Cảnh giác tội phạm ATM dịp cuối năm
Ngân hàng chuẩn bị sẵn sàng tiếp quỹ để tránh tình trạng hết tiền tại hệ thống ATM dịp tết nguyên đán.
Mới đây Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN)chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế trước và sau tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, phải đảm bảo hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) hoạt động an toàn, thông suốt trong dịp tết.
Nhiều NH chuẩn bị sẵn sàng
Theo lãnh đạo NH Phương Đông (OCB), tình trạng ATM bị nghẽn mạng hay hết tiền thường xảy ra ở những nơi có đông người rút là các các khu công nghiệp. Chính vì vậy OCB đã xây dựng kế hoạch tiếp quỹ để đảm bảo yêu cầu phát sinh đột biến trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ. Bên cạnh đó trung tâm quản lý sẽ là đầu mối tiếp nhận các thông tin như máy sắp hết tiền hay có vấn đề gì phát sinh. Trên tinh thần đó, NH cũng có người thường trực để sẵn sàng xử lý kịp thời.
Tương tự, tại nhiều NH cũng đã sẵn sàng phục vụ và đáp ứng tối đa nhu cầu tiền mặt của khách hàng, đặc biệt là trong thời gian cao điểm như dịp lễ, tết cuối năm. Theo lãnh đạo NH TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), VIB đã có kế hoạch chuẩn bị cho hệ thống ATM từ rất sớm. Hệ thống theo dõi và giám sát hoạt động của mạng lưới ATM cho phép cập nhật liên tục lượng tiền trên từng máy ATM và tự động cảnh báo khi có máy ATM bị sự cố hoặc lượng tiền còn ít. Ngoài ra, VIB còn có đội ngũ nhân sự theo dõi hệ thống 24/24 giờ đảm bảo xử lý kịp thời khi có phát sinh. Ngoài ra, đội ngũ tổng đài viên của Trung tâm dịch vụ khách hàng 24/7 của VIB cũng được tăng cường để ghi nhận ngay những phản ánh và hướng dẫn khách hàng 24/7, trực tiếp hỗ trợ khách hàng khi có sự cố và phối hợp với bộ phận quản lý hệ thống ATM để khắc phục sự cố.
Bên cạnh đó, để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi có thể dễ dàng rút tiền tại bất kỳ cây ATM nội địa nào thay vì phải xếp hàng chờ đến lượt rút tiền, VIB vẫn tiếp tục áp dụng ưu đãi miễn phí rút tiền ATM tại tất cả cây ATM của VIB và hơn 15.700 ATM của tất cả ngân hàng nội địa trên toàn quốc.
Video đang HOT
Hầu hết ngân hàng đều liên thông nên khách hàng không nên đổ xô vào một điểm ATM để rút tiền. Ảnh: Y.TRANG
NH cảnh báo tình trạng thu mua lại thẻ ghi nợ
Cùng với việc chuẩn bị từ rất sớm cho hệ thống ATM được thông suốt trong dịp này, mới đây nhiều NH đã thông báo trên web về việc khách hàng nên thận trọng để tránh tình trạng bị mất thẻ, hay chiếm đoạt thẻ dưới nhiều hình thức.
Theo lãnh đạo OCB, gần đây có một số đối tượng thu mua lại thẻ ghi nợ nội địa và thẻ quốc tế hoặc dụ dỗ các khách hàng mở giúp các thẻ này. Sau khi có được các thẻ, các đối tượng này thường dùng các thủ đoạn lừa đảo như giả danh công an, tòa án dọa dẫm khách hàng có liên quan đến vụ án nào đó. Sau đó, các đối tượng yêu cầu gửi tiền vào tài khoản/thẻ để xử lý. Thậm chí các đối tượng này còn giả công ty viễn thông thông báo trúng thưởng. Sau đó, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ để chi thưởng hoặc yêu cầu chuyển tiền cho chúng để có thể nhận thưởng. Hay chúng giả danh nhân viên NH thông báo thẻ bị khóa và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ để xác thực trước khi mở khóa thẻ. Sau đó, chúng sẽ dùng thông tin thẻ để mua hàng hóa/dịch vụ; hoặc rút tiền mặt từ các thẻ mà người bị hại chuyển vào. Những thủ đoạn lấy cắp thông tin thẻ để giao dịch qua mạng: Phát tán thư rác để lừa khách hàng cung cấp thông tin thẻ, cài mã độc vào máy tính để ghi lại thao tác của khách hàng và ăn cắp thông tin thẻ khi khách hàng thực hiện giao dịch qua mạng, tấn công cơ sở dữ liệu của các trang bán hàng để lấy cắp hàng loạt thông tin thẻ. Một số đối tượng người nước ngoài cài đặt các thiết bị sao chép thông tin thẻ và pin của khách hàng tại các máy ATM để sản xuất thẻ giả. Sau đó, chúng sử dụng thẻ để rút tiền hoặc mua hàng.
Tăng cường bảo mật Hiện nay, các NH cũng liên tục đổi mới và tăng cường tính bảo mật của hệ thống ATM. Cụ thể như Eximbank đã triển khai công nghệ mới, hiện đại nhận diện và xác thực giao dịch ngân hàng bằng vân tay thay cho chứng minh nhân dân, thẻ ATM. Khách hàng không cần nhớ mật khẩu hay mã pin hoặc chứng minh nhân dân, không cần đem theo thẻ ATM cũng rút được tiền. Chỉ cần đưa ngón tay vào chỗ nhận dạng trên máy ATM, kết nối với mã số vân tay khách hàng đã đăng ký ở nh là có thể rút tiền. Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng Giám đốc NH Việt Nam Thương Tín (Vietbank), cho hay hiện nay Vietbank không làm thẻ ATM, khách hàng không có thẻ ATM vẫn rút tiền bình thường. Cụ thể khách hàng mở điện thoại hay máy tính, bấm vào phần mềm ứng dụng Vietbank đã tải về, sau đó chọn rút tiền và số tiền, NH sẽ gửi ngay cho bạn mã rút tiền. Sau đó khách hàng đến ATM của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nhấn số 9 rồi làm các thao tác như rút tiền mà không phải dùng thẻ ATM. Dịch vụ này khá hiện đại nhưng rất an toàn bởi ngay cả khi khách hàng có được mã rút tiền nhưng nếu nhập số tiền không chính xác thì cũng không rút được. Hơn nữa sau khi bấm vào nút rút tiền tại quầy ATM, tin nhắn sẽ báo về điện thoại mã OPT, vậy nên phải đăng nhập mã đó mới có thể rút tiền. Riêng với thẻ tín dụng, các chuyên gia khuyên rằng khách hàng nên đăng ký dịch vụ gửi SMS khi dùng thẻ. Không nên giao thẻ cho nhân viên thu ngân mang đi nơi khác để thực hiện giao dịch và nên mua hàng ở những nơi uy tín, các website lớn có độ bảo mật cao và sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến. Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM: Sẽ đi kiểm tra thực tế ngay đầu tháng 1 Từ tháng 12-2015, NHNN Chi nhánh tại TP.HCM đã triển khai bằng văn bản cụ thể liên quan đến việc chuẩn bị, như kiểm tra lại hệ thống ATM, phân công trực quỹ vào những ngày nghỉ để khi hết tiền sẵn sàng được tiếp quỹ nhằm tránh tình trạng hết tiền. Văn bản còn chỉ đạo phải tập trung theo dõi liên tục để sẵn sàng tiếp quỹ ở những nơi dân cư đông như khu chế xuất, khu công nghiệp… nơi có nhiều công nhân, người lao động. Với khách hàng, nếu thấy cây ATM này quá đông thì có thể di chuyển đi đến cây ATM khác để rút nhằm tránh gây ùn tắc, nghẽn mạng. Đầu tháng 1 NHNN sẽ đi kiểm tra để xem kết quả triển khai của các NH thế nào, có thực hiện đúng với triển khai hay không. Và trên cơ sở đó cũng là chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán.
Theo YÊN TRANG ( Pháp luật TP.HCM)
Giá mua cau non tăng cao bất thường khiến người dân cảnh giác
Giá mua cau non tăng cao là điều bất thường nên nhiều nhà vườn cũng như người đi thu mua ở ĐBSCL đều cảnh giác.
Hiện nay, cau non ở ĐBSCL đang được nhà vườn bán cho thương lái đến thu mua với giá 5.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn và một số người dân đi thu gom cau non bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc cho rằng, việc giá cau non luôn cao gấp đôi so với cau già trong thời gian qua là điều bất thường. Do vậy, nhiều nhà vườn cũng như người đi mua cau non cung cấp cho đại lý đều cảnh giác trước sự việc bất thường này.
Trước việc nhiều thương lái lùng sục thu mua cau non tại các tỉnh ĐBSCL với giá cao, làm cho nguyên liệu trong vùng trở nên khan hiếm. Anh Nguyễn Thành Hưng, ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, tại địa phương hiện nay có nhiều người đến thu mua cau non nên nguồn nguyên liệu cũng giảm đáng kể.
Để có nguồn cau non cung cấp cho các đại lý, kiếm thêm thu nhập hàng ngày cho gia đình anh Hưng phải sang tận huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để thu mua. Anh Hưng cho biết, cau non do người dân tự trèo hái trái sẽ có giá mua cả buồng 5.000 đồng/kg, nếu nhà vườn tự hái giá bán sẽ là 6.000 đồng/kg.
"Nguồn cau ở địa bàn vẫn còn tương đối nhiều nhưng có người bán, người không. Nhiều nhà vườn còn được thương lái đặt mua trước nên cũng khó thu mua", anh Hưng cho biết.
Nhiều nhà vườn cũng như người đi mua cau non cung cấp cho đại lý đều cảnh giác trước giá cau non tăng cao. (Ảnh: KT)
Trong khi đó, anh Bảy Hải, xã Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh cho biết, sau khi nghe Đài, đọc báo biết được tình trạng thương lái nước ngoài thu mua nông sản ở ĐBSCL như bông thanh long, lá mãng cầu xiêm...cốt để bà con hám lợi thu hoạch cây, lá quá mức làm cho cây giảm năng suất, hoặc lừa nông dân đi thu gom. Lúc đầu sản phẩm ít thu mua giá cao, đợi đến lúc người dân thu gom nhiều sản phẩm thương lái bắt đầu giảm giá, mua thiếu và đột ngột biến mất làm cho những người đi thu gom sản phẩm bị vỡ nợ.
Phân tích về tác hại của thủ đoạn trên anh Bảy Hải và anh Nguyễn Thành Hưng cùng cho biết, thương lái thu mua một thời gian, đến khi người dân phá vườn trồng cau thương lái lại nghỉ mua gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Do đó hiện nay, nhiều thương lái trong nước làm nghề thu gom nông sản cho thương lái nước ngoài cũng rất thận trọng trước việc làm này.
Anh Nguyễn Thành Hưng cho biết, cảnh giác trước tình trạng nhiều thương lái ở ĐBSCL bị lừa khi thu gom hàng nông sản chất đầy nhà, phải "dài cổ" ngồi chờ bán sản phẩm thì thương lái nước ngoài trốn biệt tăm. Do vậy, mỗi ngày anh Hưng chỉ mua khoảng 200 kg cau non, khi nào bán hết anh mới tiếp tục thu mua. Anh Hưng cũng cho biết, giá cau non người thu mua không thể kiểm soát được, phải lệ thuộc hoàn toàn vào thương lái nước ngoài.
"Sau một thời gian mua cau với giá cao, thương lái nước ngoài sẽ thu mua với giá rẻ. Ví dụ thời điểm này giá thu mua đang là 5.000 đồng/kg, nhưng sau đó giá sẽ giảm còn 3.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, có khi xuống còn 700 đến 800 đồng/kg", anh Hưng dự đoán.
Bài học về việc nông dân bán lá mãng cầu xiêm, lá điều, bông thanh long...về mặt chuyên môn đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo sẽ gây ít nhiều đến năng suất, chất lượng cây trồng. Nhưng về mặt kinh tế đó là việc gây rối loạn thị trường.
Đáng ngại hơn là nhiều người dân bỏ vốn đổ xô thu gom sản phẩm để bán cho thương lái. Hậu quả là thương lái biến mất làm nông dân ôm nợ vì không bán được sản phẩm đành phải đổ bỏ. Điển hình như việc thương lái thu mua cây, lá bần ổi tại Bạc Liêu, Hậu Giang và các loại cây, con khác ở ĐBSCL và nhiều địa phương trong cả nước vừa qua là một bài học để mọi người cần cảnh giác./.
Hữu Trãi
Theo_VOV
Kinh hoàng cướp xe buýt chạy loạn xạ trên đường Đánh con gái, bị nhắc nhở, người đàn ông đi xe buýt nhặt đá ném vỡ kính xe. Khi lái xe buýt cho khách xuống để thoát hiểm, người này lao lên cướp vô lăng, rồ ga chạy loạn xạ trên đường. Chiếc xe buýt bị đối tượng tên Giáp cướp vô lăng chạy loạn xạ trên đường. (Ảnh T.D). Sự việc xảy...