Cánh diều vàng 2018: Hoàng Yến Chibi òa khóc cảm ơn Mẹ, hạnh phúc khi được ‘Hiểu Phương’ lớn Hồng Ánh trao giải Nữ chính xuất sắc
Hạng mục Nam nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của phim điện ảnh đã thuộc về Liên Bỉnh Phát và Hoàng Yến Chibi tại Cánh diều vàng 2018.
Vào tối ngày 12/04/2019, lễ trao giải Cánh diều vàng 2018 đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay có 144 tác phẩm ở 7 thể loại: phim tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, phim truyện truyền hình, công trình nghiên cứu lý luận phê bình điện ảnh… đăng ký dự giải.
14 phim truyện điện ảnh tranh giải cao nhất gồm: Mùa viết tình ca, Hồn Papa da con gái, Ống kính sát nhân, 100 ngày bên em, Song Lang, Trạng Quỳnh, Siêu sao siêu ngố, Vu quy đại náo, Chàng vợ của em, Tháng năm rực rỡ, Người bất tử, Thạch Thảo, 11 niềm hy vọng, Nơi ta không thuộc về.
Ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho phim điện ảnh, Liên Bỉnh Phát và Trường Giang đã xuất hiện ở phần đề cử. Trong khi đó, Hoàng Yến Chibi và Phương Anh Đào tranh giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Kết quả, Cánh diều vàng 2018 đã vinh danh Hoàng Yến Chibi và Liên Bỉnh Phát cho hai hạng mục quan trọng bậc nhất của sự kiện. Vì lý do cá nhân, nam diễn viên Liên Bỉnh Phát không thể tham dự chương trình nên diễn viên Kiều Trinh nhận giải thay anh.
Video đang HOT
Bí quyết chụp đẹp mọi loại ảnh cùng smartphone ‘10 phân vẹn 10
Hoàng Yến Chibi
Liên Bỉnh Phát
Điều thú vị hơn hết chính là, trên sân khấu trao giải, nữ diễn viên Hồng Ánh – người đóng vai Hiểu Phương lúc lớn trong Tháng năm rực rỡ đã trao cúp cho Hoàng Yến Chibi – Hiểu Phương lúc nhỏ. Khi phát biểu trao giải, cô nàng sinh năm 1995 đã khóc nức nở: “Con gửi lời cảm ơn đến Mẹ… Mẹ ơi, cuối cùng con đã làm được rồi”.
Bên cạnh đó, Hoàng Yến Chibi cũng cảm động với khoảnh khắc hai Hiểu Phương cùng đứng trên một sân khấu, và đây là một niềm vinh hạnh lớn, là một ước mơ mà cô nàng thậm chí chưa từng dám nghĩ đến.
Trong năm 2018, Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã để lại dấu ấn phòng vé lẫn đánh giá từ giới chuyên môn.
Bộ phim được làm lại từ tác phẩm gốc Sunny của Hàn Quốc. Bối cảnh trong phim được nhà sản xuất tái dựng những năm 1975 và 2000 tại thành phố Đà Lạt và Sài Gòn. Câu chuyện kể về những ngày tháng thanh xuân rực rỡ của 6 thành viên trong nhóm Ngựa Hoang. 25 năm sau ngày mất liên lạc, họ tình cờ tìm về với nhau để cùng sống lại những năm tháng rực rỡ khi xưa và chợt nhận ra rằng thời gian không hề làm phai mờ tình bạn thuở nào của họ, dù dòng đời có xô đẩy họ biến thành những con người thế nào thì tận sâu bên trong đó vẫn là những cô nàng tuổi 16 từng sống hết mình với thanh xuân ngày ấy.
Hoàng Yến Chibi là cô gái duy nhất trong phim nói giọng miền Bắc, vai diễn của cô là người bạn chuyển trường từ Phan Rí có quê gốc là người Thái Bình. Bởi vì vẻ ngoài “nhà quê”, giọng nói khác lạ, tính cách thật thà và có phần nhút nhát mà ban đầu cô liên tục bị mọi người chọc quê, thậm chí là bắt nạt. Nhưng sau này, khi “lên đồng” dùng võ mồm giúp nhóm bạn mới quen đuổi được đám con gái du côn lớp bên mà cô được họ kết nạp vào hội.
Theo saostar
Sẽ không còn "phim Việt lai Hàn" ?
Sự tò mò của khán giả với phim Việt hóa đến lúc giảm, họ chán sự vay mượn, chán phim làm lại từ kịch bản phim Hàn Quốc nhưng kém hơn
Từng là trào lưu rầm rộ, phim Việt hóa, chủ yếu từ phim Hàn (còn gọi phim Việt lai Hàn), sớm giảm dần trên màn ảnh nhỏ và mất hút trên màn ảnh rộng.
Chóng chán
Thành công của phim "Em là bà nội của anh" (làm lại từ "Miss Grandy") là nguyên nhân bùng phát phim Việt hóa từ kịch bản phim Hàn Quốc.
