Cảnh giác những trò giả danh để lừa đảo
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn TPHCM liên tục bị nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi lừa đảo, bán hàng rởm và lừa tiền của người dân.
Ngày 2/11, hãng bán lẻ điện máy Nguyễn Kim phát đi thông cáo cảnh báo về tình trạng mạo danh thương hiệu Nguyễn Kim càng lúc càng nhiều và trắng trợn hơn. Thương hiệu này không chỉ bị các cá nhân mạo danh để đem hàng “dỏm” đi bán dạo mà còn xuất hiện nhiều cơ sở sửa chữa, bảo trì thiết bị điện máy giả danh trung tâm bảo hành của Nguyễn Kim.
Công ty này in hóa đơn mạo nhận là Trung tâm bảo hành siêu thị Nguyễn Kim các tỉnh miền Nam
Đại diện Nguyễn Kim cho biết: “Mới đây, một khách hàng ở Đà Nẵng mua 1 bếp từ giá 4 triệu đồng, mới sử dụng 2 ngày đã bị hư và đem đến trung tâm Nguyễn Kim Đà Nẵng để bảo hành. Sau khi khách hàng xuất trình các giấy tờ liên quan thì mới biết đây không phải sản phẩm do Nguyễn Kim bán mà là do khách hàng mua từ 1 người bán dạo xưng là nhân viên Nguyễn Kim”.
Vị này cũng cho biết tình trạng mua phải hàng rởm của các đối tượng mạo danh trên được khách hàng phản ánh rất nhiều, xảy ra không chỉ ở địa bàn các tỉnh mà ngay tại TPHCM cũng có. Nhiều cơ sở sửa chữa thiết bị điện máy mạo danh là Trung tâm bảo hành Nguyễn Kim để thu hút khách hàng. Họ ngang nhiên đăng quảng cáo trên báo, tờ rơi và lập cả những website quảng cáo dịch vụ bằng những tên miền mạo danh như dichvunguyenkim, baohanhnguyenkim…
Trước đó, ngày 16/10, VNPT tại TPHCM cũng đã phải thông báo rộng rãi đến khách hàng của mình về tình trạng có kẻ gian mạo danh VNPT TPHCM để nhắc nợ cước. Thủ đoạn của các đối tượng trên là sử dụng các đầu số di động hoặc giả mạo số 18001090 để nhắn đến điện thoại của khách hàng với nội dung: “Thuê bao của quý khách đang nợ cước với số tiền 8.xxx.000 đồng. Vui lòng thanh toán ngay trong vòng 2 giờ. Nếu không thuê bao của quý khách sẽ bị khóa. Để biết thêm chi tiết vi lòng bấm phím 9, để gặp tổng đài viên vui lòng bấm phím 0″.
Video đang HOT
Theo VNPT TPHCM, những cuộc gọi trên xuất phát từ nước ngoài về ViệtNam qua kết nối VoIP hoặc từ sim rác để lừa khách hàng gọi vào đầu số 1900xxxxxx để trục lợi. Đây là hành động lừa đảo của kẻ gian, mạo danh VNPT TPHCM để gây tâm lý bất an cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và kiếm tiền bất chính từ khách hàng của VNPT TPHCM, đồng thời làm giảm uy tín thương hiệu VNPT. Hiện VNPT TPHCM đang phối hợp cùng cơ quan an ninh tìm biện pháp ngăn chặn và xử lý các trường hợp mạo danh trên.
Thế giới di động cũng là 1 đơn vị tại TPHCM bị mạo danh rất nhiều. Thủ đoạn thường dùng nhất của các đối tượng mạo danh là lập nên các website có tên miền tương tự thương hiệu của hãng này như thegioididongonline.divivu.com, thegioididong.sanmua.vn… để lập lờ, lừa đảo khách hàng.
Thậm chí có website sử dụng biển hiệu và hình ảnh nhân viên của hãng này để lừa khách hàng tin tưởng đây là website chính thức của hãng. Từ đó, các đối tượng trên đăng tải những thông tin bán hàng khuyến mãi, hàng sốc nhưng chất lượng hàng hóa không được đảm bảo.
