Cảnh giác biến chứng của viêm phế quản cấp
Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe.
Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp phía dưới khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản.
Bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi, phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi.
Hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường ngắn hơn, to hơn, dốc hơn nên khi có dị vật, dị vật thường lọt vào phổi phải. Nhìn tổng thể, hệ thống phế quản ở người trông giống như cành cây nên thường được gọi là cây phế quản. Sự phân chia cây phế quản cùng là cơ sở để phân chia các thuỳ phổi.
Phế quản sau khi chia ra phế quản chính phải và phế quản chính trái đi vào 2 bên phổi sẽ tiếp tục phân chia thành các phế quản phân thùy nhỏ dần như sau:
Phế quản bên phải tương ứng với các thùy phổi mà phế quản bên phải tiếp tục phân chia thành các nhánh phế quản nhỏ hơn. Tương tự phế quản bên phải, phế quản bên trái cũng tiếp tục phân chia thành 10 phế quản phân thùy nhỏ hơn. Các nhánh phế quản sau khi đi vào trong phổi tiếp tục được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn nữa đến tận cùng là các phế nang.
Niêm mạc phế quản là bộ phận đảm nhận vai trò giữ lại các hạt bụi, chất độc hại và vận chuyển chúng ra ngoài, giữ sạch đường thở. Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc phế quản từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm dẫn tới các vấn đề viêm mũi, họng, thanh quản,…
Viêm phế quản cấp thường xảy ra vào mùa lạnh, do virus và vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể trầm trọng đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh mạn tính như hen, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính…
Với một số người, bệnh viêm phế quản cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Video đang HOT
Nhận biết viêm phế quản cấp
Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Diễn tiến bệnh viêm phế quản cấp thường qua 2giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kéo dài 3 – 4 ngày, người bệnh có các triệu chứng như: sốt 38 – 40oC, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, có thể có cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
Giai đoạn 2: Thời gian từ 6 – 8 ngày, hay còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, người bệnh ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ. Nghe phổi có ran ẩm. Lúc này viêm phế quản biểu hiện bằng các thể bệnh: viêm phế quản xuất huyết thường ho ra máu với số lượng ít lẫn đờm. Viêm phế quản cấp thể tái diễn thường kèm theo các yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, hít phải khí độc.
Coi chừng viêm phế quản biến chứng
Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp cấp. Ở trẻ em có thể gặp biến chứng viêm phế quản bít tắc. Đôi khi viêm phế quản cấp là sự khởi đầu của một bệnh hen phế quản. Nếu người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng, điều trị rất khó khăn.
Những người có biểu hiện ho, khó thở, nhất là những trường hợp nặng, tại bệnh viện sẽ được làm xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.
Các biến chứng thường gặp:
Bệnh có thể dễ dàng tiến triển thành viêm phế quản mạn tính nếu lơ là điều trị. Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Đây là 2 đối tượng mà sức đề kháng yếu, hoặc đã bị suy giảm, nếu mắc viêm phế quản cấp mà không chữa trị tích cực thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành mạn tính rất khó điều trị. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, tình trạng viêm phế quản mạn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ.
Tiến triển thành bệnh viêm phổi là biến chứng đáng ngại do viêm phế quản cấp. Ngoài ra còn có thể tiến triển thành áp- xe phổi, thực chất là nhiễm trùng phổi, là tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ. Áp-xe phổi có thể gây tử vong.
Để tránh biến chứng do viêm phế quản cấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi mới có triệu chứng bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng.
Biến chứng của viêm xoang mạn tính nguy hiểm như thế nào?
Những biến chứng của viêm xoang mạn tính khá nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc bệnh, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong.
Viêm xoang mạn tính thường do tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót bởi ứ đọng dịch tại một số xoang. Những dịch mủ chứa vi khuẩn không thoát ra ngoài gây nên tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát thường xuyên. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng của viêm xoang mạn tính ở các bộ phận tai, họng, mắt, phế quản, não gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
1. Biến chứng của viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính gây ra những tổn thương tại khu vực xoang. Những tổn thương này kéo dài và không được điều trị sớm sẽ dẫn đến bít tắc lỗ thông xoang, viêm nhiễm tạo mủ. Tổn thương càng rộng thì những biến chứng càng nhiều và nguy hiểm, ảnh hưởng càng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ đã khẳng định viêm xoang mãn tính là một bệnh lý nguy hiểm.
