Cảnh đối lập trong bức tranh thế giới đón năm mới
Bức tranh đón năm mới của người dân thế giới năm nay có nhiều gam màu đối lập do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Pháo hoa rực rỡ phía trên Nhà hát Opera Sydney và Cầu Harbour trong giờ khắc chuyển giao giữa năm 2020 và năm 2021.
Australia và New Zealand là một trong số khu vực đón năm mới đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, không giống như mọi năm, người dân hai nước đón năm mới với nhiều biện pháp hạn chế đi lại, tụ tập nhằm ngăn đại dịch bùng phát.
Người dân đeo khẩu trang đứng chen chúc cầu may trước đền Kanda Myojin ở thủ đô Tokyo trong đêm giao thừa.
Thông thường, người Nhật thường đi lễ chùa từ 31/12 đến 3/1 để cầu mong điều tốt lành cho năm mới. Năm nay, nhiều người Nhật vẫn đi lễ chùa, song do đại dịch Covid-19, các ngôi chùa, đền cũng thực hiện quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn.
Người dân Vũ Hán, nơi khởi phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc, thả bóng bay đón năm mới 2021.
Người dân Triều Tiên đổ về quảng trường ở thủ đô Bình Nhưỡng ngắm pháo hoa trong đêm giao thừa.
“Chúc mừng năm mới. Tôi gửi lời chúc chân thành tới mọi người khi chúng ta đón chào năm mới. Tôi xin chân thành chúc mọi gia đình trên cả nước hạnh phúc hơn và chúc sức khỏe những người thân yêu”, lãnh đạo Kim Jong-un viết trong thư chúc mừng năm mới 2021.
Màn bắn pháo hoa mãn nhãn trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok, Thái Lan trong giờ khắc chuyển giao sang năm mới 2021.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước làn sóng Covid-19 mới bùng phát ở nước này, thủ đô Bangkok đã yêu cầu đóng cửa các địa điểm thể thao và giải trí đến ngày 4/1. Lệnh cấm này có khả năng kéo dài hơn nếu tình hình Covid-19 không được cải thiện trong một tuần tới.
Những điểm nóng Covid-19 khác, bao gồm tỉnh Tak, Samut Sakhon và Rayong, cũng áp dụng biện pháp hạn chế tương tự.
Lễ hội ánh sáng mừng năm mới ở Raisina Hill, thủ đô New Delhi, Ấn Độ đêm 31/12.
Sự kiện đón năm mới ở thủ đô Ấn Độ năm nay trầm lắng hơn, khi Cơ quan Quản lý Thảm họa New Delhi ngày 31/12 áp lệnh giới nghiêm từ 11h đêm đến 6h sáng hôm sau ở thủ đô trong hai ngày, đêm 31/12 tới sáng 1/1 và đêm 1/1 tới sáng 2/1, để hạn chế các buổi tụ tập có nguy cơ bùng phát đại dịch.
Pháo hoa được bắn ra từ Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới, tại Dubai, thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đêm 31/12.
Cặp đôi Ukraine hạnh phúc đón năm mới 2021 bên nhau ở thủ đô Kiev.
Một người đàn ông lặng lẽ đi qua quảng trường Grand Place gần như vắng tanh vì lệnh giới nghiêm ở Brussels, Bỉ trong đêm giao thừa.
Giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, người dân Brussels đón năm mới lặng lẽ khi đại dịch Covid-19 vẫn “ám ảnh” châu Âu.
Một nhân viên an ninh ngồi lặng lẽ trong công viên gần quảng trường Old Town, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech rạng sáng 1/1.
Do sự gia tăng số ca nhiễm nCoV, cảnh sát đã được tăng cường trong đêm giao thừa để thực thi lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 21h cùng nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt khác. Do đó, người dân quốc gia này năm nay không thể tổ chức các buổi tụ tập chào đón năm mới như mọi năm.
Hai cư dân của viện dưỡng lão San Jeronimo ở Estella, phía bắc Tây Ban Nha, khiêu vũ chào đón năm mới.
Babacar Sene, một người bán phụ kiện phát sáng, một mình đón năm mới ở quảng trường Độc lập tại Dakar, Senegal trong đêm giao thừa.
Con phố vắng vẻ dẫn vào Quảng trường Thời đại, New York trước thềm năm mới 2021.
Thay vì mở cửa cho khoảng một triệu người như thường lệ, Quảng trường Thời đại ở thành phố New York năm nay sẽ chỉ đón vài trăm người có giấy mời đặc biệt, bao gồm những nhân viên thiết yếu trên tuyến đầu chống Covid-19, cùng gia đình họ. Họ sẽ được kiểm tra thân nhiệt và cần đeo khẩu trang trong lúc chứng kiến một trong những năm tồi tệ nhất lịch sử Mỹ trôi qua.
Nước Mỹ trầm lặng trước giao thừa
Khác với biển người háo hức vào đêm giao thừa năm ngoái, Quảng trường Thời đại sẽ chỉ còn vài trăm người lặng lẽ tạm biệt những sóng gió năm 2020.
"Tôi nóng lòng được chôn vùi năm 2020 hơn cả việc trông đợi vào năm 2021. Tôi không muốn nhìn thấy năm 2020 thêm chút nào nữa", Stephen Hughes, trợ lý tại Sở Cảnh sát New York, Mỹ, người chịu trách nhiệm hỗ trợ giám sát an ninh vào đêm giao thừa, cho hay.
Thay vì mở cửa cho khoảng một triệu người như thường lệ, Quảng trường Thời đại ở thành phố New York năm nay sẽ chỉ đón vài trăm người có giấy mời đặc biệt, bao gồm những nhân viên thiết yếu trên tuyến đầu chống Covid-19, cùng gia đình họ. Họ sẽ được kiểm tra thân nhiệt và cần đeo khẩu trang trong lúc chứng kiến một trong những năm tồi tệ nhất lịch sử Mỹ trôi qua.
Quả cầu pha lê đặt tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ, hôm 30/12 để chuẩn bị cho đêm giao thừa. Ảnh: AFP .
Bao trùm năm 2020 là đại dịch Covid-19, với hơn 20 triệu ca nhiễm và gần 351.000 người chết tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, kéo theo nạn thất nghiệp và các công ty làm ăn thua lỗ trầm trọng.
Vụ George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bị một cảnh sát da trắng ghì chết hồi tháng 5 đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình dữ dội khắp đất nước, thậm chí lan sang nhiều quốc gia khác, nhằm chống nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát.
Thêm vào đó là cuộc bầu cử tổng thống gây chia rẽ chưa từng có trong lòng nước Mỹ. Việc Tổng thống Donald Trump kiên quyết không chịu nhận thua trước Joe Biden, liên tục khẳng định ông mới là người thắng cuộc đích thực, khiến lời chia tay với năm 2020 dường như càng trở nên khó khăn.
Nhiều người cũng ý thức được rằng "hiện thực tàn nhẫn" của nước Mỹ sẽ không biến mất trong buổi bình minh đầu tiên của năm 2021. "Việc kim đồng hồ báo hiệu năm 2021 đã tới sẽ không giúp xóa bỏ mọi thứ", Juanita Erb, một y tá nghiên cứu lâm sàng được mời dự đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại, cho hay.
Trên bức tường dán điều ước ở quảng trường, nơi mọi người gửi gắm hy vọng vào năm mới, nội dung trên các mảnh giấy phản ánh nỗi bất an dai dẳng giữa cuộc khủng hoảng. "Covid suy giảm, du lịch nhiều hơn", "Đại dịch sẽ kết thúc", hay "Thịnh vượng và không Covid" là những thông điệp nằm trong số đó.
Mặc dù Covid-19 ở Mỹ chưa có dấu hiệu khả quan hơn, một số nghi thức đón giao thừa truyền thống vẫn được tổ chức, bao gồm việc thả quả cầu pha lê nặng 6 tấn dọc bên tòa nhà 25 tầng trên Quảng trường Thời đại, để đánh dấu sự kết thúc năm cũ, khởi đầu năm mới.
Tuy nhiên, sự hiện diện của hàng trăm nghìn người, yếu tố tạo nên không khí đón giao thừa sôi động trên Quảng trường Thời đại, sẽ không còn. New York, nơi từng thu hút cả thế giới vào dịp này mỗi năm, giờ đây đề nghị công chúng tránh xa. "Sự kiện giao thừa 2021 sẽ không mở cửa cho công chúng và không có khu vực quan sát cho công chúng", theo nội dung in đậm trong thông báo của Sở Cảnh sát New York.
Suốt ba thập kỷ qua, trợ lý cảnh sát trưởng Hughes cùng một nhóm đồng nghiệp đã xử lý phần lớn công việc hậu cần cho một trong những sự kiện thường niên lớn nhất thế giới, chứng kiến dòng người dần đông đúc hơn qua từng năm. Họ hôn nhau, reo hò trong bầu không khí rộn ràng và huyên náo, hướng tới một năm mới đầy hứa hẹn.
Thông thường, hàng nghìn sĩ quan được huy động để hỗ trợ trong đêm, nhiệm vụ mà họ cũng sẵn sàng bởi được giao lưu với người dân từ khắp thế giới một cách vui vẻ. Năm nay, lực lượng cảnh sát bổ sung sẽ giảm 80%, khi quy mô sự kiện được thu hẹp và đi kèm với những biện pháp hạn chế nhằm ngăn Covid-19. Với một sự kiện khép kín và phát trực tuyến, không khí có lẽ sẽ trầm lắng hơn.
Juanita Erb, y tá giúp giám sát các thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer tại Trung tâm Vaccine Langone của Đại học New York, nằm trong số ít những người được trực tiếp theo dõi sự kiện. Sau khi đại dịch tấn công nước Mỹ, người phụ nữ 44 tuổi đã bỏ việc để đến hỗ trợ hoạt động tại trung tâm vaccine. "Tôi nghĩ mình nên làm như vậy. Cộng đồng và đất nước cần tôi ngay bây giờ", Erb cho biết.
Một trong những khách mời khác là Danny Haro, sinh viên 22 tuổi đến từ thị trấn Montclair, bang New Jersey. Anh làm nghề giao đồ ăn cho một nhà hàng Italy và bảo vệ một cửa hàng quần áo, những công việc không được ca ngợi nhưng đã tạo điều kiện cho cuộc sống "bình thường mới" diễn ra.
Khi Covid-19 hoành hành hồi mùa xuân, nhà hàng Villa Victoria Pizzeria ở Montclair, nơi Haro làm việc, bắt đầu phát mỳ ống và salad miễn phí cho nhân viên tại bệnh viện Mountainside gần đó.
Sau một thời gian giao đồ, đến đầu tháng 4, Haro nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV và đã lây cho cả cha mẹ, anh trai và hai chị gái. Virus khiến Haro phải chịu đựng những cơn sốt, tức ngực, mất khứu giác và nhiều đêm dài sợ hãi.
Sức khỏe của Haro đã ổn hơn nhiều. Anh sẽ dành đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại với mẹ và chị gái, trong khi Erb đi cùng người bạn đời. Y tá 44 tuổi hy vọng trong năm mới, mọi người sẽ không còn lơ là và tuân thủ hướng dẫn y tế cộng đồng, vì mục tiêu ngăn chặn đại dịch.
Haro dự đoán năm 2021 sẽ không khác gì so với 2020, ít nhất là giai đoạn đầu năm. Vì vậy, sinh viên này chỉ ước một điều. "Thật sự thì tôi chỉ cần khỏe mạnh", Haro nói.
Em gái Kim Jong-un cảnh báo Ngoại trưởng Hàn Quốc Em gái Kim Jong-un chỉ trích bình luận của Ngoại trưởng Hàn Quốc về cách Triều Tiên chống dịch Covid-19 và cảnh báo bà phải 'trả giá đắt'. "Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha rất muốn quan hệ Hàn - Triều tiếp tục đóng băng thông qua những bình luận khinh suất mà không cân nhắc đến hệ lụy. Chúng tôi không bao...