Cảnh giác trước những mầm bệnh có thể lây nhiễm từ vật nuôi trong nhà
Nhiều gia đình sở hữu vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chuột, chim,… Ngoài là thú cưng thì vật nuôi còn là những người bạn thân thiết đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần biết cách phòng tránh bệnh lây nhiễm từ vật nuôi.
Động vật cũng như con người đều có thể mang những mầm bệnh trên mình. Con người có thể chủ động tìm cách phòng tránh trong khi đó động vật thì có thể lây nhiễm bệnh qua người sống chung nếu không có biện pháp phòng tránh, bảo vệ sức khỏe an toàn.
Những đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Đối với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên việc lây nhiễm bệnh từ vật nuôi có thể tiến triển nhanh và nặng hơn so với người lớn.
Cảnh giác trước một số bệnh có thể lây nhiễm từ vật nuôi trong nhà phổ biến ở chó và mèo dưới đây:
1. Những mầm bệnh có thể lây nhiễm từ vật nuôi
1.1. Bệnh dại có thể bị lây nhiễm từ thú cưng
Mùa hè nắng nóng là khoảng thời gian khó kiểm soát được bệnh dại ở thú cưng nhất. Đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Nếu trẻ nhỏ chơi với chó, mèo mà bị bệnh dại cắn phải, virus dại có trong nước bọt của chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua vết cắn. Nếu không kịp thời can thiệp trẻ nhỏ bị nhiễm virus có nguy cơ tử vong cao.
Do đó nếu trẻ bị chó hay mèo dại cắn hoặc nghi ngờ chó mèo nhiễm dại cắn thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để tiêm ngừa và theo dõi vật nuôi ít nhất 10 ngày sau khi trẻ bị cắn.
1.2. Lây truyền qua vật nuôi gây nhiễm Campylobacter
Đây là tình trạng bệnh có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và sốt xuất hiện ở con người. Bệnh này lây nhiễm từ chó, mèo do vi khuẩn trú ngụ trong đường ruột của vật nuôi.
Đặc biệt đây là bệnh lây truyền qua vật nuôi khi chó, mèo bị nhiễm bệnh thì rất dễ lây lan cho những thành viên trong gia đình và lây nhiễm cho trẻ cùng học chung nhà trẻ.
Để điều trị bệnh cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định sử dụng kháng sinh.
Người có thể bị nhiễm Campylobacter từ vật nuôi trong nhà – Ảnh Internet
1.3. Bệnh do ấu trùng giun đũa chó ở người
Video đang HOT
Nguồn lây bệnh từ vật nuôi là chó, đặc biệt là chó con. Đây là bệnh truyền nhiễm, nếu ăn phải thức ăn, nước uống có chứa phôi của ấu trùng giun đũa từ chó thì con người sẽ trở thành người nhiễm bệnh.
Khi ấu trùng vào cơ thể con người sẽ được phóng thích vào ruột non và đi theo đường máu, di chuyển đến các tạng khác nhau. Tại đó chúng có thể sống nhiều năm dưới dạng tự do hay hóa kén nhưng không phát triển thành con trưởng thành.
Trong khi đó các biểu hiện của bệnh rất đa dạng dễ khiến bạn bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Thông thường bệnh do ấu trùng giun đũa chó ở người được biểu hiện ở 2 nhóm chính là hội chứng ấu trùng di chuyển trong nội tạng và bệnh toxocara ở mắt. Dù vậy đây không phải là triệu chứng đặc thù của bệnh.
Ngoài ra, bệnh còn được biểu hiện ở nhóm thứ 3 dù rất ít gặp với biểu hiện trên người có kết quả xét nghiệm toxocara dương tính với các dấu hiệu như đau bụng, suyễn, dị ứng,…
1.4. Bệnh mèo cào
Đây là bệnh xảy ra khi trẻ bị nhiễm khuẩn Bartonella henselae cào hoặc cắn vào cơ thể.
Các triệu chứng xảy ra khi bị mèo cào hoặc cắn bao gồm: sưng, đau hạch, sốt, mệt mỏi, nhức đầu,…
Thực tế căn bệnh này thường tự khỏi dù không cần điều trị trừ một số trường hợp khi bị mèo cào hoặc cắn nặng thì bắt buộc phải sử dụng đến kháng sinh để điều trị mới khỏi bệnh.
1.5. Bệnh nấm biểu bì do vật nuôi gây ra
Đối với trẻ em rất dễ bị nhiễm nấm biểu bì khi chơi chung với vật nuôi chó và mèo.
