Cánh diều vàng 2017: Nam chính nên gọi tên Nhan Phúc Vinh
Thiếu vắng hai gương mặt nổi bật là NSƯT Hữu Châu (“Lô tô”) và Lương Mạnh Hải (“Khi con là nhà”), cuộc đua Nam chính ở giải Cánh diều Vàng bớt gay cấn.
Thiếu vắng hai gương mặt nổi bật là NSƯT Hữu Châu (Lô tô) và Lương Mạnh Hải (Khi con là nhà), cuộc đua Nam chính ở giải Cánh diều Vàng bớt đi nhiều gay cấn. Trong tình hình các vai nam khác không mấy xuất sắc, Ban Giám khảo có lẽ nên “đôn” nhân vật của Nhan Phúc Vinh trong Đảo của dân ngụ cư lên vai chính để trao giải cho xứng đáng.
Nhan Phúc Vinh ấn tượng, nổi bật
Đảo của dân ngụ cư, không phải nói nhiều, chính là tác phẩm xuất sắc nhất mùa giải Cánh diều năm nay. Nó là phim hiếm hoi (chính xác là duy nhất) được gọi là phim nghệ thuật trong 13 tác phẩm tranh giải lần này.
Được biên kịch Nguyễn Quang Lập chuyển thể từ truyện của nhà văn Đỗ Phước Tiến, Đảo của dân ngụ cư là một tác phẩm có dấu ấn tác giả rất mạnh: Vừa ám ảnh vừa quyết liệt với bạo lực và tình dục, đồng thời đậm bản sắc văn hoá – một “tạng” rất hợp gu với các liên hoan phim quốc tế. So với mặt bằng điện ảnh Việt, phim có sự xuất sắc rõ ràng ở mọi khâu: Kịch bản, bối cảnh, quay phim, âm nhạc, âm thanh và diễn xuất. Một trong những điểm sáng nổi bật của bộ phim chính là vai diễn ấn tượng của Nhan Phúc Vinh.
Phạm Hồng Phước và Nhan Phúc Vinh.
Vinh hoá thân rất tuyệt vào vai Miên, một chàng trai Khmer bạo lực, bản năng, hoang dã. Anh có nhiều cảnh tạo ấn tượng thị giác rất mạnh, khó quên như cảnh xẻ thịt dê làm máu bắn toé lên khuôn ngực trần vạm vỡ hay cảnh cuồng ghen chạy theo đuổi đánh con dê trong đêm tối dưới nền nhạc réo rắt. Ngoài ra còn phải kể đến cảnh làm tình mãnh liệt với Chu (Ngọc Thanh Tâm) trên căn gác hay cảnh trần truồng bị đánh ngã lăn xuống cầu thang khi bị ông chủ Chệt Liếm (Hoàng Phúc) phát hiện cũng khá đặc sắc.
Bộ 3 diễn viên chính của phim “Đảo của dân ngụ cư”.
Ở Liên hoan phim Việt Nam năm ngoái, Vinh đã được trao giải Nam phụ xuất sắc, và năm nay, anh tiếp tục được đề cử ở hạng mục này. Tuy nhiên, với thời lượng xuất hiện, vai trò trong chuyện phim, có thể “đôn” anh lên vai chính cho đỡ “phí”. Bởi so sánh tương quan với các vai nam chính khác, vai của anh không kém dày dặn mà lại hay hơn hẳn. Ban giám khảo nên linh động trong việc này, dù trên thực tế Phạm Hồng Phước mới là diễn viên nam chính của Đảo của dân ngụ cư.
Năm 2011, Ban giám khảo Cánh diều Vàng đã có tiền lệ đôn vai như vậy. Khi đó, theo như đúng tuyến nhân vật trong phim vai Nương (Ninh Dương Lan Ngọc) chỉ là vai thứ sau vai Sương (Đỗ Hải Yến) của Cánh đồng bất tận (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình). Tương tự là vai Lê Long Đĩnh (Nguyễn Đình Toàn) cũng chỉ là vai thứ sau Lý Công Uẩn (Quách Ngọc Ngoan) trong Khát vọng Thăng Long (đạo diễn Lưu Trọng Ninh).
Lan Ngọc và Đỗ Hải Yến trong “Cánh đồng bất tận”.
Ai cũng chắc mẩm Ngọc Ngoan và Hải Yến tranh giải ở hạng mục Nam – Nữ chính còn Đình Toàn – Lan Ngọc tranh Nam – Nữ phụ. Nhưng, trong lễ trao giải, chiến thắng hạng mục diễn viên chính xuất sắc là Đình Toàn và Lan Ngọc. Tức Ban Giám khảo đã chủ động “đôn” vai diễn của họ lên cho xứng tầm. Đó là một quyết định rất đúng đắn. Năm nay, khán giả yêu điện ảnh cũng mong Ban giám khảo linh hoạt như thế cho vai diễn rất hay của Nhan Phúc Vinh. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng diễn viên thắng giải Nam chính còn lép vế hơn Nam phụ.
