Cánh đồng địa nhiệt Dallol: Vẻ đẹp của tử thần
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.
Chúng ta vẫn cho rằng chỉ có Trái đất hoặc những nơi có nước mới mang lại sự sống cho con người và các loài sinh vật. Tuy nhiên, cũng có những nơi nước không phải là sự sống như chúng ta vẫn tưởng, có nước mà sự sống không thể tồn tại.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự vắng mặt của các loài vi khuẩn trong những vùng nước nồng độ muối, axit đậm đặc và nhiệt độ cao tại cánh đồng địa nhiệt Dallol ở Ethiopia.
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt. Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100 m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Các nhà địa chất cho rằng những mỏ muối được tạo nên theo thời gian từ những trận lũ gần Biển Đỏ tràn qua.
Trong lịch sử, các vụ phun trào độc hại đã diễn ra ở đây vào năm 1926. Tháng 10-2004, magma bên dưới Dallol bị rò rỉ. Một vụ phun trào phreatic (tầng chứa nước) cũng đã xảy ra vào tháng 1-2011.
Cái tên Dallol được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là “hủy diệt” để mô tả cảnh quan của các ao axit xanh (giá trị pH nhỏ hơn 1), đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.
Có thể nói, Dallol là một thế giới nước rất huyền ảo và rực rỡ, với sự hòa trộn của nhiều màu sắc. Từ xa nhìn lại, khung cảnh màu vàng rực rỡ, đẹp tựa thiên đường, cho ta cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nhưng thực tế, nước suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại, bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động nên chẳng có ai dám đến gần.
Chính vì thế, Dallol được mệnh danh là “Địa ngục nước” hay “nơi duy nhất trên Trái đất không sinh vật nào tồn tại”.
Ở đây, nhiệt độ thông thường trong mùa đông cũng có thể đạt ngưỡng 45 độ C và tràn ngập các bể có nồng độ axit và muối đậm đặc với các tỷ lệ pH ở mức thấp. Và cũng bởi môi trường cực kỳ khắc nghiệt ấy mà khu vực này từ lâu đã khiến giới khoa học cực kỳ lưu tâm.
Theo một nghiên cứu năm 2019 cho biết, các vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường hội tụ những điều kiện khắc nghiệt, tức có thể cùng song song tồn tại các yếu tố nóng, mặn, axit, do đó các tác giả cho biết Dallol như một ví dụ về những giới hạn của sự sống, giống như một nơi thuộc thời kỳ sớm của sao Hỏa.
Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu Pháp – Tây Ban Nha do nhà sinh học Purificación Lopez Garcia của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp lại có những kết luận hoàn toàn khác. Theo họ, không hề có sự sống ở những vùng ngập nước vô cùng khắc nghiệt ở Dallol.
“Sau khi phân tích nhiều mẫu vật hơn cả những công trình nghiên cứu trước đây, với việc kiểm soát thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và một phương pháp hiệu chuẩn chính xác, chúng tôi đã kiểm tra lại là không hề có sự sống của các vi khuẩn tại các bể nước nóng có nồng độ muối và axit đậm đặc hay trong các hồ nước mặn giàu magiê liền kề đó”, López García nói.
Ông cũng cảnh báo, dưới kính hiển vi thì một số chất kết tủa khoáng chất giàu silic ở Dallol có thể trông giống như những tế bào vi khuẩn, vì vậy cần phải phân tích mẫu vật một cách cẩn thận “trong những nghiên cứu khác, có thể là ô nhiễm các mẫu vật với vi khuẩn cổ từ các vùng lân cận, các hạt khoáng có thể được coi như các tế bào hóa thạch, khi trong thực tế là chúng được hình thành một cách tự phát trong nước mặn, nơi không có sự sống tồn tại”.
“Thêm vào đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bằng chứng là có nhiều nơi trên bề mặt Trái đất như các bể nước ở Dallol đều là vô trùng ngay cả khi chúng chứa đầy nước ở dạng lỏng”, Lopez Garcia nhấn mạnh. Điều đó có nghĩa là sự hiện diện của nước ở dạng lỏng trên một hành tinh, vốn thường được coi là một yếu tố cho thấy có thể ở được, thì cũng chưa chắc là nơi đó có sự sống.