Vật nuôi có thể gây ra bệnh nấm biểu bì ở người – Ảnh Internet
Biểu hiện bệnh xuất hiện các mảng da đỏ, có bờ gồ ghề và sáng ở trung tâm, các vùng da xung quanh khô và đóng vảy.
Muốn điều trị bệnh sử dụng thuốc kháng nấm dạng dầu gội, gel. Ngoài ra có thể điều trị cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thuốc.
2. Các cách phòng tránh lây nhiễm bệnh từ vật nuôi
- Cần rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi, cầm nắm thức ăn của chúng sau khi cọ rửa chuồng thú nuôi.
- Đặc biệt cẩn trọng sau khi cọ rửa hoặc dọn chất thải vật nuôi, nên đeo găng tay kỹ càng.
- Trong nhà nuôi thú cưng nên hạn chế hôn hít vật nuôi và ăn cùng vật nuôi.
- Không cho vật nuôi ở gần khu vực chế biến thức ăn.
- Cẩn trọng khi nuôi vật nuôi hoang dã, tốt nhất không nhận nuôi vật nuôi hoang dã và không rõ nguồn gốc.
- Vật nuôi trong nhà cần được tiêm phòng đầy đủ.
Muốn bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn cần cẩn trọng khi nuôi thú cưng và cần cảnh giác để phòng tránh các bệnh lây nhiễm từ vật nuôi trong nhà.
Đừng phải chết oan do chó dại cắn
Theo con số thống kê của ngành chức năng, gần bảy năm qua (từ năm 2013 đến cuối năm 2019), toàn tỉnh Nghệ An đã có 71 người chết do chó dại cắn.
Trong số này, đã có không ít người chết oan uổng khi bị chó dại cắn lại không đi tiêm thuốc phòng dại mà lại mù quáng đến chữa các thầy lang băm.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Nguyễn Xuân Hồng (đứng giữa) cùng đoàn công tác nắm bắt tình hình bệnh dại tại gia đình các nạn nhân ở huyện Nghi Lộc.
Chết oan
Cách đây hơn hai tháng, một bé trai bảy tuổi ở xã Mã Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) trong lúc nô đùa với một con chó lạ đã vô tình bị cắn nhẹ vào tay và chân. Nhưng vì chủ quan, gia đình đã không đưa đi tiêm phòng. Sau khi bé có một số biểu hiện bất thường, gia đình lại mang đến thầy lang cứu chữa. Khi được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thì bệnh nhân đã lên cơn dại dẫn đến tử vong.
Vài tháng trước, cũng tại huyện Yên Thành, thầy giáo tên T. (45 tuổi) đã tử vong vì chó dại cắn. Người nhà nạn nhân cho biết, trước Tết Nguyên đán, ông T. bị một con chó thả rông cắn. Tuy nhiên, do chủ quan, nghĩ vào mùa đông chó ít bị mắc bệnh dại nên ông T. không đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Sau đó, ông T bắt đầu có các triệu chứng bất thường nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu, điều trị. Được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm virus bệnh dại ở giai đoạn nặng nên bệnh viện đã chuyển lên tuyến trên ở Hà Nội cấp cứu nhưng ông T. đã tử vong do bệnh chuyển biến nặng.
Đây là hai trong năm trường hợp bị tử vong do chó dại cắn ở Nghệ An trong năm tháng đầu năm 2020. Trong đó huyện Yên Thành hai người; Quỳ Châu, Kỳ Sơn và Thanh Chương mỗi địa phương một người.
Theo thống kê của ngành Y tế, tại Nghệ An, từ năm 2013 đến cuối năm 2019 đã có 71 người đã chết do bệnh dại; gần 3.000 người tiêm huyết thanh kháng dại và 70.000 người phải đi tiêm vắc-xin phòng dại do bị súc vật nghi dại cắn. Theo đánh giá của ngành chức năng Nghệ An, nguy cơ bị chó dại cắn gây tử vong có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã có gần 171 nghìn người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Trước đó, trong năm 2018, cả nước cũng có tới 103 người tử vong vì bệnh dại, tăng 29 trường hợp so với năm 2017...
Hằng năm, trên thế giới, bệnh dại làm chết gần 60 nghìn người, chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển. Tính ra, cứ 15 phút thì có một người chết vì bệnh dại. Đây là thực tế đáng buồn của tình hình bệnh dại hiện nay.
Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh dại.
Tuyệt đối không đến thầy lang chữa chó cắn
Bệnh dại đã và đang gây ra nỗi đau khắp nơi, kéo dài dai dẳng nhiều năm. Trong khi đó nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế, chủ quan không đi tiêm phòng mà điều trị bằng thuốc nam nên khi phát bệnh dại thì vô phương cứu chữa.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn có rất nhiều thầy lang vườn hoạt động "chui" đang ngày đêm "hại chết người" bằng cách phòng, điều trị bệnh dại cho người bị chó, mèo cắn bằng thuốc nam.