Cảnh trong phim Việt hóa "Yêu em bất chấp", một phim không thành công như mong đợi. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Sau đó, một loạt phim Việt hóa từ phim Hàn Quốc ra rạp nhưng không tái lập thành công phòng vé mà phim gốc có được: "Yêu đi, đừng sợ" (làm lại từ phim "Spellbound"), "Sắc đẹp ngàn cân" (làm lại từ "200 pounds beauty"), "Yêu em bất chấp" (làm lại từ "My sassy girl"),... Ngay cả phim lấy cảm hứng từ kịch bản Hàn, xây dựng một câu chuyện màu sắc Việt như "100 ngày bên em" (cảm hứng từ phim "Never ending story") cũng chật vật hòa vốn khi phát hành tại Việt Nam. Chính tỉ lệ thắng ít, thua nhiều khiến dòng "phim Việt lai Hàn" vắng dần trên màn ảnh rộng.
Không chỉ vắng bóng trên màn ảnh rộng, phim Việt hóa từ phim Hàn Quốc cũng đang giảm dần sức hút trên màn ảnh nhỏ. Khác với trước đây, chỉ thụ động tiếp nhận sản phẩm, khán giả ngày nay có nhiều sự chọn lựa nên nếu phim Việt hóa không tạo được câu chuyện gần gũi văn hóa Việt thì sự thất bại lộ rõ. Khán giả chán ngán truyền hình Việt hóa đến mức ngay khi dự án phim "Hậu duệ mặt trời" bản Việt công bố đã bị phản ứng dữ dội. Họ bình luận đầy trên các diễn đàn, trang mạng lo ngại phim gốc bị phá hỏng. Mua bản quyền để tạo nên tác phẩm Việt lai Hàn hoặc lai nước khác không phải đường dài để xây dựng thị trường phim Việt.
Điều đã báo trước
Nguyên nhân được nhiều người trong giới lý giải là khán giả đã chán ngán với dòng phim này sau những tác phẩm ra đời thiếu sáng tạo, bê nguyên bản gốc. Thêm vào đó, những phim được mua bản quyền đều cách đây từ 6 - 10 năm trước, quá cũ kỹ từ nhận thức cho đến thói quen sinh hoạt hằng ngày của nhân vật, kể cả thông điệp mà tác phẩm mang lại. Sự thất bại liên tiếp là vấn đề khiến nhiều phim Việt hóa phim Hàn phải đổi tên, tránh nhắc đến thành công của tác phẩm gốc.
"Đây là điều đã dự báo trước nên tôi không ngạc nhiên. Ban đầu, phim Việt hóa từ kịch bản Hàn thành công vì khán giả tò mò muốn xem tác phẩm họ từng yêu thích của xứ Hàn được Việt hóa sẽ thế nào. Dần dần, nhiều tác phẩm tương tự ra rạp nhưng không thể bằng hoặc nổi trội hơn tác phẩm gốc, chỉ trừ vài trường hợp ngoại lệ, khán giả theo tâm lý chung khó hưởng ứng tiếp!" - biên kịch Thanh Hương nhận định. Nhà phê bình - nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long cho rằng công việc Việt hóa dù nỗ lực thế nào cũng khó lòng thoát khỏi tác phẩm gốc dẫn đến những chi tiết không hợp văn hóa Việt. "Sự tò mò của khán giả đến lúc nào đó cũng giảm, họ chán sự vay mượn, chán phim làm lại từ kịch bản Hàn Quốc. Nhà sản xuất lại đi tìm kịch bản nước khác mua bản quyền và rồi cũng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Tôi thấy việc chú trọng đào tạo, thúc đẩy tay nghề biên kịch Việt sẽ tốt hơn là cứ dựa dẫm kịch bản ngoại" - nhà phê bình - nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long nêu quan điểm.
Theo PGS-TS Trần Luân Kim, trào lưu phim Việt hóa nói chung về lâu dài không có lợi vì nó khiến sự phát triển của điện ảnh dân tộc bị cản trở, giới biên kịch Việt không phát triển được. Vì vậy, dòng phim này thoái trào, mất đi vẫn là lợi nhiều hơn cho điện ảnh Việt Nam.
Phim thuần Việt ra rạp ngày một nhiều
Gần đây, những phim ra rạp đa phần đều từ kịch bản Việt, chủ đề đa dạng, hoặc là tác phẩm chuyển thể: "Em gái mưa", "Ống kính sát nhân", "Lộ mặt", "Chàng vợ của em", "Song lang", "Mùa viết tình ca", "Hoán đổi"... Sắp tới, điện ảnh Việt cũng không có các tác phẩm lai Hàn Quốc nào mà tập trung chủ đề gia đình, siêu nhiên, tình yêu: "Chú ơi, đừng lấy mẹ con", "Kế hoạch đổi chồng", "Người bất tử", "Mặt trời, con ở đâu", "Chuyến xe hạnh phúc", "Thật tuyệt vời khi ở bên em", "Thạch thảo", "Hai Phượng"...
Giới thiệu 35 bộ phim Việt tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội Chùm phim Việt Nam đương đại được giới thiệu trong Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ V sẽ gồm 21 bộ phim truyện và 14 phim ngắn. Cảnh trong phim "Tháng năm rực rỡ" sẽ được chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ V Những bộ phim truyện được giới thiệu đến khán giả dịp này...