Tuy nhiên Lopez Garcia chỉ ra rằng môi trường khắc nghiệt của Dallol chính là nơi tuyệt vời để nghiên cứu về những giới hạn của sự sống.
Mặc dù mang vẻ đẹp rực rỡ như chốn bồng lai tiên cảnh và du khách hoàn toàn vẫn có thể ghé thăm nơi này, nhưng Dallol vẫn là địa điểm không được khuyến khích chào đón các du khách vì quá nguy hiểm.
Trần Đức Tân
Theo cstc.cand.com.vn
Vì sao không thể tìm ra căn phòng hổ phách huyền thoại?
Các thợ săn kho báu tin rằng họ tìm ra đường dẫn đến hầm trú ẩn - nơi cất giấu căn phòng hổ phách huyền thoại bị mất tích trong Thế chiến 2 tại phía đông bắc Ba Lan.
Căn phòng hổ phách được xây dựng dành cho Sa hoàng Nga Peter Đại đế vào những năm 1700. Kho báu này gây chú ý khi được trang trí từ lượng lớn ngọc quý, vàng và hổ phách.
Thế nhưng, Đức quốc xã đánh cắp và đem căn phòng hổ phách cất giấu ở một địa điểm bí mật vào năm 1941. Theo ước tính, báu vật này có giá trị lên tới hơn 7,4 nghìn tỷ đồng.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, không ai biết tung tích cũng như số phận của căn phòng hổ phách. Theo đó, trong suốt nhiều thập kỷ, các thợ săn kho báu tìm kiếm tung tích bảo vật quý giá này khắp châu Âu nhưng không chưa có kết quả.
Mới đây, các thợ săn kho báu tuyên bố phát hiện ra một lối vào ẩn dẫn đến một căn hầm ngầm bí mật - nơi căn phòng hổ phách có thể được cất giấu gần thị trấn Wegorzewo, đông bắc Ba Lan.
Ông Bartlomiej Plebanchot đến từ bảo tàng Mamerki Bunker cho biết: "Chúng tôi có thể nói một cách cụ thể rằng chúng tôi đã đạt được một bước đột phá trong việc tìm kiếm kho báu khổng lồ này".
Theo ông Plebanchot, nhờ vào việc sử dụng radar mặt đất chuyên nghiệp, các chuyên gia đã có thể xác định vị trí của một đường hầm dưới lòng đất.
Sau khi đào tại địa điểm được chỉ định bởi thiết bị, các chuyên gia thực sự tìm thấy một cửa hầm. Điều đáng nói là cửa hầm này gần như không được mở ra kể từ sau Thế chiến 2.
Ông Plebanchot cho biết thêm cửa hầm này bị chôn vùi trong suốt vài thập kỷ qua. Phía trên cánh cửa hầm có kích thước 1,5m x 1,5m ban đầu chặn trước lối vào, một cái cây đã mọc kể từ thời điểm đó.
"Cho đến khi cái cây bị chặt, cánh cửa này vẫn không được mở ra. Sự hiện diện của cái cây này chứng tỏ rằng không ai mở được nắp hầm trong nhiều thập kỷ qua", ông Plebanchot nói.
Nhóm thợ săn kho báu cho hay họ cần sự cho phép của Chính phủ trước khi họ có thể bắt đầu khai quật kho báu. Nhóm hy vọng sẽ có giấy phép vào cuối tháng này để sớm giải mã bí ẩn về tung tích căn phòng hổ phách.
Mời độc giả xem video: Miễn cưỡng mua gốc cây 35 triệu, nào ngờ được báu vật 35 tỷ (nguồn: Vietnamnet).
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/DM
Kỳ lạ khu vực đầy nước, màu sắc đẹp mắt nhưng không sinh vật nào sống nổi Người ta tìm thấy động thực vật ở những sa mạc khô cằn, lãnh nguyên lạnh giá, miệng phun thủy nhiệt độc hại dưới đáy đại dương sâu thẳm, nhưng không tìm thấy một sinh vật nào, dù chỉ là vi sinh vật, tại một khu vực ở Ethiopia. Nơi đây không sinh vật nào sống nổi. Nguồn: CNN. Theo kết quả nghiên...