Video đang HOT
Các gương mặt đáng nói khác
Là một giải thưởng tổng kết năm của nền điện ảnh, nhưng Cánh diều Vàng không đánh giá toàn bộ các tác phẩm ra mắt trong năm, mà chỉ xem xét chấm giải những bộ phim nhà sản xuất gửi đến dự thi. Chính cách thức tổ chức này khiến giải bỏ lỡ nhiều tác phẩm chất lượng.
Đơn cử, năm nay hạng mục Nam chính mất đi sự cạnh tranh quyết liệt của hai vai diễn đáng nhớ trong hai bộ phim không gửi dự giải: bà chủ gánh Lô tô Lệ Liễu (NSƯT Hữu Châu) trong Lô tô (đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh) và người cha làm nghề phối giống cho heo tên Quang (Lương Mạnh Hải) trong Khi con là nhà (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng).
Hữu Châu trong “Lô tô”.
Lương Mạnh Hải của “Khi con là nhà”.
Nhìn vào lực lượng năm nay, ngoài sự nổi trội của Nhan Phúc Vinh (nhân vật hay đồng thời diễn viên tốt), các diễn viên nam khác có phần nhạt hơn hẳn về dấu ấn. Ngô Kiến Huy có lợi thế hơn cả khi có vai chính trong hai bộ phim tham gia là Cô gái đến từ hôm qua (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh) – một phim dễ thương, trong sáng, hài hước về tuổi học trò và Yêu đi đừng sợ (đạo diễn Stephan Gauger) – một phim tình cảm pha chút kinh dị.
Trong Cô gái đến từ hôm qua, Huy có rất nhiều đất diễn để thể hiện. Tuy nhiên, nhân vật không đòi hỏi diễn nội tâm và Huy chủ yếu diễn bằng cơ mặt, chỉ dừng ở mức đạt. Thêm vào đó, sự chênh lệch lớn giữa tuổi của diễn viên và tuổi của nhân vật khiến màn hoá thân thiếu chút chân thực và thuyết phục. Với Yêu đi đừng sợ, Huy cũng đóng tròn vai nhưng bản thân nhân vật lại nhạt, không có gì đáng nói.
Ngô Kiến Huy của “Yêu đi đừng sợ”.
Và trong “Cô gái đến từ hôm qua”.
Dạ cổ hoài lang (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) thuộc số hiếm hoi những phim làm về thân phận người con xa xứ trong Cánh diều mùa này. Dù phim chưa thật điện ảnh lắm, nhưng vai diễn của Hoài Linh là một trong những vai nam hay. Danh hài đã rũ bỏ hình tượng “hài nhảm” ở nhiều phim Tết trước đó để vào một vai bi nhiều xúc động.
Em chưa 18 (đạo diễn Lê Thanh Sơn) tham gia tranh giải mới dàn bao khá ấn tượng. Nổi bật là Kiều Minh Tuấn với màn hóa thân thành một tay chơi bị dắt mũi bởi cô gái tuổi teen lắm chiêu (Kaity Nguyễn).
Kiều Minh Tuấn.
Bạn gái tôi là sếp (đạo diễn Hàm Trần) phát hiện ra gương mặt mới Đỗ An. Anh ưa nhìn và có nét diễn tương đối duyên dáng.
Đỗ An.
Trong các vai diễn còn lại thì: Rocker Nguyễn (Sắc đẹp ngàn cân) bình bình trong một bộ phim tàm tạm, Quý Bình (Ở đây có nắng) thường thường trong một bộ phim nhạt nhòa, Minh Beta (Ngày mai Mai cưới) kém biểu cảm trong một bộ phim duyên dáng còn Bình Minh (Giấc mơ Mỹ) diễn nhạt trong một bộ phim quá tệ. Có vẻ như mùa diều năm nay không “được gió” cho lắm nên các cánh diều chỉ bay tầm thấp, chưa đủ sức vươn cao như trông đợi.
Theo Saostar
Nhiều nhà làm phim từ chối gửi tác phẩm tham gia Cánh Diều vàng
Nhiều nhà làm phim từ chối gửi tác phẩm tham gia, chất lượng phim không đồng đều... là thực trạng giải thưởng của Hội Điện ảnh.
