Cảnh giác nhưng không hoang mang
Trước đề xuất từ Bộ Y tế và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc tại Việt Nam về việc thành lập Ủy ban Quốc gia phòng chống cúm gia cầm, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ sẽ cân nhắc nếu thấy thực sự cần thiết.
Công tác phòng dịch tại các cửa khẩu sẽ được tăng cường,
tránh tình trạng xâm nhập các chủng virut cúm mới
(Trong ảnh: Phun thuốc phòng dịch tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai)
Hai khả năng cúm H7N9 xâm nhập
Trước nguy cơ xâm nhập, lây lan và bùng phát mạnh của dịch cúm gia cầm A/ H5N1, H7N9, sáng 23-2, Bộ Y tế đã họp trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng chống dịch. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, tính đến nay Trung Quốc đã ghi nhận 306 trường hợp mắc cúm A/H7N9, 67 ca tử vong. Việt Nam dù chưa có ca mắc nhưng có thể bị dịch xâm nhập bất cứ lúc nào. “Thực tế từ trước đến nay, cứ Trung Quốc có dịch bệnh gì thì Việt Nam có dịch đó. Việc ngăn chặn được dịch H7N9 đến thời điểm này có thể nói đã là bước đầu thành công” – ông Trần Đắc Phu nói.
Video đang HOT
Nhận định về nguy cơ dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam, ông Tekeshi Kansai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam nằm trong số những nước có nguy cơ dịch xâm nhập lớn nhất. Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy virus H7N9 lưu hành ở Việt Nam cả trên gia cầm lẫn trên người. Tuy nhiên, dịch có thể xâm nhập qua 2 khả năng: người bệnh tới từ Trung Quốc hoặc gia cầm nhiễm bệnh từ vùng có dịch tràn vào. Như vậy, những tỉnh biên giới giáp ranh Trung Quốc và những địa phương có lượng khách quốc tế từ Trung Quốc sang đông sẽ có nguy cơ dịch xâm nhập, bùng phát cao nhất.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết tỉnh này đã chỉ đạo trực kiểm soát việc nhập khẩu gia cầm 24/24h tại 14 chốt chặn quan trọng, tuy nhiên khả năng bị “lọt” gia cầm lậu mang virus vẫn rất lớn bởi đường biên giới dài nên khó kiểm soát triệt để. Tương tự, tại tỉnh Đồng Tháp – nơi đã có 1 bệnh nhân tử vong vì virus cúm gia cầm A/H5N1, bà Trần Thị Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết địa phương này đã thành lập trạm kiểm dịch để kiểm tra gia súc, gia cầm vận chuyển qua biên giới nhưng hầu như không thể kiểm soát hết được gia cầm vận chuyển qua đường tiểu ngạch.
Có nên thành lập Ủy ban quốc gia?
Với diễn biến nói trên, WHO, Tổ chức lương nông Liên hợp quốc (FAO) kiến nghị Việt Nam nên thành lập Ủy ban phòng chống cúm quốc gia để chủ động ứng phó với dịch. Đây cũng là ý kiến đề xuất của Bộ Y tế. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ sẽ cân nhắc việc này. Tuy nhiên, việc thành lập Ban chỉ đạo hay Ủy ban quốc gia chỉ làm khi thực sự cần thiết. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, riêng về phòng chống cúm gia cầm, hiện tại Việt Nam đã có 2 Ban chỉ đạo cấp quốc gia là Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm trên gia cầm và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm trên người. Việc có thành lập Ủy ban quốc gia nữa hay không thì điều quan trọng nhất vẫn phải là sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành liên quan trong công tác phòng chống dịch. Nếu phối hợp chặt chẽ từ các công đoạn thì chắc chắn sẽ hiệu quả.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu công tác chỉ đạo phòng chống cúm gia cầm tới đây phải quyết liệt hơn nữa, phương châm chỉ đạo phải “cụ thể và trách nhiệm”. “Bộ Y tế báo cáo hiện 30 tỉnh biên giới có máy đo thân nhiệt hành khách nhưng 9 máy đã hỏng. Như vậy, ngành phải chủ động đề xuất để mua thêm máy nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch, đồng thời cũng phải xem trách nhiệm bảo quản, tu sửa máy móc đến đâu, hay bình thường bỏ đó đến khi có dịch mới lôi ra và báo cáo là hỏng” – Phó Thủ tướng phân tích. Cũng theo Phó Thủ tướng, cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Các Bộ ngành phải chủ động công khai thông tin, chủ động cung cấp thông tin về dịch cho báo chí một cách chính xác, đầy đủ, khách quan để tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân. Tuyên truyền đúng về dịch sẽ giúp nhân dân cảnh giác cao độ với dịch nhưng không quá hoang mang, lo ngại…
Về các biện pháp phòng chống dịch cụ thể trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết ngành y tế sẽ đẩy mạnh giám sát dịch bệnh, tổ chức kiểm dịch y tế chặt chẽ tại các cửa khẩu. Tới đây sẽ khởi động lại biện pháp đo thân nhiệt hành khách tại các sân bay, cửa khẩu để phát hiện sớm và kịp thời cách ly người bệnh nghi ngờ. Bên cạnh đó tăng cường giám sát trọng điểm, mở rộng các trường hợp giám sát bao gồm những bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do virus. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành trung ương đi kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương trọng điểm.
