Cảnh giác với biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn – Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết: “75% bệnh nhân ĐTĐ bị tử vong là do nguyên nhân tim mạch, đây là những biến chứng gây tổn hại nghiêm trọng trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và có thể xảy ra nhiều năm trước khi căn bệnh này được chẩn đoán.
Biến chứng tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ
Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên trường ĐH Y Dược THCM, nếu như không có các biện pháp điều trị và phòng ngừa từ sớm, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tổn thương hệ thống mạch vành và bị các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tửnhiều gấp 2 lần, có khả năng mắc tai biến mạch não hơn 2,4 lần, viêm tắc động mạch chi dưới nhiều gấp 4,5 lần những người không mắc bệnh.
Nguyên nhân gắn liền với những tổn thương mạch máu
Đái tháo đường là điều kiện thuận lợi cho những tổn thương mạch máu. So với những người cùng tuổi thì người đái tháo đường gặp phải tổn thương mạch máu nhiều gấp 10 lần những người không mắc bệnh. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh tiểu đường đều là hậu quả của việc rối loạn chuyển hóa lipid, mà trong đó hiện tượng tăng đường huyết là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh ra bệnh và thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Những rối loạn chuyển hóa lipid này, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ phát sinh ra những mảng xơ vữa động mạch và dẫn đến các biến chứng tắc động mạch. Tổn thương này thường nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân ĐTĐ không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách và hệ quả là gây ra những biến chứng trên tim mạch kể trên.
Video đang HOT
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Mặc dù những biến chứng tim mạch trên những bệnh nhân tiểu đường là rất nghiêm trọng và xảy ra từ rất sớm nhưng ý thức tầm soát bệnh và phòng ngừa những biến chứng chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, TP HCM) nhập bệnh viện Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác, lở loét lan rộng sau một lần cắt lẹm móng chân. Khi xét nghiệm máu và được chỉ định tháo khớp bàn chân, bà mới biết mình bị đái tháo đường (ĐTĐ) lâu năm. Đây chính là biến chứng viêm tắc động mạch kèm theo nhiễm khuẩn có thể rất nặng trên những bệnh nhân ĐTĐ.
Trong khi đó, bệnh tiểu đường và cả những biến chứng tim mạch nghiêm trọng này hoàn toàn có thể được tầm soát nếu như có những biện pháp can thiệp đúng đắn. Bên cạnh việc kiểm soát chỉ số đường huyết, bệnh nhân cần kiểm soát tốt chỉ số HbA1C và phòng ngừa, điều chỉnh rối loạn mỡ máu có thể gặp phải.
Hiện nay những sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa biến chứng là xu hướng đang rất được quan tâm.Điển hình trong đó là dược liệu Dây thìa canh. TS Trần Văn Ơn – Trưởng bộ môn Thực vật ĐH Dược Hà Nội cho biết, khi mà thế giới chưa có thuốc trị ĐTĐ thì dân gian đã sử dụng Dây thìa canh để trị bệnh này. Cây thuốc này đã được sử dụng hàng nghìn năm ở Ấn Độ với tên gọi Gurma buuti (nghĩa là kẻ hủy diệt đường). Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường bên cạnh đó Dây thìa canh còn có tác dụng giảm chỉ số HbA1C, giảm cholesterol và điều hòa lipid máu do vậy có thể hỗ trợ phòng ngừa biến chứng đặc biệt là những biến chứng tim mạch. Ở Việt Nam cây thuốc này được phát hiện từ năm 2006, nằm trong đề tài nghiên cứu do trường Đại hoc Dược Hà Nội thực hiện.
Theo Dân Trí
Củ dền dễ gây ngộ độc cho trẻ
Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền cho trẻ uống vì nghĩ rằng nước củ dền bổ máu. iều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4 - 5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Uống nước củ dền "bổ..." đi cấp cứu
Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM mới đây tiếp nhận một bệnh nhi có dấu hiệu ngưng thở do suy hô hấp, toàn thân tím đen. Phải mất hơn hai ngày cấp cứu tích cực, các bác sĩ mới may mắn cứu được bệnh nhi. Nguyên nhân được xác định là do thành phần có trong củ dền gây thiếu ôxy máu.
Mẹ bé cho biết, nghe mọi người đồn củ dền có màu đỏ ăn vào sẽ bổ máu nên khi thấy con xanh xao, chị mua loại củ này nấu loãng thành nước rồi lấy nước pha sữa cho con.
Cùng suy nghĩ ăn nhiều củ dền sẽ "hồi máu", sau khi con bị đứt tay mất nhiều máu, chị U. ở Long An cũng buộc cậu con trai 1 tuổi ăn nhiều củ dền luộc và uống nước củ dền. Hậu quả sau 4 ngày liền ăn đủ các món ăn chế biến từ củ dền, bé H. con chị phải vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng tím tái, loạn nhịp tim. Theo chẩn đoán của các bác sĩ nguyên nhân là do bé bị ngộ độc củ dền.
Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền vì dễ ngộ độc . Ảnh: MH
Vì sao củ dền gây ngộ độc?
Củ dền là loại rau củ chứa rất nhiều nitrat, nitrit. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có một số đặc điểm sinh lý khác với trẻ lớn hơn và người lớn, trong đó sự chuyển hóa các chất, đặc biệt là chất độc, chưa hoàn chỉnh. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa với nước pha củ dền trẻ sẽ uống phải một lượng lớn nitrat, nitrit. Riêng nitrat cũng sẽ bị các vi khuẩn ở đường tiêu hóa chuyển hóa thành nitrit cộng với nitrit có sẵn phân tán khắp trong máu của trẻ.
Nitrit có tác dụng ôxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu (hemoglobin hay huyết sắc tố là chất làm cho hồng cầu có màu đỏ), biến hemoglobin thành methemoglobin. Do methemoglobin không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở ôxy hay thán khí giống như hemoglobin, nên trẻ bị ngộ độc nitrit mặc dù vẫn có đủ không khí để hít thở bình thường nhưng sẽ khó thở, tím tái, suy hô hấp. Với trẻ lớn hơn và người lớn, cơ thể có khả năng chuyển hóa, giải độc tốt hơn, sẽ khử methemoglobin biến trở lại thành hemoglobin, trong khi trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sự giải độc này rất chậm và khó khăn hơn nhiều.
Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền.
Theo SKĐS
10 cách để 'phản công' stress Stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây ra nhiều căn bệnh về tâm thần kinh (như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...); bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu...