Cảnh đời bi đát của cậu học sinh lớp 11 trước cảnh “bà liệt, cha tâm thần”
Tuổi thơ sớm vất vả, thiếu thốn tình thương của mẹ, cậu học sinh lớp 11 Nguyễn Anh Nhân vẫn không gục ngã, vươn lên trở thành cậu học trò giỏi của Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Nhưng lần này, Nhân đang thực sự bế tắc, em phải bỏ học giữa chừng để dành sức cứu người cha bị chứng bệnh tâm thần hành hạ, bà nội 85 tuổi ốm liệt giường nằm một chỗ mà không có tiền chạy chữa thuốc men.
Suốt gần một tuần nay ngôi trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh vắng bóng cậu học trò giỏi, chăm ngoan, giàu nghị lực Nguyễn Anh Nhân, học sinh lớp 11A1. Nhiều thầy cô, bạn học của Nhân đã không cầm được mắt khi chúng tôi có mặt ở trường, hỏi về em. Trò chuyện, ai cũng thương cho hoàn cảnh nghiệt ngã, bất hạnh của Nhân, cậu học trò, người bạn thông minh không gục ngã trước tuổi thơ sóng gió, thiếu thốn tình thương.
Em Nguyễn Anh Nhân giàu nghị lực, nhưng đang trải qua những ngày tột cùng của nỗi bất hạnh
Gia đình Nhân có 3 anh em, Nhân -sinh năm 1998- là con trai đầu lòng. Cuộc sống của gia đình Nhân vất vả ngay từ những ngày anh em Nhân chập chững bước đi. Nỗi cơ cực của gia đình em lên đỉnh điểm khi bố em là anh Nguyễn Văn Đức (SN 1964) bỗng phát chứng bệnh tâm thần. Lúc bình thường còn đỡ, những lúc trái gió trở trời bố Nhân lại lên cơn, hết vứt quần áo, đập phá nhà cửa lại chạy khắp xóm van la. Nhiều lúc mấy anh em Nhân cùng mẹ, bà phải gồng gánh đi lánh nạn.
Số phận thật nghiệt ngã với Nhân, cách đây mấy năm khi gia đình rơi vào khánh kiệt em lại mang chứng bệnh viêm cầu thận. Không có tiền để chạy thận Nhân phải nén cơn đau khi bệnh tật dày vò. Nỗi cơ cực của cậu bé ham học và 2 đứa em nhỏ của Nhân tới đường cùng khi người mẹ bỏ đi không quay trở lại.
Chứng bệnh thần kinh của bố tái phát, bà nội ốm yếu ăn nằm một chỗ khiến con đường tới trường của anh em Nhân thật chông gai
Số phận như đùa với cậu bé Nhân. Bệnh tật dày vò, hoàn cảnh hết sức éo le, nhưng Nhân lại được trời phú tính thông minh, giàu nghị lực khiến ai cũng mến phục. Những thầy cô giáo mà chúng tôi tiếp xúc đều kể, Nhân có một nghị lực, ham học rất phi thường, khác hẳn với cái dáng vẻ bề ngoài nhỏ bé đến tội nghiệp của em. Suốt từ cấp 1, cấp 2 đến cấp 3 Nhân luôn là cậu học sinh giỏi của trường, huyện. Đến năm lớp 10, Nhân lọt vào danh sách đi thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán học. Một năm sau Nhân lại được chọn vào đội dự tuyển đi thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa.
“Với lực học của em, là người hướng dẫn em nên tôi tin, Nhân sẽ dành được giải tại kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm 2013 -2014. Cô trò đang rất tự tin thì bố Nhân lại lên cơn co giật. Không còn ai chăm sóc bố, Nhân đành gác lại kỳ thi để lo cho bố ở viện, vừa lo cho bà và các em ở nhà”- cô giáo Võ Thị Hà, giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu, người trực tiếp bồi dưỡng Nhân về môn Hóa nói về lực học của em Nhân. Thầy giáo Cường, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 nói thêm, dù cuộc sống thiếu thốn, phải vừa học vừa đi phụ bán hàng tạp hóa nhưng học kỳ 1 vừa qua, Nhân vẫn là một trong những học sinh đạt danh hiệu học sinh ưu tú của trường, được nhà trường tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó.
Video đang HOT
Khuôn mặt của cô giáo Hà, thầy Cường ngân ngấn nước mắt nói rằng, nghị lực, thông minh là thế, nhưng thầy cô, các bạn học cùng lớp của Nhân sợ rằng, hoàn cảnh hết sức éo le sẽ dừng bước một cậu học trò thông minh, chịu khó. Thầy Cường kể, tuần trước thầy nhận được đơn xin nghỉ học dài ngày của Nhân vì lí do cùng lúc bố tái phát chứng bệnh thần kinh, còn bà nội đã 85 tuổi bị ốm không đi lại được nữa. Cùng lúc em trai Nguyễn Anh Tài (học sinh lớp 10- cùng trường) cũng xin nghỉ học đi phụ hồ, bóc vỏ tràm cho người dân trong xóm để phụ giúp anh trai có thêm tiền mua thuốc cho bố, mua cháo cho bà.
“Hoàn cảnh của em Nhân, tôi và các bạn trong lớp rất thương cảm, ai cũng buồn vì em phải nghỉ học. Khi biết em đang ở bệnh viện chăm sóc bố tôi và các bạn trong lớp gom góp được chút ít, vừa ra Bệnh viện tâm thần tỉnh để hỗ trợ phần nào cho Nhân trong lúc khó khăn”- thầy Cường đượm buồn nói.
Theo chỉ dẫn của thầy giáo Cường tôi chở cháu Tài (em trai Nhân) cùng quay trở lại thành phố Hà Tĩnh tìm đến bệnh viện tâm thần tỉnh để thăm Nhân và người cha bệnh tật của em. Khi tôi có mặt, một hình ảnh thật cảm động. Người con trai gầy đến tội nghiệp, đang ngồi xoa bóp đầu cho bố đang nằm miên man trên giường bệnh. Thi thoảng Nhân lại dừng tay nhổ cho bố ít cây tóc đã úa màu.
Bác Quỳnh, người chăm sóc bệnh nhân ở cùng phòng với bố Nhân thương cảm, “Tội nghiệp cho cháu quá. Đưa bố ra đây mà trong người không có đủ tiền. Thấy cháu ăn mì tôm suốt để chăm cha. Mấy ngày nay chúng tôi thương mỗi người góp mỗi ít, góp nhau người dăm chục mua cho bố con ít gói mì tôm, ít hộp sữa. Hôm trước, có dì phòng bên ra viện, vẫn không quên chạy lại cho cháu 10 gói mì, 50 nghìn. Thương cháu ngoan, hiền lành ai cũng động viên cháu cố lên thôi”.
Nhân và em trai phải bỏ học chăm sóc bố tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Tĩnh…
… và người bà nằm liệt giường tại quê nhà
Gặp lại em trai sau mấy ngày thức trắng đêm chăm bố Nhân vồn vã hỏi: “Bà nội răng ( sao) rồi em? Mấy bữa anh và bố ở ngoài ni, bà có đi lại được chi không, có ăn được chi không? Em và Nguyên (em út, học lớp 4) vẫn đi học đều chứ?”. Khuôn mặt Nhân buồn hẳn khi nghe đứa em trai tội nghiệp của mình thông tin sức khỏe bà cũng yếu đi, còn em trai cũng tạm xin nghỉ học đi bóc vỏ cây thuê kiếm tiền chung sức với anh lúc hoàn cảnh éo le. Những câu chuyện qua lại giữa hai anh em Nhân về sức khỏe của bà nội và hình ảnh người em rút trong túi đưa cho anh trai một ít tiền em vừa kiếm được sau mấy ngày đi bóc vỏ cây tràm cho hàng xóm để anh có thêm tiền chăm cha khiến mắt tôi và bác Quỳnh nhòa đi.
Đã tận mắt chứng kiến, đã biết hoàn cảnh tột cùng bi đát của em Nhân nhưng mắt tôi đã cay cay khi nghe Nhân nói rằng, em vừa điện thoại xin thầy chủ nhiệm cho nghỉ thêm 1 tháng để lo cho bố và bà. Nếu bố không đỡ thì chắc em xin nghỉ luôn, không tới trường nữa. Hẳn phải là một cậu bé giàu nghị lực, hiếu học mới xin thầy giáo chủ nhiệm cho thêm thời gian chăm bố chăm bà để nuôi kéo ước mơ con chữ.
Tôi khâm phục ý chí, nghị lực đấy của Nhân, nên qua bài viết cầu mong một phép màu đến với em để em sớm quay trở lại lớp học, sớm quay trở lại đội tuyển học sinh giỏi của trường chinh phục những kỳ thi sắp tới, xa hơn em có thể thi đậu vào một trường y như ước vọng để tận tay chăm bố, giúp đỡ bệnh nhân người nghèo.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1763: Em Nguyễn Anh Nhân, thôn Bắc Sơn, xã Kỳ Trung, Kỳ Anh, Hà Tĩnh ĐT: 01666.011.402 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hà Phương – Thanh Lài
Theo dantri
Vụ nữ sinh bị hành hung dẫn đến cấm khẩu tại Phú Thọ: Trưng cầu giám định, tăng thời hạn xác minh đơn thư
Nghi án nữ sinh P. bị đánh đang được cơ quan chức năng xác minh. Trước hết, CQĐT sẽ tiến hành trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tích cũng như nguyên nhân dẫn đến việc em P. bị cấm khẩu.
Trao đổi với phóng viên vào hôm qua 15-3 xung quanh vụ việc nữ sinh Q.T.P. (theo học tại trường THPT Tử Đà, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) không thể nói được do bị bạn đánh hội đồng, Thượng tá Bùi Văn Dũng - Phó trưởng CAH Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ cho biết: "CQĐT CAH Phù Ninh đã vào cuộc, tiến hành các thủ tục cần thiết để điều tra, xác minh làm rõ những vấn đề liên quan".
Theo Thượng tá Bùi Văn Dũng, nghi án nữ sinh P. bị đánh đang được cơ quan chức năng xác minh. Trước hết, CQĐT sẽ tiến hành trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tích cũng như nguyên nhân dẫn đến việc em P. bị cấm khẩu.
CQĐT cũng đã đề nghị phải đưa em P. đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương tại Hà Nội, để thăm khám, điều trị về tâm lý. Sự ổn định, tỉnh táo về tâm lý của nữ sinh này để có những tường trình và khai báo chính xác, là căn cứ quan trọng trong công tác điều tra.
Đồng thời, CQĐT CAH Phù Ninh đã trao đổi, thống nhất với Viện KSND cùng cấp, tăng thời gian xác minh, giải quyết đơn tố cáo xung quanh vụ việc nữ sinh Q.T.P., để đảm bảo các yêu cầu cần thiết trong công tác tố tụng.
*Tên bị hại đã được thay đổi
Theo H.M
An ninh thủ đô
Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em Tuấn nhặt được một chiếc ví có chứa số tiền hơn 20 triệu đồng cùng một số giấy tờ có giá trị khác. Ngay sau đó Tuấn đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất. Học sinh đó là em Hà Trung Tuấn, người dân tộc Thanh (một dân...