Cảnh đua xe ‘điên’ nhất lịch sử điện ảnh của ‘Mad Max: Fury Road’
‘ Mad Max: Fury Road’ đưa đến trải nghiệm khó quên với những cảnh đua xe chân thực, kỳ dị mà gay cấn đến dựng tóc gáy.
Mad Max là thương hiệu phim đề tài hậu tận thế được giới mộ điệu xếp vào hàng “chiếu trên” trong dòng phim cùng thể loại nhờ kỹ thuật làm phim xuất sắc. Trở lại sau 30 năm vắng bóng, phần phimFury Road thực sự đã làm hài lòng người hâm mộ khi kế thừa được giá trị của những phần phim trước đồng thời phát huy được thế mạnh hình ảnh vốn có của thương hiệu.
Khán giả đã được chứng kiến một trong những màn đua xe mãn nhãn nhất từng xuất hiện trên màn ảnh. Điều đặc biệt hơn, cảnh đua xe điên rồ này gần như không có sự can thiệp của công nghệ kỹ xảo.
Mad Max: Fury Road có nội dung khá đơn giản, kể về hành trình chạy trốn khỏi tên bạo chúa Joe Bất Tử của 5 cô vợ trẻ, nữ chiến binh Furiosa và Max Điên. Dù vậy bộ phim vẫn khiến khán giả không thể rời mắt dù chỉ một phút vì tiết tấu dồn dập, hình ảnh đẹp nghẹt thở.
Ấn tượng nhất trong cả bộ phim là phân đoạn đua xe trên sa mạc. Joe Bất Tử dẫn theo một binh đoàn gồm các chiến binh cảm tử và những con quái xế để truy lùng nhóm Max Điên. Hàng dài những chiếc xe được độ hình thù quái dị, lao đi trong bụi sa mạc mịt mù như một cơn cuồng phong trên nền nhạc metal rock dữ dội đủ khiến người xem nổi da gà.
Điều khó tin là đạo diễn George Miller đã áp dụng cách làm phim “không kỹ xảo” trứ danh với cảnh đua xe nổi tiếng này.
Phim trường được chọn quay là sa mạc Namib nóng cháy ở Nam Phi. 150 chiếc xe sau khi được tân trang, thiết kế lại ngoại hình đã được đưa đến điểm quay. Trên trường quay có đến 1700 nhân viên làm việc liên tục, trong đó 1000 người thay phiên nhau tại các set cảnh đan xen. 5 xe tải quân sự cỡ lớn của Đức được huy động để vận chuyển trang thiết bị khi di chuyển trường quay.
Dàn diễn viên từ chính đến quần chúng đều phải trải qua khóa huấn luyện kỹ càng trước khi bấm máy. Trên phim trường tất cả những diễn viên này đều tự mình thực hiện các cảnh quay mạo hiểm, thậm chí là điên rồ giữa cái nóng cháy da cháy thịt của sa mạc.
Đoàn phim đã phải di chuyển số lượng xe và trang thiết bị đồ sộ 6 lần trong 120 ngày quay. Diện tích phim trường trải rộng trong khoảng kích cỡ gấp 3 lần một sân bóng tiêu chuẩn.
Ngay cả những cảnh cháy nổ, xe đua tốc độ cao, diễn viên treo lơ lửng trước mũi xe hay ngã lăn xuống đường đều được quay thật. Sự chân thật trong cảnh phim khiến người xem rùng mình khi nghĩ đến việc thực sự những diễn viên đã chìm trong khói lửa và bụi sa mạc suốt thời gian quay.
Nam tài tử Tom Hardy bị stress vì phải làm việc cao độ trong điều kiện khắc nghiệt suốt 450 giờ đồng hồ. Sau đó anh đã phải lên tiếng xin lỗi đạo diễn Miller vì thường xuyên nổi nóng, cáu gắt trên phim trường.
Khi Mad Max: Fury Road được trình chiếu lần đầu tiên cho giới chuyên môn, nhiều nhà làm phim và nhà phê bình phải đứng bật dậy khỏi ghế và bày tỏ sự thán phục với cảnh đua xe chưa từng có này.
Không chỉ là sự sáng tạo nghệ thuật, cảnh đua xe trên sa mạc của bộ phim còn là sự liều lĩnh và hy sinh không kể nổi của ekip làm phim. Công sức của cả đoàn đã được tôn vinh xứng đáng với 5 chiến thắng Oscar danh giá ở các hạng mục kỹ thuật. Mad Max thêm một lần nữa ghi tên mình vào bảng vàng chói lọi của lịch sử điện ảnh thế giới.
Video đang HOT
Theo VNE
Dù chưa xem phim, bạn cũng có thể biết những cảnh phim kinh điển này
Cảnh ngôi sao Keanu Reever và màn đóng băng cơn mưa đạn thần thánh trong 'Ma trận' quá quen thuộc với nhiều người.
America Beauty: Hình ảnh nữ diễn viên Mane Suvari khoả thân giữa một biển hoa hồng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm điện ảnh, thời trang mãi sau này.
E.T.: The Extra Terrestrial: Elliott chở ET trên chiếc giỏ xe đạp trong ánh sáng xanh huyền bí.
The Shinning: Biển máu tràn ra từ thang máy, phủ đỏ cả hành lang.
Ma trận: Ngôi sao Keanu Reever và màn đóng băng cơn mưa đạn thần thánh.
The Fountain: Biểu tượng Cây đời nổi tiếng.
Life of Pi: Pi và chú hổ Richard Parker trên chiếc thuyền mộc lênh đênh giữa biển khơi.
V for Vendetta: Quân đoàn đeo mặt nạ Guy Fawked.
300: Trận chiến tại tại "Hot Gate" Thermopylae giữa quân Sparta của vua Leonidas và Đế chế Ba Tư.
2001: A Space Odyssey: Hành lang tàu vũ trụ với thiết kế đối xứng tuyệt đẹp.
Lion King: Phân đoạn nổi tiếng bậc nhất trong bộ phim hoạt hình Vua sử tử, Simba được chào đón với nghi thức "Sự ra đời của một vị vua mới".
The Day After Tomorrow: Tượng Nữ thần tự do chìm trong biển băng trắng xoá sau thảm hoạ Ngày Tận thế.
Titanic: Jack và Rose dang tay trước mũi con tàu Titanic huyền thoại.
The Fall
Cây đời
Hoa Mộc Lan
Lovely Bones
Kiêu hãnh và Định kiến
Harry Potter và Hòn đá phù thuỷ
Sự im lặng của bầy cừu
Parfume: The Story Of A Murderer
Avatar
Tree of Life
Mad Max: Fury Road
Theo VNE
Khán giả 'Phù thủy xứ Oz' tận mắt chứng kiến tai nạn suýt thiêu sống diễn viên Cảnh quay suýt giết chết nữ diễn viên Margaret Hamilton (vai Phù thủy Xấu) vẫn được giữ nguyên, đưa vào phim. Phù thủy xứ Oz (The Wizard of Oz) được ra mắt năm 1939. Bộ phim trở thành tác phẩm kinh điển của lịch sử điện ảnh thế giới vì kỹ thuật quay đi trước thời đại và hình ảnh mang đậm tính...