Năm nay, ở lần thứ 16 tổ chức, Cánh Diều tiếp tục bị nhận xét chưa phản ánh toàn diện bộ mặt điện ảnh quốc gia. Ban tổ chức đã mời tất cả phim góp mặt nhưng nhiều đơn vị không dự. Trong 13 phim điện ảnh ở mùa này, 12 phim ra mắt năm 2017 (trừ Ở đây có nắng chiếu đầu năm 2018). Đây là con số quá nhỏ so với 38 phim Việt phát hành năm qua. Nhiều tác phẩm được đánh giá cao, có ý nghĩa nhân văn như Lô tô (đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh) hay Khi con là nhà (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) đều từ chối tham gia.
"Khi con là nhà" (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) từ chối tham gia giải.
Việc giới làm phim từ chối cơ hội tranh tài phần nào phản ánh sự khác biệt trong cách nhìn nhận về tác phẩm giữa họ và ban tổ chức. Ban giám khảo Cánh Diều hay bị báo chí nhận định là lớn tuổi, ít trẻ hóa đội ngũ. Thành viên giám khảo vốn là các nhà chuyên môn có kinh nghiệm, chủ yếu hoạt động trong dòng phim nhà nước.
Dựa trên giải Cánh Diều Vàng cho "Phim xuất sắc" hàng năm, có thể thấy giải đề cao các phim chính luận về chiến tranh, hậu chiến như Đừng đốt (2009) và Mùi cỏ cháy (2012). Nếu không phải dạng này, giải cao nhất thường thuộc về các phim có yếu tố lịch sử (Long thành cầm giả ca, Thiên mệnh anh hùng) hoặc ca ngợi văn hóa cổ truyền (Sài Gòn anh yêu em).
Giải thưởng nhiều lần bỏ sót các phim có chất lượng tốt (do không hợp tiêu chí về đề tài) như Scandal, Quả tim máu hay 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy... Ở các giải thấp hơn như Cánh Diều Bạc hay bằng khen, lựa chọn của ban giám khảo nhiều lần gây khó hiểu cho giới chuyên môn. Không ít phim bị chê như 14 ngày phép, Long ruồi hoặc gây ý kiến trái chiều về chất lượng như Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Sút... cũng có giải. Một số phim có giải (nhất là các phim Nhà nước ở thập niên 2000) có khi vài năm sau mới ra rạp hoặc không chiếu thương mại. Hiện tượng đồng giải hay mỗi năm lại nảy ra giải mới cũng gây rối cho khán giả và người làm nghề.
Một số nhà làm phim tên tuổi không mặn mà với giải của Hội Điện ảnh. Năm 2012, Charlie Nguyễn cho biết anh không vui khi đoạt danh hiệu "Đạo diễn xuất sắc" với Long ruồi vì tự nhận phim chưa tốt. Cùng năm, Vũ Ngọc Đãng nói ban tổ chức khập khiễng khi cho Hot boy nổi loạn nhận bằng khen cùng Lệ phí tình yêu - một phim bị đánh giá kém. Năm ngoái, Lương Đình Dũng - đạo diễn Cha cõng con - trả lại bằng khen vì cho rằng giải không công bằng. Trong các năm qua, nhiều nghệ sĩ được vinh danh không đến nhận giải.
"Đập cánh giữa không trung" gây chú ý ở nhiều liên hoan phim quốc tế nhưng không dự Cánh Diều.
Trong khi đó, giới làm phim độc lập như Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp từ lâu ít quan tâm đến Cánh Diều. Phan Đăng Di từng cho rằng Hội Điện ảnh Việt Nam đứng ngoài nhiều vấn đề mà giới làm phim đang đối mặt, ít giúp đỡ các đạo diễn trẻ. Ông Châu Quang Phước - chuyên gia truyền thông - nhận định giải Cánh Diều không còn nhiều giá trị ở thời điểm các nhà làm phim dễ dàng tiếp cận với các giải quốc tế uy tín. "Ban tổ chức có quyền có tiêu chí riêng, còn người làm phim cũng có góc nhìn của mình và rõ ràng là rất khác", ông nói.
Khả năng tổ chức sự kiện cũng là điểm yếu của giải Cánh Diều. Nhiều kỳ trao giải bị chê tẻ nhạt hoặc có sự cố gây bàn tán. Năm ngoái, MC Nguyên Khang và Hồng Ánh mắc lỗi đọc sai tên phim. Ơ hang muc "Nư diên viên chinh xuât săc cho phim truyên hinh", La Thanh Huyên đươc xương tên cung vơi nghệ sĩ Minh Trang. Tuy nhiên, ban tô chưc không chuân bi đu hai chiêc cup, khiên nghê si Minh Trang không co cup.
