Cảnh giác thủ đoạn lừa đáo hạn lãi suất cao của một số nhân viên ngân hàng
Thời gian gần đây, Công an các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long liên tiếp tiếp nhận, xử lý nhiều tin báo tố giác tội phạm liên quan đến các nhân viên tín dụng, cán bộ, thậm chí lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tuy không có gì mới nhưng với thủ đoạn vay đáo hạn ngân hàng ngày càng được biến hóa tinh vi khiến nhiều nạn nhân sập bẫy.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Võ Hoài Nam (SN 1991, trú tại xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Vào năm 2022, Nam công tác tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh An Giang, được phân công nhiệm vụ là cán bộ tín dụng thường làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng cho khách hàng. Lợi dụng nhiệm vụ được giao, từ cuối tháng 7/2023 đến ngày 7/8/2023, Nam đã liên hệ vay mượn tiền của 6 người với số tiền trên 4,3 tỷ đồng.
Cả 6 người mà Nam mượn tiền là người thân và người làm chung ngân hàng với Nam, với lý do y đang cần tiền gấp cho người khác, gia đình vay mượn để đáo hạn vay ngân hàng. Nam hứa sẽ trả lại tiền ngay sau khi giải ngân vay được tiền. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Nam không sử dụng vào việc đáo hạn ngân hàng mà tham gia đánh bạc ăn thua bằng tiền trên mạng internet và thua hết. Đến hẹn trả nợ, những người cho Nam vay không liên lạc được với Nam nên đã đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tố giác.
Video đang HOT
Tương tự, vào đầu tháng 1/2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre đã thi hành các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Trung Hậu (SN 1984, ngụ xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hậu là nhân viên giao dịch và công tác tại phòng khách hàng của một ngân hàng có chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Khoảng tháng 6/2021, Hậu nhiều lần vay tiền của ông Nguyễn Hữu M. (ở thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri) với tổng số tiền là 4,3 tỷ đồng.
Khi vay tiền, giữa Hậu và ông M. có làm hợp đồng với nội dung ghi là Hậu dùng để trả đáo hạn ngân hàng và sẽ trả gốc và lãi cho ông M. trong thời hạn từ 2 đến 7 ngày, với lãi suất 20%. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ theo hợp đồng, Hậu không trả được nợ. Đến tháng 10/2021, Hậu mới trả được cho ông M. số tiền 2,135 tỷ đồng.
Sau nhiều lần yêu cầu Hậu trả hết số tiền còn lại nhưng không được, do đó ông M. đã trình báo cơ quan Công an. Qua làm việc, Hậu thừa nhận, số tiền đã vay của ông M., bản thân không dùng trả đáo hạn ngân hàng như trong hợp đồng, mà trả nợ cá nhân do làm ăn thua lỗ.
Các đối tượng có ý định xấu thường khoe rằng quen biết nhiều người cần vay đáo hạn ngân hàng và bản thân đã làm trung gian nhiều lần, người đưa tiền cho người khác mượn đáo hạn chỉ trong thời gian ngắn đã nhận được khoản tiền lãi rất lớn. Cùng với đó là lời hứa sau khi đáo hạn ngân hàng xong, người trung gian sẽ trả cả gốc lẫn lãi cho người đưa tiền cho họ. Thường những lần đầu “làm ăn” với nhau sẽ rất thuận lợi, người bỏ tiền cho mượn sẽ được người trung gian trả lại cả tiền gốc lẫn lãi rất nhanh và hậu hĩnh. Nhưng, khi đã lấy được niềm tin của người cho vay mượn tiền, đối tượng trung gian sẽ thực hiện hành vi chiếm đoạt trong những lần vay mượn tiền tiếp theo.
Mới đây, ở tỉnh Kiên Giang một người phụ nữ đứng trước nguy cơ mất 1 tỷ đồng vì tin vào lời của Giám đốc Chi nhánh ngân hàng. Vào ngày 10/1/2024, ông Trần Văn Phước, Giám đốc một Ngân hàng Chi nhánh tỉnh Kiên Giang ký chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của bà Phạm Thị Bích Em (SN 1986, thường trú xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang giải quyết.
Trong phiếu chuyển đơn thể hiện: “Sau khi xem xét nội dung đơn của bà Phạm Thị Bích Em, nhận thấy có thông tin tố giác ông Nguyễn Xuân Đoàn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chủ mưu giúp sức tích cực cho ông D. chiếm đoạt 1 tỷ đồng. Căn cứ Thông tư số 05 ngày 1/10/2021 của Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kiên Giang chuyển đơn của công dân kèm theo các tài liệu liên quan đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Theo phản ánh của bà Em đến cơ quan chức năng, do có quen biết trước đó, nên vào sáng 26/6/2023, ông Nguyễn Xuân Đoàn (SN 1989, thường trú phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), Giám đốc một Ngân hàng Chi nhánh Kiên Giang (thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) điện thoại cho bà nhờ tất toán giúp 1 hợp đồng tín dụng quá hạn của khách hàng tên D.
Ông Đoàn nói với bà Em hợp đồng tín dụng của vợ chồng khách hàng tên D. tại chi nhánh do ông làm Giám đốc đã trễ 9-10 ngày, nhờ bà nộp vào 1 tỷ đồng để tất toán thay cho khách. Mục đích là giúp ngân hàng không bị hồ sơ quá hạn, đồng thời là giúp ông Đoàn không bị ngưng thẩm quyền phê duyệt hồ sơ tín dụng. Ông Đoàn cam kết sau khi tất toán sẽ giải ngân ngay lập tức cho khách hàng D. vay lại để trả 1 tỷ đồng cho bà Em.
Tin lời ông Đoàn, sáng 27/6/2023, bà Em mang theo 1 tỷ đồng tiền mặt đến ngân hàng nộp tất toán khoản nợ của ông D. theo hướng dẫn của ông Đoàn. Sau khi chuyển tiền tất toán khoản vay cho ông D., bà Em chờ hơn 3 tiếng thì được phía nhân viên ngân hàng thông tin là hồ sơ tín dụng của D. gặp trục trặc, không giải ngân được.
Qua tìm hiểu, sau đó, bà biết được thông tin ngân hàng đã giải ngân cho ông D. xong, nhưng không thấy ông Đoàn nói gì đến khoản tiền bà Em đã nộp. Bà Em nhiều lần liên hệ điện thoại nhiều lần với ông Đoàn nhưng vụ việc không được giải quyết và ông Đoàn thoái thác trách nhiệm liên quan. Bà Em làm đơn tố giác ông D. và ông Đoàn đến cơ quan chức năng kèm những tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Theo cơ quan điều tra, hiện nay phương thức phạm tội của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn vay đáo nợ ngân hàng rất tinh vi. Các chiêu thức, thủ đoạn được các đối tượng đưa ra luôn thay đổi, đánh vào lòng tham phần tiền lãi cao của người cho vay và đã có không ít trường hợp bị “sập bẫy”.
Một số bị cáo trong "Tịnh thất Bồng Lai" bị xem xét khởi tố thêm 2 tội danh
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm AND đồng thời thu thập chứng cứ củng cố tin tố giác tội phạm về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Công an tỉnh Long An đang xem xét khởi tố thêm 2 tội danh "loạn luân và lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với một số người ở nơi gọi là "Tịnh thất Bồng Lai".
Trong những người bị khởi tố, có một số bị cáo chuẩn bị được xử phúc thẩm vào ngày 2/11...
Ngày 28/10, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Long An cho biết, sau khi lấy mẫu AND của 28 người liên quan sinh sống trong hộ của bị cáo Cao Thị Cúc (ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) hay còn gọi là "Tịnh thất Bồng Lai", "Thiền am bên bờ vũ trụ" đưa đến Phân viện Khoa học hình sự tại TP Hồ Chí Minh để giám định, bước đầu cơ quan an ninh điều tra đã có kết quả giám định ADN.
Cơ quan An ninh điều tra đã thông báo kết quả giám định này đến với những người liên quan sống tại "Tịnh thất Bồng Lai", tuy nhiên để đảm bảo và tôn trọng quyền con người cũng như cuộc sống của nhiều trẻ em ở đây, thông tin về kết quả giám định AND trên không được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Long An đang xem xét khởi tố một số người liên quan về tội "loạn luân".
Những người liên quan trong "Tịnh thất Bồng Lai" có thể bị khởi tố thêm 2 tội danh "Loạn luân và lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngoài ra, trong thời gian qua, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Long An cũng củng cố hồ sơ, điều tra từ các nguồn tin tố giác những người liên quan trong "Tịnh thất Bồng Lai" có dấu hiệu "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Những nội dung được làm rõ trong các đơn tố giác và quá trình điều tra cho thấy có dấu hiệu giả nuôi trẻ mồ côi để lừa đảo tiền của rất nhiều nhà hảo tâm ở các nơi trong và ngoài nước.
Với những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra cũng đang xem xét khởi tố những người liên quan về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong 2 tội danh xem xét khởi tố, có một số người là bị cáo trong vụ "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân" đang chuẩn bị được TAND tỉnh Long An xử phúc thẩm vào ngày 2/11.
Trước đó, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã đưa ra xét xử vụ" Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân" tại hộ bà Cao Thị Cúc, nơi được gọi là "Tịnh thất Bồng Lai". Bị cáo Lê Tùng Vân và 5 bị cáo khác đã bị TAND huyện Đức Hòa kết án từ 3-5 năm tù. Sau phiên sơ thẩm, cả 6 bị cáo bị tuyên án đều có đơn kháng án và TAND tỉnh Long An đã quyết định mở phiên phúc thẩm
Thêm 14 người tố cáo Tina Duong Anh N.H.N., người mới đây tố cáo Tina Duong lừa 1,5 tỷ đồng, cho biết đã đại diện cho 14 người tố cáo cô gái này chiếm đoạt tài sản. Ngày 19/9, anh N.H.N. (38 tuổi, thường trú tại TP. Thủ Đức) đã đại diện cho 14 người gửi đơn tố cáo Tina Dương (tên thật là N.T.V.A., 27 tuổi, quê Bắc Giang)...