Cảnh giác thủ đoạn tráo giấy tờ bởi khách hỏi mua nhà
Bằng thủ đoạn xin bản sao của những bất động sản cần bán để đi xác minh tính pháp lý, bọn tội phạm đã làm giả giấy tờ những ngôi nhà này. Lấy cớ được tiếp cận với giấy tờ gốc, chúng tổ chức đánh tráo sổ giả lấy sổ thật rồi người mạo danh người đứng tên trên giấy tờ thật mang đi bán.
Việc cung cấp bản sao giấy tờ nhà đất cho người mua tiềm ẩn nguy cơ bị đối tượng xấu làm giả, sau đó đánh tráo và mang đi mua bán, cầm cố khiến chủ nhà gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh tài sản của mình nếu như bị tráo. Ảnh: Trường Sơn
Tá hỏa Vì nhà đang ở bị rao bán công khai nhiều lần
Mới đây, Công an TPHCM đã chuyển hồ sơ một vụ lừa đảo bằng thủ đoạn này sang Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM để giám sát quá trình điều tra theo qui định. Theo hồ sơ thì vào tháng 6.2015, ông Lê Đỗ Hoài Phương (SN 1984, chủ căn nhà F29 Cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6) phát hiện có người rao bán căn nhà của mình trên mạng. Do bản thân không rao bán căn nhà trên nên ông Phương đã tìm hiểu và phát hiện 1 người giả danh mình để bán căn nhà này vào tháng 2.2015 với giá 2 tỉ đồng cho ông Phạm Văn Huy (SN 1990, ngụ phường Hiệp Tân, quận Tân Phú).
Sau khi làm thủ tục sang tên mình, ông Huy đã chuyển nhượng căn nhà có địa chỉ nói trên cho vợ chồng ông Phạm Văn Hòa và bà Lê Thị Út với giá 2,5 tỉ đồng. Qua kiểm tra giấy tờ chủ quyền nhà mà mình đang giữ, ông Phương tá hỏa khi phát hiện đó là giấy tờ giả, không biết bị ai đó đánh tráo lúc nào. Sau đó, ông Phạm Văn Hòa yêu cầu ông Huy phải bàn giao căn nhà nói trên cho mình nhưng ông Huy thoái thác trách nhiệm. Để đòi quyền lợi, ông Hòa làm đơn tố cáo ông Huy lên cơ quan công an.
Nhận đơn tố cáo của ông Phương và ông Hòa, Công an TPHCM lập tức vào cuộc điều tra xác minh. Qua làm việc với cha của ông Phương là ông Lê Tấn Thành, ông Thành xác nhận có mua căn nhà này từ năm 2001 và cho thuê. Đến năm 2011, ông Thành cùng vợ làm thủ tục cho tặng nhà này cho ông Phương. Ngày 21.5.2013, ông Phương được UBND quận 6 cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất (GCNQSDĐ QSHNƠ và TSGLVĐ) số BK 465836 đối với căn nhà F29 Cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6.
Đến cuối năm 2014, ông Thành có rao bán căn nhà trên. Vài hôm sau, có một người đàn ông và một phụ nữ liên lạc muốn mua bán nhà và đề nghị cho coi nhà và xem giấy tờ chủ quyền căn nhà bản chính. Sau đó, hai người này đến và kêu ông Thành photo cho bộ hồ sơ để nhờ người kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Ông Thành đã trực tiếp cầm bộ hồ sơ đi photo theo yêu cầu và đưa cho họ. Vài ngày sau, 2 người này cùng 1 phụ nữ nữa đến kêu ông Thành cho xem lại bản chính giấy chủ quyền căn nhà. Ông Thành cho rằng đây là lúc nhóm người này đã tráo hồ sơ chủ quyền. Sau đó, nhóm người này không quay lại nữa, ông Thành nghĩ họ không mua nữa nên cất hồ sơ chủ quyền cho đến nay.
Video đang HOT
Làm việc với công an, ông Phạm Văn Huy khai rằng vào đầu năm 2015, cha của Huy là ông Phạm Văn Hùng có kêu đi xem căn nhà F29 Cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6 để mua về sửa chữa bán lại. Huy đến và gặp một người tự xưng là Lê Đỗ Hoài Phương mở cửa cho vào xem nhà thì thấy đây đúng là nhà cũ nên đồng ý mua. Sau đó, Huy cùng ông Phương ra phòng công chứng ký hợp đồng mua bán căn nhà nói trên. Sau khi thực hiện xong giao dịch, ông Huy đã đem các giấy tờ của căn nhà này đến Văn phòng đăng ký QSDĐ quận 6 chuyển sang tên mình rồi bán lại cho ông Hòa.
Khai tại công an, ông Hùng cũng cho rằng có cho con trai là Huy đi xem và mua căn nhà nói trên thì gặp người xưng tên Lê Đỗ Hoài Phương và đồng ý mua căn nhà này với giá 2,35 tỉ đồng (giá thực tế). Đến tháng 5.2015, Huy bán căn nhà nói trên cho ông Hòa với giá 3,1 tỉ đồng. Về phía ông Hòa đã xác định với công an sự việc đúng như đơn tố cáo.
Thủ đoạn tráo giấy tờ nhà một cách tinh vi
Qua xác minh tại phòng công chứng số 7 – nơi hợp đồng mua bán nhà giữa ông Huy và ông Phương, công an TPHCM được biết ngày 6.2.2015, công chứng viên phòng công chứng này đã thực hiện chứng nhận hợp đồng mua bán căn nhà tại địa chỉ F29 Cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6, số công chứng 02940 giữa bên bán là ông Lê Đỗ Hoài Phương và bên mua là ông Phạm Văn Huy. Khi công chứng, Công chứng viên đã cho các bên điểm chỉ vào bản lưu của Hợp đồng số 02940 và đối chiếu vân tay của ngón trỏ cái và ngón trỏ phải trên bản chính CMND do các bên xuất trình. Việc chứng nhận Hợp đồng 02940 được Công chứng viên Phòng công chứng số 7 thực hiện phù hợp với các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật công chứng 2014.
Tiếp tục xác minh tại Văn phòng đăng kí đất đai quận 6, Công an TPHCM được cơ quan này xác nhận việc vợ chồng ông Lê Tấn Thành mua lại từ chủ cũ là ông Trương Cẩm và bà Nguyễn Thị Sáu từ năm 2001 rồi cho lại con trai là ông Phương vào năm 2011. Ngày 6.2.2015, ông Phương chuyển nhượng nhà đất trên cho ông Huy như đã nêu trên. Ngày 23.4.2015, ông Huy chuyển nhượng căn nhà này cho ông Phạm Văn Hòa theo hợp đồng số 09432 tại Phòng công chứng số 7. Ngày 10.6.2015, ông Hòa nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng kí đất đai chi nhánh quận 6 đề nghị cập nhật đăng bộ quyền sở hữu lên Giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, đơn vị này đã có văn bản trả hồ sơ do có Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03/2015/QĐ-BPKCTT ngày 18.6.2015 của TAND quận 6 với nội dung: Cấm ông Phạm Văn Huy, Phạm Văn Hòa, bà Lê Thị Út (vợ ông Hòa) chuyển dịch quyền sở hữu đối với tà sản đang tranh chấp là nhà, đất F29 Cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6.
Về phía TAND quận 6, cơ quan này cho biết đang giải quyết vụ án dân sự về “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” với nguyên đơn là ông Lê Đỗ Hoài Phương và bị đơn là ông Phạm Văn Huy, người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Phòng công chứng số 7, Phạm Văn Hòa và bà Lê Thị Út.
Tiếp tục tiến hành mấu chốt của vụ mua bán nhà có nhiều khuất tất này là dấu vân tay của người tự xưng là ông Lê Đỗ Hoài Phương in trên Hợp đồng mua bán nhà số 02940 ngày 6.2.2015, Công an TPHCM được Cục C53 cho biết không trùng với vân tay các đối tượng có trong cơ sở dữ liệu của hệ thống nhận dạng vân tay tự động (VAFIS) do Cục C53 quản lý.
Căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh, công an TPHCM nhận thấy trong quá trình rao bán căn nhà F29 Cư xá Phú Lâm B, phường 13, quận 6, ông Lê Tấn Thành (cha của ông Lê Đỗ Hoài Phương) đã bị các đối tượng chưa rõ lai lịch tráo Giấy GCNQSDĐ QSHNƠ và TSGLVĐ của căn nhà trên do UBND quận 6 cấp cho ông Phương đứng tên chủ quyền. Đến ngày 6.2.2015, một đối tượng chưa rõ lai lịch giả danh ông Phương để ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà nói trên cho ông Phạm Văn Huy chiếm đoạt số tiền 2,35 tỉ đồng.
Theo Trường Sơn
Lao động
Khởi tố, bắt giam 3 đối tượng tạt axit dằn mặt đối thủ cạnh tranh
trí Do việc làm ăn không được thuận lợi, kèm theo có người khác đến cạnh tranh việc thu mua mủ cao su nên các đối tượng đã bàn tính và thực hiện kế hoạch tạt axit dằn mặt làm 3 người bị thương.
Ngày 28/2, thông tin từ Công an huyện Cư Jút (Đắk Nông) cho biết, cơ quan CSĐT đã ra quyết định quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Dung (SN 1982, ngụ xã Đắk Wil), Phạm Văn Hóa (SN 1993) và Nguyễn Thế Dũng (SN 1982, cùng ngụ thị trấn Ea T'linh) về hành vi Cố ý gây thương tích.
Đối tượng Dũng và Hóa (ảnh Cơ quan CSĐT cung cấp)
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 12h, ngày 4/2, anh Phùng Văn Vương (SN 1976, ngụ xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức), Trương Đức Doanh (SN 1980, ngụ xã Đắk Wil, huyện Cư Jút) và Đặng Văn Thắng (SN 1988, ngụ xã Ea Pô, huyện Cư Jút) cùng ngồi trên một chiếc xe ô tô đến một vườn cao su trên địa bàn xã Đắk Wil để cân mủ cao su.
Sau khi cân xong, cả 3 người cùng ngồi lên xe ô tô để đi về xã Ea Pô. Tuy nhiên, khi đến khu vực thôn 2, xã Đắk Wil thì đột nhiên có 2 thanh niên đi xe máy bịt mặt kín từ phía sau vượt lên rồi nhanh chóng tạt axit vào ô tô làm cả 3 người bị bỏng rát, phải nhập viện điều trị. Các đối tượng sau khi gây án nhanh chóng bỏ trốn.
Tiếp nhận thông tin vụ việc, cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút đã huy động lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp để điều tra, làm rõ vụ án. Sau 10 ngày tích cực điều tra, bước đầu, công an xác minh được 3 đối tượng liên quan và tiến hành bắt giữ để điều tra.
Tại cơ quan công an, bước đầu, các đối tượng khai nhận là Nguyễn Thị Dung (SN 1982), Phạm Văn Hóa (SN 1993) và Nguyễn Thế Dũng (SN 1982). Theo đó, vào cuối năm 2016, Nguyễn Thị Dung nói việc làm ăn gặp nhiều khó khăn và có anh Vương ở nơi khác đến cạnh tranh việc thu mua mủ cao su nên Hóa nói sẽ tìm cách để Vương không hoạt động trên địa bàn nữa.
Sau đó, Hóa điện thoại cho Dung báo đã tìm được người đánh dằn mặt Vương với giá 20 triệu đồng và được Dung đồng ý. Hóa đã thuê các đối tượng để hành động nhưng 2 lần bất thành. Đến khoảng cuối tháng 1/2017, Hóa tiếp tục thuê các đối tượng tên là Nguyễn Thế Dũng và một đối tượng tên Tý (chưa rõ lai lịch) dùng axit tạt vào anh Vương. Sau đó, các đối tượng này đã thực hiện trót lọt hành vi phạm tội khiến anh Vương bị thương tích 25%, anh Doanh bị thương tích 15% và anh Thắng bị thương tích 9%.
Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Thúy Diễm
Theo Dantri
260 tỷ đồng của Giang Kim Đạt hay của cha? Trước tòa Đạt bảo đó là "phí môi giới" mình được hưởng, trong khi cha Đạt khai đó là tiền của ông chứ không hề rửa giúp Đạt. Ngày 17-2, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử vụ tham ô, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) với phần thẩm vấn bị cáo Giang...