Cánh đồng Mường Lò nguy cơ mất vẻ đẹp tự nhiên vì các dự án
Thời gian qua, các dự án mở rộng quỹ đất của huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan cánh đồng Mường Lò.
Nổi tiếng trong câu ca “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” – Cánh đồng Mường Lò rộng lớn thứ 2 miền Tây Bắc có diện tích khoảng 3.000 ha, thuộc địa phận thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Khi vượt những dãy núi, đồi quanh co, xuôi dốc Thái Lão (thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ) trên Quốc lộ 32, du khách sững sờ trước cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng, tươi đẹp giữa bốn bề đồi núi bao la.
Xuôi dốc Thái Lão (thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ) là xuống đến cánh đồng Mường Lò ngút ngàn tầm mắt.
Xe chạy giữa những triền lúa.
Đoạn đường từ dốc Thái Lão về thị xã Nghĩa Lộ vô cùng đẹp mắt và thoáng đãng nhưng gần đây người dân bất ngờ với việc cánh đồng bị san lấp để phát triển quỹ đất ở.
Khu vực này thuộc km 199 900 Quốc lộ 32 chạy qua xã Phù Nham huyện Văn Chấn. theo người dân địa phương. Thời gian qua, các dự án mở rộng quỹ đất của huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ đã ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan cánh đồng Mường Lò, nguy cơ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó.
Video đang HOT
Hai bên đường vốn là đất ruộng màu mỡ, nay được đổ đầy đất tạo mặt bằng.
Rất nhiều diện tích ruộng bị lấp.
Từ góc nhìn này, người dân thấy tiếc cảnh quan vốn có của cánh đồng.
Người dân lo lắng tới viễn cảnh, khi vào đến Mường Lò sẽ không còn nhìn thấy cánh đồng ngút ngàn tầm mắt.
Những cống rãnh được xây dựng, ngăn khu đất mới san gạt với đất lúa.
Rồi đây những dãy nhà sẽ mọc lên giữa cánh đồng.
Thời gian qua, ở thị xã Nghĩa Lộ cũng có một số khu đất ở hình thành từ đất ruộng.
Các khu đất này nằm giữa cánh đồng.
Những khu đất ở mới tạo diện mạo mới cho đô thị nhưng cũng làm thay đổi cảnh sắc của cánh đồng Mường Lò.
Khu đất đã có người đến sinh sống.
Khu đất chưa có người sau khi hoàn thành.
Tại một khu dân cư mới hình thành khác, đất nền vẫn bỏ trống nhiều ô.
Người dân địa phương cho biết trước đây khu vực này là cánh đồng thuộc xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ./.
PV/VOV- Tây Bắc
Theo vov.vn
Phát lộ rừng chè cổ thụ, có cây 2 người ôm không xuể ở Yên Bái
Thật đáng kinh ngạc, cả một rừng chè shan tuyết cổ thụ, đã được biết đến vài chục năm nay ở xã Sùng Đô huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, thế nhưng cơ quan chức năng và cả báo chí lại rất hiếm thông tin về nó.
Khi ngồi viết bài này tôi còn cảm thấy mình có lỗi lớn với độc giả, bởi rừng chè rộng lớn ấy; trong đó, có cả cây chè cổ thụ đường kính đến 1,2 m mà cánh nhà báo chúng tôi chẳng biết để sớm thông tin đến bạn đọc.
Tối qua, trong lúc ngồi tán chuyện tào lao, một anh bạn làm nghề sơn tràng (nghề khai thác gỗ) bảo: "Nghe đâu Công ty Thịnh Đạt Xanh có địa chỉ tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang khảo sát để lập Dự án xây dựng nhà máy chế biến chè cao cấp xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc)... mà vùng nguyên liệu được cung cấp được nhắm tới chính từ những cây chè shan tuyết hàng trăm năm tuổi ở xã Sùng Đô huyện Văn Chấn".
Cây chè cổ thụ tại xã Sùng Đô. Ảnh: TTXVN.
Giật mình tôi rút điện thoại ra gọi cho Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn ông Nguyễn Văn Toản mới vỡ lẽ, rừng chè ấy được biết đến khoảng hai chục năm rồi, nhưng do đường xá xa xôi đi lại khó khăn... nên rất khó để thu hút đầu tư vì vậy đến nay chưa được cơ quan chức năng thực sự quan tâm tới. Và hiện cũng chưa có nhà đầu tư nào tới làm việc với huyện Văn Chấn ngỏ lời đầu tư để khai thác tiềm năng của vùng chè này cả. Ông Toản còn nói thêm, ngay như cả vùng chè cổ thụ Suối Giàng nổi tiếng từ lâu, giao thông thuận lợi... thế mà cả tỉnh này còn đang loay hoay tìm hướng đi sao cho đạt được hiệu quả cao huống hồ...
Địa điểm của những cây chè cổ thụ này là ở 2 thôn Làng Mảnh và Giàng Pằng của xã Sùng Đô, phía bên kia giáp với khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc xã Nà Hẩu huyện Văn Yên của tỉnh Yên Bái. Hiện nay, do địa hình núi non hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn nên UBND huyện Văn Chấn cũng mới chỉ đưa ra ý kiến để xem xét nhằm tìm hướng khai thác vùng chè cổ thụ đầy tiềm năng này.
Cũng theo ông Chấn, hiện chưa có một cơ quan chức năng nào của Yên Bái tiến hành khảo sát, điều tra vùng chè cổ thụ Sùng Đô có tổng diện tích là bao nhiêu, được phân bố trên độ cao nào, giống chè gì, có bao nhiêu cây chè cổ thụ từ 0,8- 1,2m, tuổi đời của chúng là bao nhiêu, chất lượng và giá trị kinh tế như thế nào?.
Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là vùng chè đặc biệt quý hiếm chưa từng có ở Việt Nam và trên thế giới, với những cây chè to hai người ôm chưa kín gốc, địa y và rêu phong suốt từ gốc lên tới ngọn, có cành chè đường kính tới 20 cm, búp to, trắng bằng ngón tay lông tơ phủ dày như tuyết phủ..., điều đó nói nên giá trị của rừng chè đã tồn tại hàng trăm năm trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của núi cao.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, vùng chè tại xã Suối Giàng của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có hàng chục nghìn cây chè cổ thụ (hơn 100 tuổi); trong đó, có những cây chè trên 300 năm tuổi được xếp vào 1 trong 6 cây chè thuỷ tổ của thế giới với đường kính người ôm không xuể, thì những cây chè cổ thụ có đường kính từ 1 đến 1,2 m tại hai thôn Làng Mảnh và Giàng Pằng của xã Sùng Đô lẽ nào lại không được xếp vào diện Những cây chè thủy tổ của thế giới.
Chè Shan tuyết vùng cao tập trung ở huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Trấn Yên. Ảnh: IT.
Chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng theo những người dân ở đây thì những cây chè cổ thụ gốc to từ 1 - 2 người ôm, đường kính gốc từ 0,8 - 1,2m có khoảng 30 - 40 cây, còn những cây có đường kính từ 20 - 30 cm thì không thể nào đếm xuể và được phân bố trên diện tích khoảng hơn 70 ha. Nhiều cây chè cổ thụ cao hơn 10 m, tán rộng 17 - 20 người trèo lên ngồi không kín tán. Đây là giống chè shan, do nằm trên độ cao trên 1.500 m, nên búp rất to trên búp chè lông tơ trắng dày như tuyết phủ nên còn được gọi là chè shan tuyết.
Đặc biệt hơn, đến thời điểm này cây chè shan tuyết cổ thụ tại xã Sùng Đô là cây chè có đường kính to nhất vừa được tìm thấy trong quần thể những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi của nước ta.
Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước được phát hiện ra, vùng chè cổ thụ Suối Giàng nay đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của cây chè vùng cao Yên Bái. Riêng vùng chè cổ thụ Sùng Đô mặc dù được biết đến từ vài chục năm nay, người dân đã thu hái nhưng cũng chỉ để làm chè vàng, hoặc bán cho các cơ sở chế biến chè xanh dưới vùng thấp nhưng không đáng kể. Cũng chính vì thế mà vùng chè cổ thụ Sùng Đô dường như mấy chục năm qua bị lãng quên trong mây mù và sương giá.
Một vùng chè cổ thụ vô cùng quý hiếm mọc hoang dại chưa hề bị tác động bởi con người đã bị lãng quên từ nhiều năm mới được phát lộ, nghe như những câu chuyện cổ tích giữa thời buổi kinh tế thị trường đầy năng động hiện nay. Hy vọng cây chè Sùng Đô sẽ được các cơ quan chức năng quan tâm để bảo tồn và đầu tư khai thác các tiềm năng như: du lịch, chế biến chè... để không thua kém cây chè cổ thụ nổi tiếng Suối Giàng.
Theo Đức Tưởng (TTXVN)
Ông nội nghi phạm hạ sát nam sinh chạy Grab: Từ nhỏ 2 anh em đã lì lợm, nghịch ngợm Sau khi sát hại nam sinh S. và cướp chiếc xe máy nhãn hiệu Exciter, Giáp và Trường đã lấy chúng làm phương tiện bỏ trốn. Thậm chí, Giáp còn khoe với ông nội đây là xe mới mua. Mang tang vật về khoe ông là xe mới mua Sau nhiều ngày ăn chơi tại Hà Nôi đến mức hết tiền Đinh Văn...