Cảnh giác trước kiểu lừa đảo item tinh vi của game thủ Việt
Thật ra chuyện scam (lừa đảo) vật phẩm ảo giữa những game thủ Việt chơi CS:GO và DOTA 2 đã chẳng còn là chuyện hiếm.
Trong nhiều bài viết trước đây, chúng tôi đã lần lượt phân tích những mánh khóe lừa đảo vật phẩm ảo thông qua nền tảng phân phối game Steam, nơi tuyệt đại đa số game thủ chơi DOTA 2 hay CS:GO đang hoạt động.
Điều đáng nói ở đây là, nếu như những món đồ ảo trong những tựa game kể trên có giá trị nhỏ, thì cũng sẽ chẳng có ai phiền lòng mà tố cáo những kẻ lừa đảo. Thế nhưng mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Có những món đồ trong game có cái giá hàng trăm, thậm chí hàng nghìn USD, đáng giá cả một gia tài với bất kỳ game thủ nào.
Thật ra chuyện scam (lừa đảo) vật phẩm ảo giữa những game thủ CS:GOvà DOTA 2 đã chẳng còn là chuyện hiếm. Thậm chí cũng có không ít những người chơi CS:GO cũng như DOTA 2 tại Việt Nam đã từng bị tố cáo là một kẻ lừa đảo khi cướp trắng những món vật phẩm ảo với giá trị cao thay vì giao dịch ngang bằng thông qua những vật phẩm khác có cùng giá trị.
Mới đây, một game thủ Việt đã lên tiếng vạch mặt một người chơi CS:GO vì hành vi lừa đảo (dù không thành công) của kẻ này. Tuy nhiên khi phân tích một cách kỹ lưỡng mánh khóe của kẻ lừa đảo này, nhiều người đã không khỏi giật mình vì thủ đoạn của hắn vô cùng tinh vi, có thể lừa gạt cả những người tưởng chừng cảnh giác nhất.
Cụ thể hơn, game thủ này sẽ kết bạn và ngỏ ý muốn mua hoặc trao đổi vật phẩm với bạn. Sau khi ngã giá thành công, hắn sẽ không trade ngay lập tức bằng món đồ mà người chơi yêu cầu, thay vào đó hắn đòi hỏi một “middleman”, một người mà bạn có thể tin tưởng nhất để “nhờ” họ trông giúp đồ. Kẻ lừa đảo lúc này mới viện ra lý do hắn không muốn… bị lừa nên muốn bạn gửi đồ sang tài khoản của bạn bè, tăng số lần trade của một vật phẩm để không bị xóa nếu chủ cũ của vật phẩm báo cáo việc họ bị hack tài khoản.
Dĩ nhiên game thủ cũng chẳng ngại ngần gì gửi đồ cho bạn bè nhờ giữ hộ, nhất là khi họ có những người bạn có thể tin tưởng được.
Video đang HOT
Đến lúc này, màn kịch mới trở nên phức tạp. Kẻ lừa đảo kia sẽ lấy đi mọi thông tin có được từ profile Steam của bạn, từ tên tuổi, ảnh avatar cho tới những gì bạn chia sẻ trên Steam profile, từ đó tạo ra một tài khoản Steam giống hệt. Sau đó hắn sẽ nói chuyện với người bạn đang “trông giữ” item của bạn và ngỏ ý muốn lấy lại đồ và không muốn trade nữa. Dĩ nhiên bạn sẽ chẳng biết chuyện gì xảy ra, và nếu “người trông đồ” kia nhẹ dạ, chính họ sẽ làm mất item quý giá của bạn.
Lúc này, những game thủ Việt mới tìm hiểu sâu thêm, hóa ra kẻ lừa đảo này chuyên đi copy lại y xì đúc trang profile của những trader có uy tín trong cộng đồng game thủ DOTA 2 hay CS:GO Việt Nam để tạo ra vỏ bọc đáng tin cậy. Tuy nhiên điều đáng chú ý là, tuy đề cập thông tin đang sống tại Hà Nội, Việt Nam, nhưng kẻ lừa đảo kia lại chỉ nói chuyện bằng tiếng Anh với nhiều game thủ Việt, những “con mồi” của hắn. Đó chính là điểm mấu chốt khiến cho nhiều game thủ nước ta cảm thấy nghi ngờ về mục đích của gã trader này.
Những món đồ có giá trị (từ các tài khoản khác) sẽ được trưng ra để game thủ yên tâm rằng đây không phải một kẻ lừa đảo.
Trong tài khoản này của hắn, có cả một đường link dẫn tới tài khoản của một trader khác, một người có tín nhiệm khá cao trong cộng đồng CS:GO Việt Nam, với hòm đồ toàn những vật phẩm khủng để khiến cho những game thủ nhẹ dạ cảm thấy an tâm, thậm chí là đánh vào lòng tham của một số người.
Sau sự việc này, nhiều game thủ đã đưa ra kinh nghiệm để nhận biết một kẻ lừa đảo đi copy profile trader khác trong Steam: “Hãy nhìn vào level Steam của hắn, và đối chiếu tổng thời gian chơi game. Những trader thông thường cũng chơi game rất nhiều, trong khi những kẻ lừa đảo chỉ có tổng thời gian chơi game vài chục tiếng mà thôi. Đó là điểm mấu chốt để nhận biết một trader và một kẻ đi lừa gạt người khác”.
Nếu như trước đây, hàng loạt mánh khóe lừa đảo như gửi đường link có mã độc, những trang web giả mạo Steam Community hay những trò lừa chuyển tiền vào tài khoản Steam để lừa lấy vật phẩm của người chơi đã lần lượt bị vạch mặt, thì đây lại là một mánh rất mới, khiến cho game thủ Việt cần phải cực kỳ cảnh giác nếu không muốn những món đồ ảo có giá trị cao của mình bị kẻ xấu lợi dụng lấy mất.
Theo Gamek
Đắng lòng với sự thật: Game thủ Việt chỉ thích đơn giản
Câu chuyện ngắn và hài hước nhưng mô tả một các hoàn hảo tâm lý của một bộ phận không hề nhỏ game thủ Việt ở thời điểm hiện tại
Mới đây trên group Facebook của cộng đồng game thủ Việt hâm mộ tựa game bắn súng đình đám CS:GO đã có một đoạn tâm sự ngắn, vừa hài hước nhưng lại vừa chua chát của một game thủ CS:GO Việt khi giới thiệu tựa game này tới cậu em trai của mình:
"Phổ cập CS:GO cho thằng em họ, cho nó bắn mấy ván, nhìn nó bắn chắc cũng thích CS:GO. Bảo nó tạo tài khoản Steam chơi thì bảo máy không đủ cấu hình. Bảo mua card đồ họa lắp vào chơi thì bảo em không có tiền. Ấy thế mà đến mấy ngày hôm sau thấy mua tài khoản Đột Kích mấy triệu Đồng liền. Hỏi lại nó tại sao thì trả lời sung VIP băn ko giât, nhiêu đan, không co đăt bom nhanh gơ bom nhanh, không có giap thi không ăn đươc thăng khac."
Quả thật, đây chính là câu chuyện mô tả một các hoàn hảo tâm lý của một bộ phận không hề nhỏ game thủ Việt ở thời điểm hiện tại, và cũng là điều khiến cho CS:GO cùng nhiều tựa game khác đã trở thành những sản phẩm không được nhiều người Việt quan tâm thưởng thức:
Thứ nhất, game thủ Việt có thể bỏ ra vài triệu Đồng chỉ để đầu tư cho mình một bộ trang phục, một tài khoản mạnh trong các game online miễn phí, nhưng lại hết sức ngại ngần khi thưởng thức những game bản quyền với lý do... không có tiền mua key.
