Cánh đồng lớn: Lớn rồi lại… bé
Hai năm nay, thi trương lua gao xuât khâu khó khăn khiến cánh đồng lớn (CĐL) “đứng hình”.
“Trước đây, chuôi liên kêt chi co doanh nghiêp và nông dân, nay có thêm hợp tác xã (HTX), chuỗi liên kết sẽ bền vững hơn”, ông Pham Thai Binh, CEO công ty cổ phần Nông nghiêp công nghê cao, cho biết. Thay vì doanh nghiệp (DN) phai tô chưc hội thảo đầu bờ với nông dân, làm việc đồng áng… nay HTX làm việc với nông dân, DN tập trung phát triển thị trường, lo tiêu thụ hang hoá cho tôt.
Cơ giơi hoa sản xuất lua trên cánh đồng lớn ơ ĐBSCL – Ảnh: HĐ
Thang 3.2011, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) phát động phát triển CĐL theo xu hướng liên kết DN bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có khoảng 8.000ha với 6.400 hộ nông dân tham gia cánh đồng liên kết trong vụ hè thu 2011, cục Trồng trọt thống kê ở An Giang, Bến Tre. Đến vụ đông xuân 2011 – 2012, ĐBSCL đa hinh thanh cánh đồng mẫu trên 19.700ha. Khi 100 DN ký hợp đồng bao tiêu lúa hè thu 2014, cánh đồng mẫu toàn vùng ĐBSCL biến thành CĐL với 140.000ha.
Năm năm đâu tiên, “phong trao” xây dựng CĐL hưng hưc khi thê, diên tich liên kết sản xuất – tiêu thụ lên đến 175.000ha. Hai năm nay giá lúa hạ, nguy cơ nhiều CĐL đang “tan rã”.
Năm 2015, An Giang thống kê diện tích CĐL trên 48.764ha, khoảng 20 DN ký hợp đồng với nông dân (thông qua 14 HTX nông nghiệp, 21 tổ hợp tác). Năm 2016, diện tích CĐL giam còn 36.220ha, 18 DN ký hợp đồng tiêu thụ lúa. Giá cả biến động theo chiều suy giảm, DN và nông dân đều thấy khó làm ăn với nhau.
Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (tiên thân cua tập đoàn Lôc Trơi) từng là điển hình cho mô hình cánh đồng mẫu, khi tự giải quyết bài toán thu gom, vận chuyển, sấy, lưu kho bảo quản, chế biến và tìm thị trường. Đên năm 2016, Lôc Trơi xây dưng đươc năm nha may va vung nguyên liêu CĐL khoang 55.000ha tai cac đia phương, nhưng khi thi trương xuât khâu găp kho khăn, phương thưc thu mua lua hôi năm năm trươc không còn phu hơp, cân điều chỉnh theo thơi gia thi trương.
Video đang HOT
Ông Nguyên Hoang, pho giam đôc nganh lương thưc Lôc Trơi, đơn vị chủ công khai mở CĐL ở ĐBSCL, nói rằng trong sáu năm qua, CĐL đươc khach hang đanh gia cao, tin nhiêm. San phâm gao Hat Ngoc Trơi đươc ngươi tiêu dung trong nươc lưa chon, thu hut thêm nhiêu đôi tac trong va ngoai nươc. Đăc biêt chât lương lua sản xuất trong CĐL luôn co gia ban cao hơn bên ngoai. Tuy nhiên, tình hình có nhiều thay đổi. Dư kiên, niên vụ 2017 quy mô CĐL của tập đoàn khoang 33.000ha. Phương thưc thu mua sẽ co thay đôi, tập đoàn lưa chon nhưng nông dân tâm huyêt cung xây dưng CĐL và nông dân se thoả thuân ky kêt vơi gia chuân ngay tư đâu vu, đên cuôi vu se thu mua theo gia thi trương. Môi bên cung chia se 50% lơi ich hoăc rui ro theo biên đô trươt gia tăng hay giam.
Tai Soc Trăng, năm 2010 tư canh đông mâu ban đâu 40ha ơ xa Trương Khanh, huyên Long Phu đên vu đông xuân 2012 – 2013 mơ rông đươc 106 điêm, CĐL có quy mô 12.000ha. Nhưng từ đó đến nay mục tiêu mở rộng CĐL 17.000ha thực hiện một cách tiệm tiến. Ông Huynh Ngoc Vân, pho giam đôc sơ NN-PTNT Soc Trăng, cho răng phải chân chinh nhiêu măt, tư quy mô diên tich, ky thuât canh tac, phân bô CĐL rai vu đê tránh bi đông khâu thu hoach, nhât la vao vu hè thu găp mưa dâm. Các DN tham gia CĐL không chi để ban vât tư nông nghiêp ma cân đâu tư xây dưng vung sản xuất – tiêu thu lua môt cach thưc chât, lâu bên.
Cân Thơ là một trong những địa phương sớm triển khai CĐL, từ vụ hè thu 2011 với 400ha ở huyện Vĩnh Thạnh đến vụ đông xuân 2014 – 2015, đến nay đã có 75 CĐL, tổng diện tích hơn 17.600ha (12.500 hộ nông dân tham gia). Hai năm gân đây, 18 – 19 DN liên kêt hơp tac nông dân sản xuất trên CĐL. Phần lớn DN liên kết sản xuất để buôn ban vât tư nông nghiêp, khi số lượng CĐL tăng lên thì quy mô mỗi cánh đồng nhỏ lại.
Ba Nguyên Thi Kiêu, pho giam đôc sơ NN-PTNT Cân Thơ, cho rằng cân co giai phap thao gơ vì trên CĐL vưa qua, khi thi trương tiêu thu lua gao tôt, cac DN tich cưc tham gia bao tiêu, nhât la vu lua đông xuân; con khi thi trương tiêu thu không manh (vu hè thu hay thu đông) thì DN “lơ”.
Ông Năm, nông dân xa Thơi Đông, huyên Cơ Đo, Cân Thơ, lam 2ha ruộng. tư khi tham gia CĐL không phai lo đâu ra nhờ công ty Trung An giữ đúng cam kết hơp đông bao tiêu. Tuy vây, ông thú thiệt rất do dự khi công ty đưa ra mưc gia bao tiêu tư đâu vu, nhưng cuôi vu gia lua ngoai cao hơn, vụ xuân hè vưa qua lua OM4218 chênh lêch giữa công ty với bên ngoài khoảng 300 đồng/kg, có người muốn bẻ kèo.
Ông Bay Hoà, ơ kênh Tư Ky, âp Trang Nhung, xa Trương Xuân, huyên Thơi Lai, Cân Thơ, kể lại: cũng có công ty ky hơp đông trông lua thơm jasmine 85, đên khi thu hoach gia lua trên thi trương giam, ho cư nhân viên đên năn ni đê ha gia mua. Co kè qua lai, cuối cùng bê hơp đông. Kê tư đo đên nay cánh đồng này không thây bong dang DN nào tới.
Theo Đức Toàn – Hà My ( Thế Giới Tiếp Thị)
Đối mặt nỗi lo lúa đông xuân ế
Nhu cầu thị trường nhập khẩu rất yếu trong khi nguồn cung tăng mạnh, giá giảm mạnh, nhiều "bạn hàng lớn" cũng đã tăng cường tự túc lương thực trong nước... khiến ngành lúa gạo lo lắng sẽ tiếp tục ế ẩm trong vụ đông xuân 2017 sắp tới.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã kiến nghị Chính phủ thu mua tạm trữ lúa vụ đông xuân để đảm bảo ổn định giá cho nông dân.
Tứ bề khó khăn
Nông dân huyện Tân Hưng (Long An) kiểm tra ruộng lúa vụ đông xuân. Ảnh: VĂN ĐÁT
Ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký VFA, thông tin, cùng với việc tăng năng suất, sản lượng ở nhiều nước trồng lúa, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2016 - 2017 được giới phân tích dự báo sẽ đạt mức kỷ lục, khoảng 480 triệu tấn gạo xay xát, cao hơn niên vụ trước khoảng 1,6%. Tồn kho gạo toàn cầu cũng được dự báo phồng lên ở mức cao nhất từ năm 2001 đến nay. Đáng chú ý, tồn kho ở các nước xuất khẩu chính lại giảm đáng kể, trong khi tăng ở các nước nhập khẩu và xuất khẩu nhỏ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhập khẩu và hạn chế các hợp đồng thương mại gạo.
Trong khi đó, những năm trước, các nước khu vực ASEAN như Philippines, Malaysia, Indonesia nhập khẩu gạo Việt Nam lên đến 2-3 triệu tấn theo các hợp đồng tập trung, nhưng đến năm 2016, lượng gạo xuất khẩu sang cả ba thị trường này chỉ còn khoảng 10%. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ các nước này có những chính sách quyết đoán về an ninh lương thực và đã đạt được những kết quả ban đầu; từng bước tự cân đối lương thực trong nước, giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu. Đồng thời, xu hướng tự do hóa trong thương mại gạo ngày càng phổ biến ở các nước này khiến các hợp đồng tập trung tiếp tục suy giảm. Đó là chưa kể đến sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu gạo trong khu vực.
