phủ đối với người khó khăn do tác động của dịch bệnh.
Trưởng đoàn công tác cũng ghi nhận Ban Thường vụ Huyện ủy Thường Tín đã chủ động triển khai công tác chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp; thành lập 4 tiểu ban (trong đó, có tiểu ban giải quyết đơn thư) và thành lập 10 đoàn công tác chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp. Tuy vậy, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng lưu ý, huyện cần tiếp tục nắm chắc địa bàn, nhất là những nơi còn tiềm ẩn phức tạp, có đơn thư khiếu nại để kịp thời giải quyết, ổn định tình hình sớm và ngay từ cơ sở.
Nhấn mạnh một số nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu huyện Thường Tín tập trung, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu của Chương trình 02-CTr/TU để trong năm Thường Tín về đích huyện nông thôn mới. Trong đó, cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của toàn dân trong xây dựng nông thôn mới. Huyện cũng phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp trong năm nay trên 4,6%; trước mắt, kịp thời thu hoạch vụ Xuân và chuẩn bị triển khai vụ mùa; phát triển mạnh hơn về chăn nuôi, tập trung tái đàn lợn gắn với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi.
Đặc biệt, huyện cần phát huy thế mạnh "Đất trăm nghề" gắn với du lịch sinh thái. Muốn vậy, huyện cần đẩy mạnh hơn công tác thông tin, tuyên truyền về các làng nghề trên địa bàn. "Huyện cần có đề án hoặc đề tài để hỗ trợ, tuyên truyền, quảng bá và công nhận các sản phẩm OCOP của huyện, phấn đấu có thêm 100 sản phẩm OCOP được công nhận trong năm nay", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu. Ngoài ra, huyện cần rà soát, xây dựng quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã, tiệm cận với phát triển đô thị.
Riêng với xã Hồng Vân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Phụ nữ Thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án nông thôn mới Tràng An để Thành phố phê duyệt, trong đó phải lấy yếu tố văn hóa làm nền tảng, lấy con người làm trung tâm. Trên cơ sở xây dựng điểm du lịch sinh thái kết hợp làng nghề tại Hồng Vân là cơ sở để Thành phố nhân rộng sang các địa phương khác.
Về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh yêu cầu mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Cùng với phòng, chống dịch Covid-19, huyện cần triển khai các hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế, gắn với triển khai nghiêm túc, công khai, minh bạch các gói hỗ trợ và chủ động triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa Hè...
Về công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy tập trung rà soát, tổ chức tốt việc lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện; bám sát dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố, phù hợp với đặc thù của huyện là vùng đất danh hương, có nhiều làng nghề truyền thông...
Trên cơ sở đó, văn kiện phải đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đề ra những giải pháp đột phá để huyện phát triển trong nhiệm kỳ tới. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng lưu ý Ban Thường vụ Huyện ủy chuẩn bị kỹ công tác nhân sự, nhất là bảo vệ chính trị nội bộ, không để lọt những cán bộ không đủ tiêu chuẩn vào cấp ủy các cấp. Chậm nhất đầu tháng 7/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy phải báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy Đề án nhân sự của huyện. Cùng với đó, chủ động chuẩn bị tốt các hoạt động trang trí, khánh tiết để Đại hội thực sự là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng...
Cử tri TP HCM kỳ vọng nhân sự đại hội các cấp Sáng 6-5, Tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 1 (TP HCM) có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Trần Lưu Quang đã tiếp xúc cử tri các quận 1, 3 và 4 trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Tại buổi tiếp, công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng...