Canh đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai thì có vô sinh không?
Vợ chồng bạn mới canh ngày rụng trứng trong 3-4 tháng để “quan hệ vợ chồng” nhưng chưa thụ thai thành công thì rất có thể các bạn đã tính sai ngày rụng trứng.
Thưa bác sĩ, vợ chồng em kết hôn đã lâu nhưng chưa có thai. Thời gian đầu, chúng em để tự do nhưng 4 tháng vẫn chưa có “tin vui”. Sau đó, chúng em quyết định canh ngày rụng trứng để dễ “trúng” hơn. Tháng nào cũng vậy, cứ vào những ngày thấy có dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường là chúng em lại tăng cường “sinh hoạt vợ chồng”. Nhưng dù canh trứng đã được 3 tháng, tháng này là tháng thứ 4 nhưng em vẫn chưa có dấu hiệu có thai, kinh nguyệt vẫn rất đều đặn. Em đang rất lo lắng về khả năng thụ thai của mình.
Từ trước đến nay em không uống thuốc tránh thai. Bác sĩ cho em hỏi, như vậy, em có khả năng bị vô sinh hay không? Em xin cảm ơn! (K.Oanh)
Trả lời:
Bạn K. Oanh thân mến!
Trước hết, bạn không nên lo lắng quá, vì mới qua vài tháng “sinh hoạt vợ chồng” không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà chưa đậu thai thì không thể kết luận bạn hay chồng bạn (hoặc cả hai) bị vô sinh. Bình thường, nếu hai người có quan hệ tình dục liên tục và không sử dụng biện pháp bảo vệ nào trong vòng 1 năm trở nên mà không thụ thai thì mới coi là có nguy cơ hiếm muộn và cần đi khám để được can thiệp kịp thời.
Theo đúng lý thuyết thì những ngày rụng trứng là những ngày có lượng dịch âm đạo xuất hiện nhiều nhất. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Vợ chồng bạn mới canh ngày rụng trứng trong 3-4 tháng để “quan hệ vợ chồng” nhưng chưa thụ thai thành công thì rất có thể các bạn đã tính sai ngày rụng trứng. Theo đúng lý thuyết thì những ngày rụng trứng là những ngày có lượng dịch âm đạo xuất hiện nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý tới các dấu hiệu khác có thể xuất hiện trong ngày rụng trứng như: thân nhiệt tăng, một số chị em hơi đau ở bụng dưới, ham muốn tình dục tăng…
Không phải ai cũng xác định được chính xác ngày rụng trứng của mình, bởi cơ chế này còn phụ thuộc cơ địa của mỗi người. Để biết ngày rụng trứng rơi vào thời điểm nào trong chu kì kinh nguyệt, bạn có thể theo dõi những dấu hiệu thay đổi ở cơ thể mình. ví dụ, sau chu kì, vùng kín thường khá khô ráo trong vài ngày và sau đó thấy xuất hiện chất nhầy màu trắng. Khi cơ thể bắt đầu rụng trứng, âm đạo sẽ tiết ra chất nhầy trong, hơi ẩm và giống như lòng trắng trứng sống – dấu hiệu này rất dễ nhận thấy. Đây là dấu hiệu chứng tỏ đang trong thời gian trứng rụng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng que thử rụng trứng hoặc đến bệnh viện làm các thủ tục soi trứng, canh trứng để biết chính xác ngày rụng trứng. Trứng sau khi rụng chỉ sống được trong vòng 12-24 giờ đồng hồ, vì vậy, bạn nên “tạo điều kiện” cho tinh trùng gặp trứng trong thời gian này để có thể thụ thai.
Lý tưởng nhất là cần có nhiều tinh trùng sẵn sàng chờ trứng rụng vì thế nên quan hệ vào trước vào sau khi trứng rụng 1 ngày. Chỉ có 1 trứng “chín” nhưng có hàng triệu tinh trùng đang chờ vì thế hãy quan hệ nhiều trong những ngày này để tăng khả năng thụ thai.
Bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy dành thời giãn để nghỉ ngơi, thư giãn… Điều này không những có lợi cho sức khỏe của bạn mà còn góp phẩn giúp bạn nhanh có em bé.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo VNE
5 câu bạn nên hỏi mẹ trước khi mang thai
Những kinh nghiệm mang thai và sinh nở từ người mẹ sẽ rất có ích cho bạn. Chúng giúp bạn có sự chuẩn bị cần thiết và đối phó kịp thời với những vấn đề không mong muốn.
1. Mẹ có bị rạn da không?
Nhiều người cho rằng dùng dầu và lotion dưỡng ẩm có thể giúp ngăn ngừa rạn da. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bạn có thể khắc phục vết rạn da triệt để hay không phụ thuộc rất nhiều vào gen.
Nếu mẹ bạn từng nhanh chóng loại bỏ vết rạn da sau khi sinh thì có khả năng bạn cũng sẽ như vậy. Còn nếu mẹ bạn cũng từng vất vả "xóa sổ" chúng thì bạn cũng đừng buồn bởi cũng chẳng hại gì nếu bạn chăm sóc da bằng lotion dưỡng thể phù hợp.
2. Mẹ có phải sinh mổ không?
Một phụ nữ trong văn phòng của chúng tôi (tác giả cuốn sách The Real Deal Guide to Pregnancy) nhận thấy mối liên quan giữa việc sinh nở của cô ấy và người mẹ. Cả hai đều phải sinh mổ.
Mặc dù chúng ta chưa thấy bất kỳ bằng chứng chỉ ra rằn nếu mẹ bạn phải sinh mổ thì có khả năng bạn cũng sẽ như vậy nhưng việc hỏi mẹ câu này mang lại ích lợi cho bạn bởi nếu bà đã từng sinh mổ, ít nhất bạn cũng có sự chuẩn bị tinh thần cần thiết khi chuyện xảy ra với mình. Điều này sẽ giúp bạn đỡ bị sốc và bất ngờ.
3. Việc giảm cân của mẹ diễn ra có nhanh sau khi sinh?
Một số phụ nữ giảm cân và lấy lại thân hình thon thả một cách nhanh chóng sau khi sinh trong khi những bà mẹ khác vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận trọng lượng và thân hình mới vì không thể giảm cân hoặc giảm cân rất chậm.
Nếu mẹ bạn giảm cân nhanh sau khi sinh thì có khả năng bạn cũng như vậy. Câu hỏi này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị trước cho vấn đề này, chẳng hạn bạn sẽ cần phải giữ lại quần áo bà bầu trong bao lâu sau khi sinh, hay bạn sẽ cần phải giảm cân ra sao để lấy lại thân hình thon thả lúc trước...
4. Mẹ có bị chứng trầm cảm sau khi sinh?
Hầu hết những cuộc trò chuyện về bầu bí đều về những vấn đề vui vẻ. Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề trầm cảm sau khi sinh với một ai đó bạn tin tưởng, ở đây là mẹ bạn, có thể giúp bạn lên kế hoạch chuẩn bị phòng khi vấn đề đó xảy ra. Bạn sẽ sớm nhận ra những dấu hiệu của bệnh và có biện pháp đối phó kịp thời.
Việc mẹ bạn cảm thấy trầm cảm sau khi sinh không có nghĩa bạn sẽ có bị như vậy khi sinh em bé. Nhưng trao đổi và thu thập thông tin từ một người từng bị như vậy sẽ không có hại gì. Những cuộc trò chuyện thân mật này sẽ dễ chịu hơn nói chuyện với bác sỹ hoặc đọc sách.
5. Mẹ có gặp khó khăn gì khi cho con bú?
Mặc dù không có mối quan hệ chắc chắn giữa việc cho con bú và gien nhưng có bằng chứng rằng con gái thường giống mẹ. Nếu mẹ bạn từng gặp khó khăn trong việc cho con bú thì có thể bạn cũng sẽ như vậy trừ khi bạn biết rút kinh nghiệm từ bà. Kinh nghiệm thực tế sẽ có ích cho bạn hơn là những thông tin và lời khuyên trên sách báo.
Theo VNE
Dấu hiệu bất thường và điều cần đặc biệt lưu ý trong kì rụng trứng Nhiều chị em đã từng giật mình khi thấy có máu xuất hiện trong kì rụng trứng. Hiện tượng này là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó. Nếu bạn đang tự hỏi dấu hiệu có máu xuất hiện trong thời gian rụng trứng có phải là bình thường không thì bạn cần biết rằng hiện...