Ông Huỳnh Thế Năng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II), phân tích, ngoài những thị trường truyền thống ở châu Á, gạo Việt Nam hiện chỉ còn giữ được tỉ trọng gạo thơm tại một số thị trường như châu Phi, Đài Loan, Hongkong. Trước đó, châu Phi là thị trường gạo trắng rất lớn của Việt Nam nhưng từ năm 2011, các doanh nghiệp của ta cũng đã để vuột mất thị trường này vào tay đối thủ nước khác.Ngay như Trung Quốc -thị trường chính của gạo Việt Nam, mới đây rất nhiều rào cản đã được đặt ra, đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào thế khó. Ông Năng dẫn chứng, trong số 150 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo do VFA giới thiệu để phía Trung Quốc sang kiểm tra, họ cũng chỉ "bốc ra" 31 đơn vị để kiểm tra. Kết quả, chỉ có 22 doanh nghiệp đạt yêu cầu.
"Trung Quốc xưa nay là thị trường lớn và thường được gọi là thị trường dễ tính, tuy nhiên các khái niệm này giờ không còn phù hợp nữa khi nước này liên tục đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc... để siết chặt nhập khẩu gạo từ Việt Nam" - ông Năng tỏ ra lo lắng.
Lo ế lúa vụ đông xuân 2017
Trước áp lực về thị trường, nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ rất khó khăn trong việc tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân sắp tới. Ngay cả gạo nếp, lâu nay vốn luôn dễ dàng tiêu thụ thì nay cũng sẽ rơi vào tình trạng cung vượt cầu.
Ông Huỳnh Thế Năng chia sẻ, việc nhu cầu nhập khẩu còn rất yếu, các thị trường không có tín hiệu gì mới đã khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo như "ngồi trên lửa". Do đó, cuối tháng 12 vừa qua, vì quá sốt ruột, đại diện VFA đã sang Indonesia để tìm kiếm đơn hàng. Tuy nhiên, nước này cũng quả quyết tăng cường tự túc lương thực và sẽ không nhập khẩu thêm gạo trong năm tới. "Cả năm 2016 Indonesia cũng không nhập hạt gạo nào của Việt Nam, và thời gian tới cũng thế. Do đó, dự báo vụ đông xuân 2017 sắp tới sẽ rất khó khăn trong tiêu thụ" - ông Năng nhận định.
Cũng theo nhận định của VFA, do nhu cầu thị trường ế ẩm, dự báo Việt Nam sẽ chỉ xuất được khoảng 5 triệu tấn gạo trong năm 2017. VFA đã kiến nghị Chính phủ cho mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2016 - 2017 để ổn định giá thị trường, đảm bảo mức lãi tối thiểu cho nông dân.
Trong khi đó, tại một số tỉnh ĐBSCL, nông dân đã bắt đầu thu hoạch lúa vụ đông xuân sớm. Năng suất thấp do thời tiết bất lợi, thị trường chưa sáng sủa khiến doanh nghiệp thu mua cũng khá chậm... khiến nhiều nông dân không vui khi ra đồng dịp đầu năm.
Ông Nguyễn Thanh Trị (ngụ xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, Hậu Giang), cho biết, hơn 3 công lúa đông xuân nhà ông năm nay thất thu rõ rệt, phần vì thời tiết khó khăn nên năng suất giảm mạnh, phần vì chi phí giá thành tăng cao trong khi thương lái cứ ngang qua ruộng mà... "chẳng nói năng gì" việc thu mua lúa sớm.
Theo ước tính của bà con, chi phí cho mỗi công lúa đông xuân sớm năm nay đạt gần 2 triệu đồng, cao hơn khoảng 300.000 đồng so với vụ đông xuân năm trước. Trong khi đó, giá thu mua cũng chỉ ở mức 4.300-4.400 đồng/kg đối với giống IR 50404, giống OM 5451 dao động từ 4.700-4.800 đồng/kg, giống RVT từ 5.200-5.300 đồng/kg. Do đó, mức lợi nhuận của bà con có lúa thu hoạch vào thời điểm này đạt thấp, có hộ còn không có lời vì chi phí đầu tư cao.
Theo Danviet
Xuất khẩu gạo vẫn trầm lắng, bế tắc Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 5,8 triệu tấn gạo trong năm 2017, tăng 7,4% so với năm 2016. Xuất khẩu gạo Thái Lan đạt mức 9,63 triệu tấn gạo trong năm 2016, và đang hướng tới 10 triệu tấn trong năm nay. Giá gạo tại Ấn Độ thời gian qua đã tăng do nhu...