Cảnh giác mắc bệnh phụ khoa khi đi bơi trong mùa hè
Mặc dù không phải ai đi bơi cũng bị nhiễm bệnh nhưng nếu bạn có ý định đi bơi, hãy cân nhắc những bệnh mà bạn có thể mắc phải từ bể bơi như dưới đây.
Mùa hè với thời tiết nóng nực chính là thời điểm tốt nhất để đến bể bơi. Nhiều người có thói quen đi bơi vào một vài ngày trong tuần hoặc tất cả các ngày trong tuần. Khi được hỏi, hầu hết những người thường xuyên đi bơi sẽ thừa nhận rằng, đến các bể bơi và được bơi vài vòng không những giúp họ “hạ nhiệt” mà họ còn cảm thấy giảm hẳn stress, khỏe hẳn ra, tinh thần phấn chấn hơn rất nhiều.
Thế nhưng, đến bể bơi để bơi cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự “rước” bệnh vào người. Mặc dù không phải ai đi bơi cũng bị nhiễm bệnh nhưng nếu bạn có ý định đi bơi, hãy cân nhắc những bệnh mà bạn có thể mắc phải từ bể bơi như dưới đây:
1. Bệnh viêm da
Các hóa chất dùng để khử trùng nước có thể chính là thủ phạm gây ra bệnh viêm da, đặc biệt là với vùng da mỏng như bên trong cánh tay, mặt trong của đùi hoặc các vùng da có nếp gấp như nách, bẹn, khuỷu chân… Các triệu chứng của bệnh viêm da do đi bơi thường là mẩn đỏ trên da, ngứa, có các mụn lấm tấm trên da. Trong trường hợp da bị ngứa, nếu gãi nhiều còn có thể bị bội nhiễm làm cho bệnh viêm da nặng hơn.
2. Bệnh nấm kẽ chân
Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Nấm kẽ chân do Epidermophytin có thể có biểu hiện là xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân hoặc là không. Những mụn nước này nếu gãi nhiều sẽ bị vỡ, loét ra và dễ bị nhiễm khuẩn, làm cho các ngón chân sưng lên, lan lên trên bàn chân, hạch bẹn. Nấm kẽ chân do Trichophytin gây ra có thể có dấu hiệu như tróc vảy da khô, da hơi đỏ, rất ngứa, ở rìa bàn chân, gót chân có các đám bong vẩy. Các móng chân có thể dày lên, sần sùi, màu vàng đục hoặc mủn ra như lõi sậy…
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Khi tiếp xúc với nước trong bể bơi, rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh… có thể xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là ở “vùng kín”, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, nam giới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ là viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ. Vì vậy, để an toàn, nên vệ sinh “chỗ ấy” sạch sẽ sau khi đi bơi.
4. Bệnh về mắt
Sẽ không có gì là lạ nếu bạn đi bơi mà lại bị viêm kết mạc, bởi viêm kết mạc là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra, mà loại vi khuẩn này có rất nhiều trong nước ở bể bơi. Một số triệu chứng biểu hiện ra ngoài khi bị viêm kết mạc là mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều gèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng… Bệnh này nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.
5. Bệnh về tai
Do cấu tạo đặc biệt của tai mà khi tiếp xúc với nước trong bể bơi, nấm mốc, vi khuẩn rất dễ chui vào và đọng lại trong tai, gây ra bệnh viêm tai. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì bệnh viêm tai có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây xáo trộn thính giác kéo dài.
6. Bệnh về tóc
Nếu đi bơi lâu ngày ở bể bơi, các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước bể bơi sẽ ảnh hưởng đến tóc, làm cho tóc bị khô cứng, rụng tóc… Vì vậy, khi bơi, tốt nhất bạn nên dùng mũ nilon để chụp đầu, tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.
Theo VNE
Mặc quần sịp như thế nào mới tốt?
Khi đi ngủ nên để "cậu nhỏ" thoải mái, chèn ép thường xuyên, quá mức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh.
Cháu thường mặc quần lót cho "cậu nhỏ" hướng xuống. Nhưng lại nghe bạn bảo cho "cậu nhỏ" hướng lên. Cháu có thử nhưng cảm thấy khó chịu. Vậy cho "cậu nhỏ" hướng lên hay xuống mới đúng thưa bác sĩ? Cho hướng xuống có sao không ạ?
dingdong...@gmail.com
Ảnh minh họa
"Cậu nhỏ" ở thế "nghỉ" thường có xu hướng "chúc" xuống dưới, hơi nghiêng sang phải hoặc trái một chút, vặn vẹo dễ dàng. Khi ở tư thế "nghiêm" do bàng quang chèn ép, do kích thích..., "cậu nhỏ" sẽ lớn hơn, cứng cáp hơn do lượng máu dồn về nhiều. Lúc này, "cậu nhỏ" có xu hướng quặt ngược lên trên phía xương mu hoặc nằm ngang hay chúc xuống dưới (còn tùy thuộc vào tác động ngoại cảnh nữa).
Vì thế, bình thường bạn mặc quần lót để ổn định tư thế " cậu nhỏ" là đúng, tư thế mà bạn của bạn bảo không đúng với tư thế sinh lý của "cậu nhỏ".
Lưu ý em thêm là sử dụng quần lót cũng phải đúng cách nhé. Sử dụng loại quần có chất liệu cotton, thấm mồ hôi, có độ ôm vừa phải, thay giặt thường xuyên, chỉ sử dụng khi mặc quần chật hoặc đi ra ngoài. Khi về nhà hoặc đi ngủ nên để "cậu nhỏ" thoải mái, đừng chèn ép thường xuyên, quá mức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh.
Khi có băn khoăn thắc mắc gì về giới tính, sức khỏe bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các nơi có độ tin cậy, uy tín, tránh nghe mách nước, đồn đại hoặc làm theo các hướng dẫn không đảm bảo dễ ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé.
Theo VNE
Thói quen khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa Dùng băng vệ sinh hàng ngày, mặc quần áo bó... càng khiến cho "vùng kín" không được khô thoáng, các vi khuẩn "xấu" phát triển nhiều hơn, tăng nnguy cơ bị bệnh phụ khoa. Chào bác sĩ. Em có thắc mắc này mong được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt. Cứ vào mùa hè là "vùng kín" của em lại thường...