Những cái chết vì bệnh dại luôn oan uổng và đau đớn khôn cùng. Nỗi ân hận mãi giằng xé người ở lại. Anh T.T.T - bố nạn nhân T.N.N ở xã Nghi Trường, Nghi Lộc (Nghệ An) day dứt: "Cháu nó học lớp 2. Gia đình không biết cháu bị chó cắn từ bao giờ. Người phát hiện triệu chứng bệnh của cháu là cô giáo ở lớp. Đau đớn và ân hận lắm vì chưa quan tâm nhiều đến con".
Chung tâm trạng, anh N.V.T (43 tuổi) ở xã Nghi Thiết, Nghi Lộc (Nghệ An), chồng nạn nhân N.T.T buồn rầu: "T phát bệnh dại sau khi bị chó cắn khoảng một năm. Khi bị cắn, T có lên trạm y tế để khâu vết thương năm mũi nhưng lại không đi tiêm phòng mà cùng gia đình nuôi chó ra lấy thuốc nam của một thầy lang ở huyện Diễn Châu uống... "Lúc T bị chó cắn, tôi đã thiếu kiên quyết bắt đi tiêm phòng, anh T. ân hận.
Bác sĩ Võ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nghi Lộc cho biết: Năm 2018, trên địa bàn huyện Nghi Lộc có tới bốn người tử vong do bệnh dại. Cả bốn trường hợp tử vong này sau khi bị chó cắn đều không tiêm phòng dại, và 3/4 trường hợp sử dụng thuốc nam để chữa trị mặc dù đã được nhân viên y tế tuyên truyền, khuyến cáo đi tiêm phòng.
Đáng buồn, trong thời đại công nghệ 4.0 mà có không ít người dân vẫn mù quáng, tin vào thầy lang băm có thể chữa được chó dại cắn. Đã có không ít gia đình, cứ có người nhà bị chó cắn là không mang đi tiêm phòng mà lại mang đến thầy lang chữa, rất chi là nguy hiểm. Bác sĩ Hoàng Ngọc Đàn ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, có trường hợp tử vong mới nhất ở Nghệ An, sau khi bệnh viện trả về, người nhà lại tiếp tục mang bé đến cứu chữa ở thầy lang.
Tuy nhiên, sau khi uống thuốc của thầy lang được ít giờ, cháu đã tử vong. Bác sĩ Đàn cho biết thêm, nhiều trường hợp sau khi bị chó cắn mang đến thầy lang chữa sau đó khỏi nên cứ đồn thổi "thầy lang chữa được bệnh chó dại cắn". Nhưng trên thực tế, con chó cắn người đó không hề bị dại...
Cũng theo bác sĩ Đàn, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè. Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số vài ba tháng, có người đến vài năm. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Nơi bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị chó cắn ở vùng đầu, mặt, cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.
Tiêm phòng vắc-xin dại cho chó, mèo cũng là cách phòng, chống bệnh dại hiệu quả nhất.
Để chủ động phòng, chống bệnh dại, các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine; hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương, và đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Tuyệt đối không được tin, thầy lang có thể chữa được bệnh chó dại cắn, để phải bỏ mạng một cách oan uổng.
Một vấn đề cấp thiết nữa đặt ra đó là các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tỉnh Nghệ An phải vào cuộc một cách quyết liệt, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm và dẹp bỏ tận gốc những thầy lang băm, hoạt động "chui" đang ngày đêm "giết người" bằng cách phòng, điều trị bệnh dại cho người bị chó, mèo cắn bằng thuốc nam.
Bên cạnh đó, chúng ta phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, hễ gia đình nào nuôi chó mèo, đều phải tiến hành tiên phòng dại cho vật nuôi đó; những người nào nào bị chó, mèo cắm thì phải đi tiêm phòng dại ngay lập tức, tuyện đối không dến thầy lang băm để chữa bệnh dại...
Hiểu đúng về virus lây từ động vật sang người, nhà dịch tễ học chỉ ra 3 sai lầm mà mọi người hay có Bệnh có thể lây truyền qua các loài trung gian, không nhất thiết là phải tiếp xúc với động vật hoang dã. Khi số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt qua con số 2 triệu người, thật khó có thể chấp nhận rằng virus SARS-CoV-2 đã nhảy từ động vật sang người và ban đầu chỉ lây nhiễm một người duy nhất....