Cánh đồng mùa gặt
Tạm rời xa đô thị náo nhiệt, có dịp được thư thả phóng xe ra vùng ngoại thành, đắm mình vào khung cảnh đồng quê rộn ràng mùa gặt, mới cảm nhận hết cuộc sống yên ả, thân thương mà bấy lâu ta gần như bẵng quên.
Thủ đô Hà Nội sau 65 năm giải phóng đổi thay diệu kỳ. Từ một thành phố nghèo nàn, giờ Hà Nội khang trang, sầm uất, hiện đại chẳng thua kém những đô thị khác trong khu vực.
Hàng loạt khu nhà cao tầng mọc lên san sát; cửa hàng, trung tâm thương mại nhộn nhịp khắp nơi. Hà Nội sôi động, song vẫn giữ được nét riêng quyến rũ mà ít đô thị nào có được, ấy là vùng ngoại thành bao quanh rộng mở yên bình sắc xanh, cùng thảm lúa vàng tươi thi vị.
Diện tích đất trồng lúa của các huyện đã giảm nhiều so với chục năm về trước. Người nông dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn với phương thức canh tác hiện đại.
Cây lúa giờ đây không còn là cây trồng chủ lực ở vùng quê, bởi nhiều thửa ruộng chuyển sang trang trại chăn nuôi hoặc trồng hoa, rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn hẳn. Không ít hộ dân tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Mê Linh, Sóc Sơn… canh tác cây ăn quả, hoa, cây cảnh cho thu nhập khá. Một số diện tích đất ruộng trũng của huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên được phép chuyển đổi thành ao, hồ nuôi tôm, cá, ba ba, gia cầm…
Tuy nhiên, giống các địa phương khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, nông dân nhiều vùng ngoại thành Hà Nội chưa nỡ rời bỏ cây lúa truyền thống của cha ông suốt bao đời nay. Lúa mặn mòi gắn bó với người dân cần cù, chịu khó “một nắng, hai sương”. Ở không ít làng quê, phần lớn thanh niên trai tráng vào nội thành làm việc, còn lại các bà, các cô ngày ngày miệt mài cấy hái chăm sóc lúa. Người trồng lúa tốn nhiều công sức, trừ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê mướn thợ cấy, cày, gặt, lời lãi chẳng được là bao.
Video đang HOT
Song, bản tính lo xa, nhiều gia đình vẫn muốn có hạt thóc trong nhà, lại yên tâm hơn về hạt gạo do mình làm ra. Một vài vùng chuyên canh tại các huyện Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, người dân được hướng dẫn trồng giống lúa chất lượng cao, giá đầu ra ổn định cho nên họ càng yên tâm sản xuất. Trên thị trường có đủ loại gạo đưa về từ các vùng miền, rồi gạo nhập khẩu từ nước bạn, thế nhưng, hạt gạo vùng ngoại thành Hà Nội vẫn chất chứa hương vị đặc trưng, được người tiêu dùng ưa thích.
Thời bao cấp thiếu thốn, không khó bắt gặp dòng người xếp hàng dài chờ đong gạo, mà hạt gạo ngày ấy lấy đâu tươi rói, thơm thảo như bây giờ. Ai may mắn sống ở nông thôn, nhà có vài sào ruộng cấy, cặm cụi gieo trồng, nôn nóng chờ mùa gặt, nhưng cũng thấp thỏm lo dông bão dập vùi gãy đổ.
Không ít năm, khi lúa chín thì bất ngờ mưa lụt trắng đồng, người nông dân phải bơi thuyền ngụp lặn vớt lúa ngoi ngập nước. Bây giờ, phần lớn họ cấy giống ngắn ngày, ít sợ mất mùa, lúa tốt bời bời, hạt nào hạt ấy vàng ươm óng ả, căng tròn. Công đoạn gặt đập đã bớt vất vả nhờ có máy gặt, máy tuốt lúa trên từng thửa ruộng. Mùa gặt ở ngoại thành vì thế không còn nhọc nhằn như xưa.
Chiều nhạt nắng, thảnh thơi dạo bước trên cánh đồng lộng gió, ưỡn lồng ngực hít thở bầu không khí trong lành, say sưa ngắm nhìn từng thảm lúa chín vàng, trĩu nặng trải dài tít tắp, càng thấy thêm yêu khung cảnh làng quê thanh bình.
HẢI ANH
Theo nhandan.com.vn
Nữ giáo viên tử vong trên đường đi dạy về, nghi bị cướp trong đêm
Theo gia đình nữ giáo viên tử vong trên đường đi dậy học về cho biết, nạn nhân gặp nạn vào buỏi tối trên đường đê hoang vắng, tải sản bị mất là chiếc túi xách bên trong có máy tính và ví tiền.