Theo ANTD
Lo ngại trước diễn biến cúm gia cầm
Mặc dù không công bố có dịch rộng rãi trên cả nước, nhưng hiện tại, cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện và đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành. Trong khi, báo cáo của Cục Thú y vẫn khẳng định, trên cả nước không có tỉnh nào có dịch cúm A/H5N1.
Tiêu hủy đàn gà nhiễm cúm A/H5N1 tại Đắk Lắk. Ảnh: Hải Thanh
Không để dịch cúm lây lan
Ngày 11-2, ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk cho biết, sau khi phát hiện hai ổ dịch cúm gia cầm, cúm A/H5N1 xảy ra tại buôn Com Leo, xã Hoà Thắng (TP Buôn Ma Thuột) và tại nhà anh Lê Quốc Trung, ở xã Ea Ver (huyện Buôn Đôn), lực lượng chức năng đã tiêu hủy 32 con ngan và 394 con vịt. Theo ông Trang Quang Thành, một trong những nguyên nhân chính xảy ra dịch cúm gia cầm là do các hộ gia đình không tiêm phòng dịch. Hiện các lực lượng chức năng đã khoanh vùng tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi tại các khu vực có dịch. Tỉnh này cũng chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan ra diện rộng.
Cùng ngày, ở thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng, thôn Giáo Liêm, xã Triệu Độ, thôn Thượng Trạch, xã Triệu Sơn của huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị cũng đã xuất hiện cúm gia cầm H5N1.
Tương tự, tại xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, Nam Định đã phát hiện một ổ dịch cúm A/H5N1 tại một hộ đang nuôi 100 con ngan và 400 con vịt đẻ vào ngày 9-2. Ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho hay, tỉnh đã hỗ trợ xã Giao Hà 300 lít hóa chất để phun tiêu độc, khử trùng toàn xã, đồng thời tổ chức tiêm vaccine phòng cúm gia cầm trên địa bàn 5 xã lân cận nhằm bao vây, không chế không để dịch lây lan.
Trước đó, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cũng tiêu hủy hơn 100 con gia cầm dương tính với cúm A/H5N1 của gia đình ông Nguyễn Văn Co ở xã Tân Phú. Ngày 6-2, Chi cục Thú y tỉnh Tây Ninh đã tiêu hủy 500 con vịt thả đồng của ông Cao Văn Hải ở ấp Hòa Bình, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành bị nhiễm dịch cúm A/H5N1. Tại tỉnh này, dịch đã xuất hiện từ tháng 1-2014, tính đến ngày 11-2, đã có 3 ổ dịch với hơn 2.000 con gia cầm phải tiêu hủy.
Vẫn lo ngại chủng virus độc lực cao
Dịch cúm gia cầm đang diễn biến rất phức tạp tại các địa phương có lượng gia cầm lớn, thêm vào đó, thời tiết từ sau Tết đến nay luôn ẩm thấp, tạo điều kiện cho virus cúm gia cầm lây lan, tuy nhiên, trên trang web chính thức của Cục Thú y, nơi công bố thông tin về dịch bệnh rộng rãi cho cả nước vẫn "lặng như tờ", thậm chí không cập nhật thông tin về dịch bệnh để cơ quan chức năng, người dân quan tâm nắm bắt, phòng tránh. Báo cáo của Cục Thú y đến tối 12-2 mới có thông báo về dịch bệnh của ngày 10-2. Tuy nhiên, Cục Thú y vẫn khẳng định, đến ngày 10-2, cả nước không có tỉnh nào có dịch cúm gia cầm?!
Trong khi đó, Bộ NN&PTNT, Cục Thú y lại thường xuyên có Công điện, văn bản yêu cầu các địa phương, người dân phải nâng cao ý thức phòng chống dịch, nhất là trong bối cảnh dịch cúm với nhiều chủng virus độc lực cao đang gây lo ngại tại Trung Quốc. Đáng lưu ý, kết quả giám sát sự lưu hành của virus cúm H5N1 tại 147 chợ cho thấy, 6% dương tính với virus này.
Nam Định: Có kết quả xét nghiệm dương tính với virus H5N1
Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định khẳng định, ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus H5N1, tỉnh đã có quyết định công bố dịch trên địa bàn xã Giao Hà, đồng thời báo cáo về Cục Thú y. "Quan điểm của địa phương không bao giờ giấu dịch. Chúng tôi công bố rộng rãi tới người dân trên toàn tỉnh. Nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm trên địa bàn xã có dịch. Mà muốn giấu cũng không được vì chúng tôi phải đưa mẫu bệnh phẩm tới Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y) để xét nghiệm".
Nam Định là một trong những tỉnh chăn nuôi gia cầm lớn ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Sở NN&PTNT tỉnh này cho hay, hiện toàn tỉnh đang nuôi khoảng 6 triệu gia cầm, trong đó Giao Thủy là huyện nuôi lớn nhất. Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng, chống cúm gia cầm hiện nay theo ông Lê Xuân Thủy là chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, tận dụng sản phẩm dư thừa, do chưa có điều kiện kinh tế để mở trang trại, chăn nuôi tập trung.
Theo ANTD
Hỗ trợ hộ nuôi chim yến bị cúm Trước nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên tiêu diệt toàn bộ đàn chim yến để tránh lây lan cúm A/H5N1 rộng rãi, tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản xin ý kiến xử lý của Bộ NN&PTNT. Theo đó, tại công văn phúc đáp gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho ý kiến, cần...