Cảnh giác cao với các chiêu lừa của người nước ngoài
Như Báo thông tin, đầu tháng 6-2016, CAQ Nam Từ Liêm, Hà Nội nhận đơn trình báo của một số nạn nhân về việc bị 2 nam thanh niên người Trung Quốc lừa mua máy tính chất lượng thấp với giá cao. Điều đáng nói, đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi phạm tội của người nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua.
Đối tượng và tang vật vụ án liên quan đến tội phạm “ngoại” sử dụng công nghệ cao rút tiền từ “cây” ATM
Từ khen ngợi đến hăm dọa
Đầu tháng 4 vừa qua, lực lượng CSKT CATP.HCM đã tạm giữ một số đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức do 2 đối tượng mang quốc tịch Nigeria cầm đầu. Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là kết bạn với phụ nữ Việt Nam qua Facebook.
Khi kết bạn, đối tượng sử dụng ảnh đại diện với diện mạo ưa nhìn và nhắn tin thường rất ngọt ngào, không ngừng đưa ra những lời khen tặng khiến chị em sập “bẫy”. Sau một thời gian hỏi han, trò chuyện, đối tượng sẽ gửi tin nhắn tặng quà cho bạn gái mới quen. Đó thường là những món quà đắt tiền, gồm laptop, iPad, điện thoại, nước hoa và ngoại tệ. Khi “con mồi” đang háo hức chờ ngày nhận quà, sẽ có một người phụ nữ Việt Nam gọi điện đến xưng là người của công ty chuyển quà, yêu cầu nộp tiền lệ phí.
Hoa mắt bởi những món quà… sắp nhận được, một số người đã sẵn sàng chuyển khoản cho kẻ lừa đảo với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Tại cơ quan công an, bước đầu 2 đối tượng trên thừa nhận đã thực hiện thành công nhiều vụ, lừa được nhiều bị hại với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Video đang HOT
Cách đây không lâu, lực lượng chức năng đã ập vào một khách sạn ở quận 7, TP.HCM, bắt giữ Liu Tsung Chih (35 tuổi, quốc tịch Đài Loan, Trung Quốc) – đối tượng trong đường dây lừa đảo qua điện thoại và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Theo cơ quan công an, Chen Guo Liang đã thuê 2 người Việt mua chứng minh nhân dân cũ, dán ảnh người khác vào rồi mở hơn 20 tài khoản ngân hàng.
Với tài khoản này, nhóm đối tượng đã mạo danh lực lượng chứng năng (Công an, Kiểm sát viên…) gọi điện qua mạng Internet đến một số thuê bao tại Việt Nam để hăm dọa rằng họ đang bị điều tra, mục đích lừa nạn nhân chuyển vào tài khoản của chúng số tiền nhất định rồi chiếm đoạt. Do lo sợ, không ít người đã bị mắc lừa.
Ngoài thủ đoạn trên, một số người nước ngoài còn sử dụng chiêu lừa đổi tiền. Đầu năm 2016, có 3 thanh niên người nước ngoài tới cửa hàng kinh doanh gas của anh Đ.Q.H (ở Ứng Hoà, Hà Nội) mua 2 chai nước uống. Sau đó, họ rút ra tệp tiền mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng cho anh H xem rồi ngỏ ý muốn anh H cho xem tiền Việt Nam có mệnh giá 100.000, 200.000 và 500.000 đồng rồi đề nghị đổi tiền. Sau khi nhóm đối tượng kia đi khỏi, anh H mới phát hiện trong tập tiền mệnh giá 500.000 đồng của mình bị mất 44 tờ (tương đương 22 triệu đồng).
Không nên tin người lạ
Về trách nhiệm pháp lý đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, Luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật. Do vậy, về nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tuy vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi sẽ bị áp dụng mức hình phạt tương ứng, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, các cơ quan chức năng tại địa phương phải tiến hành thủ tục điều tra, truy tố, xét xử đúng theo quy định. Cơ quan Ngoại vụ cần liên hệ chặt chẽ với cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án nắm tình hình, đồng thời thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) những thông tin cần thiết liên quan đến vụ việc; phối hợp với cơ quan chức năng địa phương giải quyết các yêu cầu của cơ quan đại diện.
Với cái mã bóng bẩy và lại là người ngoại quốc nên dễ thực hiện hoạt động lừa đảo. Thực tế cho thấy, thời gian qua người nước ngoài đến Việt Nam thực hiện hành vi phạm tội ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ cao để gây án.
Trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của nhóm tội phạm này, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không nên vội vàng kết bạn và chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân lên mạng xã hội, không đặt niềm tin vào người lạ khi họ hứa hẹn tặng quà có giá trị… Khi phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ, mỗi cá nhân cần nhanh chóng tới cơ quan công an trình báo để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Theo_An ninh thủ đô
Bắt dân làng gọi mình bằng... bố
Chuyên cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi, lấn chiếm đất công, bảo kê một số quán karaoke và nhà hàng trên địa bàn, ngoài những chiêu trò siết nợ bằng "luật rừng", Nguyễn Hữu Tám, tức Tám "cầu" (SN 1968, ở thôn Yên Hà, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) còn ngông cuồng tới mức bắt dân làng gọi mình bằng bố?!
Đánh người siết nợ
Ngày 20-4, anh Nguyễn Văn K (ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh bị một nhóm đối tượng côn đồ đưa về nhà Nguyễn Hữu Tám đánh đập, cưỡng ép đòi nợ do trước đây anh K tham gia đánh bạc cá độ bóng đá, đã vay nợ của Tám. Tám đã nhiều lần đòi nợ, nhưng vì chưa có tiền trả cho Tám nên anh K khất lần. Mặc dù bị đám đàn em của Tám đánh đập dã man gây thương tích, nhưng anh K vẫn không dám tố giác vì sợ Tám trả thù.
CAH Đông Anh bắt "trùm" tội phạm Tám "cầu" tại nơi ở của đối tượng
Qua công tác nắm tình hình địa bàn, lực lượng CSHS - CAH Đông Anh nắm được vụ việc trên và vận động anh K dũng cảm tố giác hành vi phạm tội của Tám cùng đồng bọn. Sau khi thu thập được những tài liệu liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Tám "cầu", lực lượng CSHS - CAH Đông Anh đã tập trung củng cố tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của Tám cùng đồng bọn, đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo dõi, bám sát nhóm tội phạm này để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm tội tiếp theo và lập kế hoạch bắt giữ.
"Trong quá trình điều tra hoạt động tội phạm của Tám "cầu" cùng đồng bọn, trinh sát hình sự CAH Đông Anh nắm được đối tượng này thường xuyên tỏ ra coi thường pháp luật, hay phô trương thanh thế với đàn em bằng cách thể hiện ta đây không biết sợ ai, kể cả những người có chức sắc ở địa phương" - Thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng đội CSHS - CAH Đông Anh cho biết và nhấn mạnh trước sự ngang nhiên thách thức pháp luật của đối tượng, cơ quan công an đã khẩn trương thu thập các tài liệu, chứng cứ để nhanh chóng bắt giữ tên tội phạm nguy hiểm này.
" Trùm" tội phạm sa lưới
Trước ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, sau khi đã thu thập nhiều tài liệu chứng cứ liên quan đến các hoạt động cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi, lấn chiếm đất công, bảo kê một số quán karaoke, nhà hàng trên địa bàn của Tám "cầu"... cơ quan CSĐT - CAH Đông Anh đã tập trung củng cố chặt chẽ những chứng cứ về hoạt động siết nợ bằng "luật rừng" của Tám "cầu". Bản thân đối tượng này luôn thể hiện "vị thế" cầm đầu nhóm tội phạm bằng cách bắt dân làng gọi mình bằng bố, chỉ đạo đàn em đánh người vô cớ, gây rối trật tự công cộng, đe dọa chính quyền xã.
Với quyết tâm không để Tám "cầu" cùng đồng bọn lộng hành, ngày 20-5, cơ quan CSĐT - CAH Đông Anh đã căn cứ vào kết quả điều tra vụ án bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích xảy ra ngày 20-4, nạn nhân là anh Nguyễn Văn K, tiến hành thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hữu Tám. Trước đó, Tám từng có 1 tiền án về tội đánh bạc. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT - CAH Đông Anh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam về hành vi cướp tài sản đối với Tám "cầu" và 4 đối tượng đồng bọn là Nguyễn Đình Điệp (SN 1974), ở xã Xuân Canh, huyện Đông Anh; Ngô Huy Cường (SN 1980), trú tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm; Nguyễn Đình Đường (SN 1971), trú tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh (đối tượng có 1 tiền án cưỡng đoạt tài sản) và Nguyễn Hữu Tuấn (SN 1977), trú tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh.
Khám xét nơi ở của Tám "cầu" tại thôn Yên Hà, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, cơ quan điều tra đã phát hiện, thu giữ 1 khẩu súng thể thao, nhiều vũ khí thô sơ, giấy vay nợ tiền và vật chứng liên quan đến hoạt động phạm tội của băng nhóm tội phạm do Tám "cầu" cầm đầu. Ai là nạn nhân trong các vụ bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích do Tám "cầu" cùng đồng bọn gây ra, đề nghị liên hệ với Đội CSHS - CAH Đông Anh (ĐT: 0.439.952.010 - gặp Thượng tá Phạm Nam Thắng) để cung cấp tài liệu cho cơ quan điều tra làm rõ thêm hành vi phạm tội của băng nhóm tội phạm nguy hiểm này.
Theo_An ninh thủ đô
Truy xét đối tượng tự xưng là Công an, cướp tài sản của người nước ngoài Công an Quận 2, TP. Hồ Chí Minh cho biết đang khẩn trương tiến hành điều tra truy xét đối tượng tự xưng là công an và cướp tài sản của người nước ngoài. Ngày 31-5, 3 anh: Chirstopher Gesken (SN 1995, quốc tịch Đức), Constantin Adomat (SN 1996, quốc tịch Đức) và Youri Johannes Boom (SN 1990, quốc tịch Hà Lan, cả...