Biến chứng của viêm xoang mạn tính đầu tiên có thể kể đến là biến chứng về đường hô hấp. Điều này là do xoang gần với mũi họng nên khi xoang bị viêm, vi khuẩn, virus, nấm sẽ theo dịch chảy tới vùng tai, mũi, họng, từ đó gây nên các bệnh lý về đường hô hấp.
Một số bệnh có thể kể đến như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,... Trong đó viêm tai giữa khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng màng nhĩ và điếc.
Viêm tai giữa là một biến chứng của viêm xoang mạn tính thường gặp (Ảnh: Internet)
Viêm xoang mạn tính cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ở mắt như viêm tấy ổ mắt, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác hậu nhãn, viêm túi lệ. Đặc biệt là viêm túi lệ nếu để lâu ngày có thể gây ra viêm tắc lệ đạo, nghiêm trọng nhất sẽ dẫn đến mù lòa.
Nếu để tình trạng viêm mạn tính kéo dài có khả năng dẫn đến các chấn thương cũng như nhiễm khuẩn ở vùng não. Từ đó có thể gây ra áp xe não hay nghiêm trọng hơn là viêm màng não mủ.
Đối với bệnh nhân mắc viêm xoang trán và không được điều trị thích hợp sẽ bị ứ đọng dịch mủ trong não. Đồng thời chúng cũng có thể tạo thành các bọc mủ ở vị trí bên ngoài màng cứng hay bên trong não, có khả năng dẫn tới vỡ ổ áp xe, tụt kẹt não và gia tăng tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, khi mắc viêm xoang, các mạch máu ở niêm mạc sẽ giãn nở bất thường. Do ssod có thể dẫn tới phình động mạch hoặc hình thành những cục máu đông. Từ đó gây ra viêm tắc tĩnh mạch quanh xoang dẫn đến thiếu máu cho não và đột quỵ.
2. Nguyên nhân gây ra các biến chứng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho viêm xoang trở nặng và dẫn đến biến chứng. Trong đó yếu tố thường gặp nhất là do sự chủ quan trong quá trình điều trị khiến việc điều trị không hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến những biến chứng của viêm xoang mạn tính:
- Rửa mũi sai cách, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang nhưng nếu vệ sinh mũi sai cách như dùng nước muối không đúng nồng độ, quá mặn hoặc quá nhạt hay không xì hết nước muối cũng có thể làm khoang mũi bị tổn thương và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Rửa mũi sai cách là một trong số các nguyên nhân dẫn đến biến chứng của viêm xoang mạn tính (Ảnh: Internet)
- Chủ quan và không chủ động điều trị. Nhiều người có tâm lý cho rằng viêm xoang không nguy hiểm nên không cần đi khám. Chỉ khi bệnh nặng đi kèm các dấu hiệu khó chịu nặng nề mới điều trị dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng.
- Sử dụng thuốc sai cách hoặc tự ý tăng giảm liều lượng không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Nhiều trường hợp khi nhận thấy các triệu chứng có biểu hiện thuyên giảm, việc tự ý bỏ thuốc dù chưa hết liệu trình sẽ gây nhờn thuốc và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Lạm dụng kháng sinh, kháng sinh là loại thuốc được chỉ định điển hình trong những đợt chữa trị viêm xoang do nhiễm khuẩn. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh nhiều, lên tới 2 đợt mỗi tháng (5 - 7 ngày/ đợt) sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc và các tác dụng phụ.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như không đeo khẩu trang khi ra đường, sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống chứa cồn cũng là nguyên nhân khiến bệnh tình trở nặng.
Viêm thanh quản có tiến triển thành ung thư? Viêm thanh quản mạn có thể xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như: hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh sẽ gây ra căng dây thanh âm, thương tích hoặc tăng trưởng trên các dây thanh âm và nguy hiểm nhất là ung thư thanh quản... Ảnh minh họa Em hay bị đau họng, ho,...