Theo hãng này, việc mua hàng tại các website hoặc cửa hàng giả mạo thương hiện của hãng sẽ là một tổn thất với các khách hàng bởi sản phẩm mua về không đảm bảo chất lượng, chế độ bảo hành cũng như các chương trình khuyến mại, chăm sóc sau bán không được thực hiện đầy đủ theo tiêu chuẩn của công ty.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Tội phạm đã được ngăn chặn, đẩy lùi
Ngày 17-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào các Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013.
Mô hình 141 của Công an Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả
trong công tác phòng ngừa, trấn áp tội phạm. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Nhiều loại tội phạm giảm
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trình bày báo cáo tóm tắt về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013. Chính phủ nhìn nhận, năm nay, tình hình tội phạm đã được kiềm chế. Nhiều loại tội phạm như giết người, cướp tài sản, mua bán người, chống người thi hành công vụ, đánh bạc... đều giảm. Tuy nhiên, hoạt động của các băng nhóm tội phạm có xu hướng phức tạp trở lại, tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu vực, địa bàn giáp ranh, hoạt động chủ yếu dưới dạng xiết nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức cờ bạc, cá độ bóng đá...
Cũng theo Thượng tướng Lê Quý Vương, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã được kiềm chế, ngăn chặn có hiệu quả nhưng vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng. Do kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng khốn đốn, hàng tồn kho nhiều, thua lỗ, phá sản. Đây là nguyên nhân khiến tội phạm lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt tiền vốn của ngân hàng gia tăng. Tội phạm tham nhũng, nhất là tội phạm tham ô, môi giới, nhận hối lộ được phát hiện ở nhiều lĩnh vực như quản lý tài sản công, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản... Tội phạm môi trường nổi lên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất để đưa hàng vào Việt Nam, sau đó tháo dỡ niêm phong và tiêu thụ trong nước...
Chuyển biến tích cực
Ghi nhận nỗ lực của các cơ quan tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, tội phạm đã được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là tội phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. Đây được xem là chuyển biến rất tích cực. Ông đánh giá, hoạt động của các cơ quan tư pháp có đổi mới, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Dù vậy, ông Nguyễn Kim Khoa cũng cho biết, tình hình an ninh - trật tự ở các thành phố lớn còn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nhiều vụ việc không được xử lý rốt ráo từ cơ sở mà phải chờ đợi sự hỗ trợ từ cấp trên. Ở một số cơ quan, đơn vị cụ thể, trách nhiệm của người đứng đầu chưa cao, dẫn tới kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. "Cát tặc lộng hành trên các dòng sông bao năm nay nhưng chúng ta chưa xử lý triệt để được. Lẽ nào chúng ta bất lực trước vi phạm lộ liễu như vậy?" - ông Nguyễn Kim Khoa đặt câu hỏi.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đánh giá, các ngành tư pháp đã vào cuộc tích cực, khẩn trương, với trách nhiệm rất cao. Công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm đã tốt hơn các năm trước. Ghi nhận tình hình tội phạm nhìn chung giảm về số lượng, song ông Ksor Phước cũng cảnh báo về một số loại tội phạm đang có diễn biến phức tạp như tội phạm về an ninh quốc gia, tội phạm ma túy... Ông đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ các mặt còn hạn chế trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ông Nguyễn Đình Quyền cũng đề nghị Chính phủ làm rõ hơn kết quả của các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm: "Cần đánh giá xem các chương trình đi vào cuộc sống như thế nào? Việc đầu tư tiền của, sức người có mang lại kết quả tương xứng?".
Chính phủ chỉ rõ, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu do tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, số người thất nghiệp gia tăng. Cùng với đó, là tác động tiêu cực của các ấn phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực trên Internet. Ngoài ra, do ý thức tự bảo vệ của người dân chưa cao và công tác quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở, thiếu sót nên dễ làm phát sinh tội phạm.
Thành Nam
Theo ANTD
Biến sưa vườn thành gỗ quý, chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng Trong hai ngày 14 và 15-5, TAND Quảng Nam đã đưa ra xét xử vụ Nguyễn Kim Hoàng (32 tuổi, trú phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) về hành vi lừa đảo "biến" sưa vườn thành gỗ huỳnh đàn đỏ chiếm đoạt gần 3 tỉ đồng. Theo cáo trạng, tháng 12-2011, Hoàng Tiến Sỹ (trú thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh...