Cảnh giác nội dung độc hại trong smartphone của con cái
Việc phụ huynh cho trẻ một chiếc smartphone hay tablet để trẻ thỏa thích tìm tòi hiện đã không còn hiếm, nhưng đằng sau đó là những rủi ro khó lường.
Một nghiên cứu của Common Sense Media năm 2019 cho thấy khoảng 69% trẻ em từ 12 tuổi đã sở hữu điện thoại thông minh, con số này vào năm 2015 chỉ là 41%, trẻ ở độ tuổi từ 10 tuổi đã được dùng smartphone là 36% (năm 2015 chỉ là 19%).
Không riêng tại Việt Nam, xu hướng học tập trực tuyến do đại dịch đã phần nào thúc đẩy việc phụ huynh phải sớm trang bị cho trẻ em một chiếc smartphone hoặc tablet để truy cập vào mạng.
Trẻ em thường được người lớn đưa smartphone để im lặng xem video
Tuy nhiên ngoài thời gian học tập, rất khó để quản lý con cái sẽ truy cập vào những nội dung gì trên nền tảng internet vốn không ít nội dung cám dỗ và độc hại. Trường hợp mới đây một phụ huynh cảnh báo đến các gia đình có con nhỏ khác khi giao chiếc điện thoại đến cho trẻ là một lời cảnh tỉnh.
Vậy làm sao để định hướng trẻ sử dụng thiết bị như mong muốn của mình. Có khá nhiều xu hướng khác nhau trong việc nuôi dạy con và sự thoải mái trong việc cho trẻ chiếc smartphone.
Dưới đây là một số khuyến nghị đến với các bậc phụ huynh về vấn đề cho trẻ dùng thiết bị điện tử để truy cập internet.
- Một trong những điều quan trọng mà cha mẹ làm với con mình là trò chuyện cởi mở về trách nhiệm với điện thoại thông minh. Có nghĩa là thảo luận về việc cha mẹ mua smartphone cho con để làm gì, cách cha mẹ mong đợi con cái sử dụng nó và sự tin tưởng đi kèm với nó.
- Cha mẹ nên là một tấm gương trong việc sử dụng thiết bị để giúp con cái định hình cách sử dụng. Hãy thực hiện những thay đổi nhỏ, từ việc tắt điện thoại vào giờ ăn, đặt smartphone sang một bên khi đến thăm bạn bè và gia đình…
Video đang HOT
- Điện thoại thông minh vừa là công cụ đắc lực cho việc học trực tuyến, nhưng cũng là nguyên nhân chính gây mất tập trung. Có nhiều trường hợp giáo viên cho biết trẻ thậm chí còn chơi game trên chính chiếc smartphone đang dùng để học trực tuyến. Chính vì vậy, phụ huynh cần tìm và đảm bảo máy của trẻ có những bộ lọc nội dung phù hợp cho con mình. Với trẻ dưới 10 tuổi, vẫn cần giám sát xem trẻ đang mở ứng dụng gì trên smartphone.
Ứng dụng Family Link của Google là một công cụ đắc lực giúp phụ huynh dễ dàng giám sát và ngăn chặn trẻ cố truy cập vào những nội dung xấu không mong muốn.
Sau cùng, điều quan trọng là cha mẹ nên đánh giá khi nào con trẻ cần sử dụng smartphone. Với một thiết bị công nghệ, cha mẹ nên là một người bạn tâm giao, biết lắng nghe, trao đổi và thấu hiểu tâm lý thích tìm tòi khám phá của trẻ đến với thế giới nhằm tránh những sa đà vào những góc tối trên internet.
Bắt nạt trực tuyến là vấn đề an toàn mạng nghiêm trọng nhất với trẻ em ở trường
Trong nghiên cứu mới về nội dung độc hại và tác động tiêu cực đến sự an toàn của trẻ em trên không gian mạng, Cyber Purify cho biết, bắt nạt trực tuyến được xem là vấn đề an toàn mạng nghiêm trọng nhất đối với trẻ em ở trường.
Nhiều rủi ro tiếp cận nội dung độc hại với trẻ em trên mạng
Dịch Covid-19, xu hướng học trực tuyến cũng như tốc độ thâm nhập của Internet, chuyển đổi số ở Việt Nam đã và đang rút ngắn độ tuổi trẻ em bắt đầu sử dụng Internet nhanh hơn bao giờ hết, Kéo theo đó là rủi ro rất cao khiến trẻ tiếp cận với các nội dung độc hại.
Với mong muốn giúp các bậc phụ huynh có được cái nhìn tổng quan về các loại nội dung độc hại đang rình rập trẻ em, cũng như biết cách hướng dẫn trẻ sử dụng mạng an toàn, Cyber Purify vừa thực hiện báo cáo tổng hợp về "Nội dung độc hại và tác động tiêu cực đến sự an toàn của trẻ em trên không gian mạng".
Báo cáo được Cyber Purify thực hiện dựa trên dữ liệu của người dùng đang sử dụng Cyber Purify Kids - giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện, ngăn chặn hiển thị nội dung độc hại với trẻ em, từ 51 quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như tổng hợp từ các nghiên cứu, khảo sát uy tín.
Nhấn mạnh nội dung là 1 trong 3 rủi ro trên mạng phổ biến nhất cho trẻ em, bên cạnh ứng xử và tiếp xúc, Cyber Purify cho hay: Rủi ro về nội dung là khi trẻ em nhận hoặc vô tình tiếp cận nội dung khiêu dâm, tình dục, bạo lực, thù hận.
Trong đó, báo cáo của Cyber Purify chỉ ra rằng, nội dung khiêu dâm trên mạng có khả năng gây nghiện lớn nhất. Việc tiếp xúc không mong muốn với nội dung khiêu dâm phổ biến hơn nhiều so với hành vi tiếp cận nội dung khiêu dâm có chủ ý.
Nghiên cứu của Cyber Purify cho thấy, nội dung khiêu dâm là vấn đề an toàn mạng nghiêm trọng thứ hai ở nhà với trẻ em, khi có tới 79% việc trẻ em tiếp xúc không mong muốn với nội dung khiêu dâm xảy ra ở nhà.
Đáng chú ý, sai lầm phổ biến của nhiều phụ huynh khi cho rằng nội dung khiêu dâm chỉ có trên các trang web khiêu dâm. Thực tế, nội dung khiêu dâm có ở khắp mọi nơi. "Vì vậy việc chặn các trang web khiêu dâm là không đủ và không hiệu quả, trẻ cần một công cụ mạnh mẽ, hiệu quả hơn với khả năng chặn lọc nội dung khiêu dâm ở bất kỳ trang web, bất kỳ lúc nào", chuyên gia Cyber Purify khuyến nghị.
Các chuyên gia Cyber Purify lưu ý, mức độ tiêu cực của nội dung khiêu dâm lên trẻ em vượt xa ảnh hưởng với người lớn. Vì thế, giáo dục về an toàn mạng cho trẻ không chỉ dựa vào trường học, thầy cô mà điều quan trọng là mỗi phụ huynh phải tích cực dạy trẻ thế nào là nội dung phù hợp và không phù hợp trực tuyến, hướng dẫn trẻ cách xử lý khi thấy nội dung khiến trẻ lo ngại, khiếp sợ hay khó chịu, đồng thời chủ động tìm kiếm và sử dụng các công cụ bảo vệ trẻ trên không gian mạng.
Về nội dung kinh dị, báo cáo của Cyber Purify chỉ rõ: Các nội dung như bạo lực đẫm máu, cơ thể bị thương máu me, phẫu thuật, cảnh tai nạn máu me, giết người, hành quyết, khủng bố Zombie, ma, quỷ... đều ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển trí não của trẻ.
Nội dung kinh dị có thể kinh khủng đến mức trẻ nhận biết rằng chúng không có thật, nhưng phản ứng tự nhiên về tâm lý và thể chất của cơ thể với nội dung đó như thể chúng có thật. "Tác động khủng khiếp và ảnh hưởng kéo dài của nội dung kinh dị có thể cản trở sự hoạt động và sự phát triển bình thường của trẻ. Vì thế, phụ huynh cần nhận thức rõ và tổng quát các loại nội dung có thể khiến con bị ám ảnh, sợ hãi. Từ đó, chủ động hơn trong việc lựa chọn nội dung cho con xem", chuyên gia Cyber Purify khuyến nghị.
Những tác động của các nội dung kinh dị đối với trẻ em.
Đối với ngôn từ thù hận - những từ ngữ thô tục, xúc phạm có khả năng gây tổn thương cho những người tiếp xúc với nó dù trực tiếp hay gián tiếp, báo cáo của Cyber Purify nêu: Nơi nào con người được đưa ra ý kiến của mình trên mạng, nơi đó có ngôn từ thù hận. Việc bắt nạt trực tuyến dường như xảy ra ở khắp mọi nơi và liên tục 24/7 trong thế giới ảo.
Bảy vấn đề trên mạng có ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ em.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Bắt nạt trực tuyến được xem là vấn đề an toàn mạng nghiêm trọng nhất đối với trẻ em ở trường. Theo thống kê, cứ 10 trẻ thì có 4 trẻ tiếp cận với ngôn ngữ thù hận, xúc phạm trên mạng; 4 trong số 10 bé gái và 3 trong 10 bé trai cho biết mình từng là nạn nhân của bắt nạt trên mạng; và trong 5 trẻ có 1 trẻ được báo cáo rằng đã bỏ học do bị bắt nạt trên mạng.
Các biện pháp giúp cha mẹ bảo vệ trẻ trên mạng
Trao đổi với PV , bà Nguyễn Phương Thanh Trúc, đồng sáng lập, Giám đốc điều hành Cyber Purify cho biết thêm: Cyber Purify tin rằng các nội dung kể trên đều nguy hiểm với trẻ em Việt Nam, với mức độ nghiêm trọng chênh lệch phụ thuộc vào độ tuổi.
Chẳng hạn như, trẻ từ 3 - 7 tuổi thường chưa bị ảnh hưởng quá nhiều bởi nội dung khiêu dâm nếu bị tiếp cận vì nhiều khi trẻ vẫn chưa thể hiểu được, ở độ tuổi này thì nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, giết người... sẽ nguy hiểm hơn cả.
Với trẻ lớn hơn - học sinh cấp 2 và 3, nội dung khiêu dâm và nội dung về chất gây nghiện, chất kích thích, vũ khí lại tác động tiêu cực hơn cả vì đây là giai đoạn dậy thì và phát triển, trẻ ở độ tuổi này rất dễ bị tác động bởi cảm xúc, sự nổi tiếng, yêu thích từ bên ngoài, phim ảnh, áp lực từ bạn bè...
"Còn về ngôn từ thù hận, chửi thề, gây tổn thương thì Cyber Purify tin rằng đều ảnh hưởng lớn đến tất cả trẻ em, dù là nạn nhân trực tiếp hay chỉ là nhìn thấy những từ ngữ này trên mạng", bà Nguyễn Phương Thanh Trúc chia sẻ.
Để bảo vệ trẻ em tốt hơn trên mạng, các chuyên gia Cyber Purify khuyến nghị phụ huynh sử dụng các phần mềm và phần cứng bảo vệ trẻ em trên mạng; liên tục cập nhật kiến thức về an toàn mạng; lập thỏa thuận với các quy tắc rõ ràng về thời gian sử dụng; Tạo những cuộc hội thoại ngắn, thường xuyên và cởi mở để giáo dục trẻ về những mối nguy hiểm trên Internet.
Cùng với đó, cha mẹ cần dạy trẻ cách đối xử với người khác trên mạng xã hội như cách mà trẻ muốn được đối xử; lắng nghe con và khuyến khích con trò chuyện cởi mở về những vấn đề mà con đang gặp phải trên mạng, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm; cân bằng giữa bảo vệ và giám sát...
Google Drive bắt đầu 'càn quét' nội dung 18+ Theo chính sách mới của Google Drive, dịch vụ lưu trữ trực tuyến này sẽ bắt đầu quét các nội dung "người lớn" đang được lưu trữ và hạn chế người dùng truy cập vào những tập tin này. Cụ thể, các tập tin vi phạm chính sách của Google sẽ bị gắn cờ cho chủ sở hữu và tự động bị hạn...