Có thể chắc chắn một điều rằng, game thủ Việt chúng ta không thiếu tiền, miễn món đồ ảo trong game hợp với nhu cầu của họ, và họ thích chúng. Tuy nhiên câu chuyện của "người em họ" kể trên cũng cho chúng ta thấy rằng, game thủ Việt muốn bỏ tiền một cách dễ dàng đơn giản. Lấy ví dụ, để mua CS:GO, bạn phải trải qua khá nhiều công đoạn, từ làm thẻ quốc tế, gán vào tài khoản Steam, hoặc nạp Steam Wallet để mua game, không hề đơn giản chút nào.
Thậm chí việc mua game thông qua các trader trên các group CS:GO Facebook cũng yêu cầu người chơi phải ra ngân hàng làm thủ tục chuyển khoản để được sở hữu tựa game mình mong muốn.
Trong khi đó với game online miễn phí, tất cả những gì bạn phải làm đó là... chạy xuống cửa hàng thẻ điện thoại gần nhà nhất, mua thẻ, về cào, nạp vào tài khoản game của mình là đã có thể thoải mái mua đồ ảo trong các cash shop.
Thứ hai, như đã đề cập ở trên, game thủ Việt Nam chúng ta không hề ngại bỏ tiền vào game. Đó là một thực tế không có chút gì sai lệch, nhất là khi thời gian qua chúng ta đã lần lượt được gặp hàng loạt đại gia vung tiền tỷ vào tựa game họ yêu thích. Thế nhưng điểm chung giữa họ là gì? Đó chính là việc họ bỏ tiền vào game để nhân vật hoặc tài khoản game của họ mạnh hơn tất thảy những game thủ khác.
Còn đối với những tựa game thu phí hoặc game bản quyền online, khi mua key, game thủ tự đặt mình vào một môi trường cân bằng gần như tuyệt đối, khi chỉ có kỹ năng mới là điều kiện tiên quyết giúp game thủ Việt có được chiến thắng. Điều đó không có nghĩa là CS:GO không có nạp tiền. Bản thân tôi từng bỏ cả triệu Đồng để sở hữu một món vũ khí trong game này, đơn giản vì nó... đẹp. Và nó thực sự chỉ đẹp mà thôi, không có thêm đạn trong mag, không có thêm sát thương cộng thưởng như những món vũ khí Vcoin mà nhiều game thủ Đột Kích chi tiền tấn để sở hữu.
Thứ ba, dù rằng cùng là game thể loại bắn súng góc nhìn người thứ nhất, thế nhưng phải khẳng định một điều, không phải tự nhiên mà Counter-Strike nói chung và CS:GO nói riêng trở thành một trong những bộ môn eSports hàng đầu thế giới bên cạnh LoL và DOTA 2.
Độ giật của súng, kỹ năng cần có trong game này chắc chắn hơn hẳn so với Đột Kích, khi những món vũ khí trong tựa game miễn phí của chúng ta ngày càng dễ sử dụng, ngày càng bá đạo với điều kiện... game thủ chúng ta có đủ tiền nạp vào game để không phải sử dụng những món vũ khí gốc mua bằng tiền ảo kiếm được từ những trận đấu.
Đó chính là tâm lý khiến cho những game thủ Việt ngại bỏ tiền ra để thưởng thức game bản quyền, mặc dù họ có thể sẵn sàng chi tiền triệu, thậm chí tiền tỷ vào những game miễn phí để mình trở nên bá đạo. Họ muốn những tựa game dễ chơi, đơn giản, nạp tiền vào là bá đạo, chứ không phải những sản phẩm phức tạp, yêu cầu kỹ năng cao, nạp tiền cũng vô ích như CS:GO.
Theo Gamek
Valve phải chăng đang "sợ" phát triển Half-Life 3? Chỉ vài ngày trước, một tin đồn khác cho biết Half-Life 3 vẫn đang được phát triển, nhưng chỉ với nhóm 10 người lên kế hoạch mà thôi. Có vẻ như, ngày ra mắt "con số 3" huyền thoại vẫn còn rất xa. Chỉ ít ngày trước đây, một kênh YouTube chuyên tiết lộ những tin tức mật của làng game thế giới...