Cảnh giác với bệnh trĩ sau khi sinh
Chảy máu hậu môn sau khi sinh còn là biểu hiện của nhiều bệnh trĩ – bệnh thường gặp ở chị em sau khi mang bầu và sinh con.
Sinh con xong, nhiều chị em bị chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện, song hầu hết chị em đều chủ quan cho đó chỉ là chứng táo bón thông thường.
Sinh nửa năm hậu môn vẫn chảy máu
Sau khi sinh con gái đầu lòng, chị Hoàng Vân 30 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bị chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện. Chị Vân cho biết, từ khi mang thai chị hay bị táo bón vài ngày mới đi vệ sinh 1 lần mà đại tiện rất khó khăn, chị thường phải gắng sức rặn. Mặc dù vậy, chưa có lần nào chị bị chảy máu hậu môn nhưng sau khi sinh con, nhiều lần chị thấy máu khi đi vệ sinh.
Thậm chí, có lần chị còn phát hiện máu chảy nhỏ giọt khi đại tiện, vùng hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu sau khi tiểu tiện. Chị cho rằng, đó đơn giản là bệnh táo bón nên chỉ cần thay đổi khẩu phần ăn phù hợp, dễ tiêu hóa để giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, dù ăn nhiều rau quả tình hình cũng không cải thiện được là mấy tình trạng táo bón được cải thiện nhưng vùng hậu môn của chị vẫn còn cảm giác đau, đôi khi ngứa rát, sờ vào thấy có một khối thịt nhỏ thò ra. Lúc này chị mới đến bệnh viện khám, bác sĩ kết luận chị bị bệnh trĩ.
Tương tự, chị Lan Anh ở Ba Đình, Hà Nội cũng gặp rắc rối ở hậu môn sau khi sinh em bé. Với chị, mỗi lần đại tiện đều như cực hình. Hậu môn đau rát, ra máu và cảm giác có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi hậu môn, đại tiện xong quanh vùng hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu. Nhiều lần trong lúc đi tiểu chị hốt hoảng phát hiện máu chảy thành giọt.
Càng ngày chị càng cảm nhận rõ khối thịt nhỏ ở hậu môn lồi ra, thụt vào mỗi khi đi tiểu. Một thời gian sau đó, khối thịt lồi to, dài và nằm luôn bên ngoài hậu môn cọt sát với quần gây đau. Gọi cho cô bạn thân làm bác sĩ để tư vấn, chị được xác định là bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, hàng ngày đi vệ sinh chị thấy máu chảy nhiều nên vô cùng lo lắng. Cuối cùng chị phải đến bệnh viện để khám xét cẩn thận, bác sĩ xác nhận chị bị bệnh trĩ ngoại.
Chảy máu hậu môn sau khi sinh còn là biểu hiện của nhiều bệnh trĩ – bệnh thường gặp ở chị em sau khi mang bầu và sinh con. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cảnh giác với biểu hiện chảy máu hậu môn của bệnh trĩ
Trĩ là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam thì trĩ là căn bệnh đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn. Mặc dù nguyên nhân chưa xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố được xem là tạo điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ hình thành và phát triển.
Đặc biệt là đối với phụ nữ sau khi sinh, thông thường sau khi sinh chị em sẽ phải kiêng cữ thường nhiều thứ như phải nằm, ngồi một chỗ, ít di chuyển, vận động, ăn ít rau, uống nước ít,… nên bệnh trĩ được đà xâm nhập, phát triển. Trong khi đó, có nhiều trường hợp chị em bị trĩ từ khi mang thai do thai nhi chèn áp trực tràng. Trong lúc vượt cạn, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Sau khi sinh con chăm sóc sức khỏe không đúng cách cũng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Bệnh nhân có thể phát hiện chảy máu sau khi đại tiện. Mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân bị trĩ thường phải rặn nhiều, máu chảy thành giọt hay từng tia nhỏ. Kèm theo hiện tượng chảy máu, sẽ có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi lỗ hậu môn và khối thịt sẽ thụt vào sau khi đại tiện xong. Bệnh diễn tiến nặng bệnh nhân có thể có cảm giác được sự lồi ra, thụt vào rõ ràng. Sau một thời gian, khối thịt sẽ lồi to ra, dài hơn, rồi nằm luôn ở phía ngoài hậu môn. Tình trạng này được gọi là sa búi trĩ.
Búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da vùng hậu môn. Nếu bệnh nhân có cảm giác đau, khi đó trĩ đã bị tắc nghẽn hoặc do quá trình rặn đã làm hậu môn bị nứt, áp xe. Vì vậy, mỗi khi đi tiểu, bệnh nhân lại có cảm giác ngứa quanh hậu môn.
Chảy máu hậu môn là biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất ở bệnh nhân trĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần phải cảnh giác bởi chảy máu trong khi đi tiểu còn là biểu hiện của một số căn bệnh như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung.
Bệnh trĩ nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc các loại thuốc bôi tại chỗ để đẩy lùi sự viêm nhiễm. Chính vì vậy, khi phát hiện sự bất thường, chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để xác định đúng bệnh và xử lý kịp thời.
Theo VNE
4 điều quan trọng chị em cần biết về kinh nguyệt sau khi sinh
Kinh nguyệt sau khi sinh có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thế nhưng, đặc điểm sinh lý này lại khác nhau với mỗi người.
1. Thời gian xuất hiện kinh nguyệt khác nhau với mỗi người
Thông thường, phụ nữ không cho con bú sẽ có chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh từ 6-8 tuần, với người cho con bú thường có sau 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn. Lý do là vì các bà mẹ cho con bú sẽ tiết ra prolactin và các hormone ức chế sản xuất estrogen nên kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Với những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ, kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 4- 8 tuần sau khi sinh.
Tính từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với bà mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với bà mẹ cho con bú) mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách chữa trị hiệu quả. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chậm kinh có thể là do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết... hoặc có thai. Ngoài ra, nếu phải chịu áp lực lớn hoặc lo lắng quá mức, trong thời gian nuôi con, người mẹ cũng có thể bị chậm kinh sau sinh.
2. Chu kỳ không ổn định
Đa phần phụ nữ sau khi sinh đều thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ không ổn định. Thậm chí những chu kỳ này có thể hoàn toàn khác với các chu kỳ trước khi bạn mang thai. Sự thay đổi này có thể tiếp tục... kéo dài trong thời gian nuôi con, tùy vào thể trạng và sức khỏe của bạn.
Theo các bác sĩ sản khoa, duy trì các bài tập vận động sau sinh là phương pháp hiệu quả để giúp kinh nguyệt ổn định trở lại. Bởi vận động sẽ giúp lưu thông máu,giải tỏa căng thẳng và đây là thói quen tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc để ổn định kinh nghiệm không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng trong trường hợp cần thiết và bắt buộc phải dùng thuốc, bạn cần có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.
Ảnh minh họa
3. Thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh nguyệt không như nhau
Một chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh thường có thời gian tương đương với trước lúc mang thai. Đó là vào khoảng 2-7 ngày tùy theo thể trạng mỗi người.
Nếu kinh nguyệt kéo dài quá lâu (8-14 ngày), bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xem bạn có khả năng bị tổn thương hữu cơ trong ổ bụng (vídụ như: tổn thương thành nội mạc tử cung) hoặc có bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản không.
4. Lượng máu trong mỗi lần có kinh nguyệt không đều
Lượng máu xuất hiện trong mỗi lần có kinh nguyệt ở các bà mẹ sau sinh là không giống nhau. Một số bà mẹ có rất nhiều kinh nguyệt nhưng một số lại có rất ít. Lý do là vì thành nội mạc tử cung tương đối dày sẽ dẫn đến lưu lượng kinh nguyệt lớn hơn. Tuy vậy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con có lượng kinh nguyệt nhiều hơn và cũng gây đau bụng hơn.
Nếu lượng máu kinh ra nhiều, có thể thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ và buộc phải thay mới thì bạn nên đến bệnh việc để kiểm tra bởi hiện tượng này có thể bị gây ra bởi tổn thương ở âm đạo và một số nguyên nhân liên quan tới sức khỏe khác.
Một điều cần chú ý là rất nhiều bà mẹ đã nhầm lẫn máu ra sau khi vượt cạn là kinh nguyệt nhưng thực chất đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài (hay còn gọi là sản dịch). Thời gian ra máu tùy thuộc vào cơ thể mỗi người và bạn nên dùng băng vệ sinh cũng như vệ sinh sạch sẽ vùng kín giống như khi có kinh nguyệt.
Theo VNE
Phòng ngừa bệnh trĩ ở người già Người có tuổi và cao tuổi, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ có những điểm riêng biệt. Cùng với quá trình thoái hóa chung của cơ thể, cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa cũng dần dần lão suy. Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu đi khiến cho tình trạng...