Rất đông hàng xóm tiên đưa cô giáo về nơi an nghỉ cuối cùng
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh kèm theo thông tin một cô giáo nghi bị cướp trên đường đi dậy học về dẫn đến bị thương nặng và tử vong.
Theo đó, vào tối 4/10, tại dê Kim Thư đoạn giáp ranh với thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội), người dân phát hiện cô giáo Nguyễn Thị Thu Hoài (27 tuổi, ở thôn chợ Bình Đà, Thanh Oai) bị tai nạn dẫn đến bị thương nặng, khi được đưa đi cấp cứu cô giáo này đã tử vong.
Đáng nói, thời điểm xảy ra sự việc trên vào tối muộn, trên đường đê vắng. Tài sản bị mất là chiếc túi xách bên trong có ví và máy tính của nạn nhân.
Ngày 6/10, PV tìm về nhà nạn nhân, người thân đang tổ chức tang lễ, đưa nạn nhân đi an táng. Chia sẻ với PV, ông Đỗ Văn Chiến - (bố chồng của nạn nhân) cho biết, hiện tại công an vẫn đang điều tra nguyên nhân khiến con ông tử vong. Gia đình ông vẫn đặt ra nhiều nghi vấn bị cướp tài sản dẫn đến chị Hoài bị ngã tử vong.
Bởi theo ông Chiến, hàng ngày chị Hoài đi dậy học thường mang chiếc túi xách có máy tính, nhưng hôm xảy ra vụ tai nạn thì chiếc túi và máy tính đã biến mất cùng chiếc ví.
Ông Chiến kể, vào khoảng 20h tối ngày 4/10 khi cả nhà đang chờ con dâu về ăn cơm, thì nhận được tin báo chị Hoài bị tai nạn đang được đưa đi bệnh viện 103 cấp cứu.
"Lúc này có 2 em học sinh trên đường đi về phát hiện chính cô giáo của mình bị tai nạn nằm giữa đường. Lập tức hai em học sinh này chạy về gọi bố mẹ ra đưa cô giáo đi cấp cứu", ông Chiến nói.
Ghi nhận của PV tại hiện trường vụ tai nạn, đây là một con đê vắng, 2 bên không có nhà dân. Được biết, trên con đê này từng xảy ra nhiều vụ cướp.
Bà T. (một người dân ở gần điếm canh để Kim Thư) cho biết: "Trên đường đê vắng lại không có điện, trước đây buổi tối dân đi tập thể dục bị thanh niên lạ mặt giật dây truyền. chị C. nhà ở chân đê trước cũng bị bọn cướp giật đứt dây truyền, may mà nó chạy được".
Hình ảnh cô giáo trước khi xảy ra sự việc được người nhà chia sẻ
Chia sẻ về vụ tai nạn trên, bà T. cho hay, tối 4/10 bà có nghe thấy dân làng xôn xao vụ tai nạn khiến cô giáo trẻ bị thương nặng.
"Tôi chạy ra tìm hiểu thì được biết, hai em học sinh nhà gần đây phát hiện thấy cô giáo nằm gục giữa đường nên về gọi bố mẹ ra đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên sáng hôm sau thì nghe tin cô giáo đã mất. Người dân ở xung quanh đây đều thắc mắc, chỗ này không hề có cột mốc, cây cối hoặc vật cản mà nạn nhân lại tử vong giữa đường, mà túi xách lại bị mất", bà T. kể lại
Hiện trường nơi phát hiện cô giáo
Trước sự việc trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Huy Hoàn - Chủ tịch UBND thị trấn Kim Bài cho biết, vụ tai nạn xảy ra giáp ranh giữa địa bàn này và xã Kim Thư.
Theo ông Hoàn, hiện tại vụ việc đã được công an huyện Thanh Oai thụ lý. Về thông tin nghi vấn nạn nhân bị cướp giật, ông Hoàn cho biết: "Chúng tôi đã trao đổi với công an huyện, công huyện nói đây là vụ tai nạn tự ngã, có các cháu học sinh chứng kiến", ông Hoàn nói.
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Cao Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Thanh Oai: Tỷ lệ học sinh khối công lập dùng sữa học đường đạt 96% Đoàn khảo sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội đánh giá huyện Thanh Oai đã tổ chức tốt việc thực hiện nhiệm vụ năm học mới và nhất là triển khai Đề án chương trình sữa học đường, đạt tỷ lệ học sinh tham gia cao hơn nhiều so với các quận, huyện khác và cao hơn mục...