Đường đua Cánh Diều 2017
Ngoài Đảo của dân ngụ cư (đạo diễn Hồng Ánh) được định hướng từ đầu là phim nghệ thuật, các phim khác đều nhắm đến khán giả đại chúng. Tất cả phim dự Cánh Diều 2017 đều do tư nhân sản xuất, thuộc dòng tâm lý hoặc tình cảm - hài, vắng bóng thể loại hành động, kịch tính hoặc kinh dị. Với khoảng trống của điện ảnh nhà nước, không có phim nào về chiến tranh, hậu chiến.
Thay vào đó, các nhà làm phim chọn câu chuyện về cuộc sống hiện tại, chủ yếu xoay quanh giới trẻ. Một số tác phẩm bàn đến vấn đề văn hóa - xã hội như Cô Ba Sài Gòn (nghề may áo dài), Dạ cổ hoài lang, Giấc mơ Mỹ (cuộc sống người Việt ở Mỹ) nhưng chưa đào sâu hoặc cách thể hiện còn yếu. Giấc mơ Mỹ có thông điệp nhân văn song câu chuyện nhiều lỗi logic, nhân vật cường điệu, còn Dạ cổ hoài lang nặng tính kịch mà thiếu chất điện ảnh.
"Em chưa 18" tham gia Cánh Diều sau khi thắng giải Bông Sen Vàng.
Bỏ đi bốn phim remake (theo quy định ban tổ chức), đường đua giải phim xuất sắc còn chín tác phẩm. Nhìn chung, các phim chênh nhau nhiều về nội dung, kỹ thuật lẫn sức hút. Có phim đạt doanh thu cao như Em chưa 18, Cô gái đến từ hôm qua hay Cô Ba Sài Gòn, có phim kém hút khách như Giấc mơ Mỹ, Ở đây có nắng.
Năm nay, nếu chọn Em chưa 18 đoạt giải cao nhất, Cánh Diều sẽ phản ánh tinh thần trẻ trung và giàu tính giải trí. Tác phẩm này gây tiếng vang lớn nhất năm qua với giải Bông Sen Vàng và kỷ lục phòng vé. Ngoài ra, Cô Ba Sài Gòn, Cô gái đến từ hôm qua và Đảo của dân ngụ cư cũng có chất lượng tốt. Cuộc đua giải nữ chính khá hấp dẫn khi nhiều phim có nhân vật gây chú ý như Cô Ba Sài Gòn, Em chưa 18, Mẹ chồng hay Cô gái đến từ hôm qua. Tuy vậy, giải nam chính lại thiếu các ứng viên nổi bật.
Ở một tọa đàm vừa qua tại Hà Nội, đạo diễn Vũ Xuân Hưng - chủ tịch ban giám khảo - cho biết năm nay phim hay nhất và dở nhất có khoảng cách rất xa. Trong bốn tiêu chí (sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, bản sắc dân tộc, giá trị nhân văn và hiệu quả xã hội), có phim không đạt tiêu chí nào hoặc có cái này thì hỏng cái khác. Yếu tố bất bình thường về giới tính bị lạm dụng trong nhiều phim. Đạo diễn Nhuệ Giang - thành viên ban giám khảo - cho rằng có nhiều phim chất lượng kém, một số phim chỉ ở mức xem được.
Ban giám khảo đồng quan điểm cho rằng chưa có phim đi vào đời sống người Việt, chưa mang tính xã hội sâu sắc và bám sát vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, nhà làm phim Đào Bá Sơn nhận định nên có cái nhìn cởi mở hơn, các giám khảo nếu không cẩn thận sẽ không sống cùng cảm nhận của các bạn trẻ. Đạo diễn sinh năm 1952 nói ngày càng nhiều phim có chất lượng cao, hướng đến vẻ đẹp nhân văn.
Cánh Diều được phát triển từ giải của Hội Điện ảnh Việt Nam (ra đời năm 1993, thuộc hệ thống giải của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật). Đến năm 2003, Hội Điện ảnh đặt lại tên cho sự kiện là Cánh Diều. Lễ trao giải năm nay sẽ diễn ra ngày 15/4 ở Nhà Hát Lớn (Hà Nội).
Theo Ân Nguyễn (Vnexpress)
Cánh diều vàng 2017 liệu có tôn vinh phim nghệ thuật? Dòng phim nghệ thuật vốn đã luôn thiệt thòi so với dòng phim thương mại tại các rạp chiếu của khán giả đại chúng. Ở lãnh địa của mình là các giải thưởng điện ảnh, chúng có được đối xử đúng tầm? Hãy chờ câu trả lời tại lễ trao giải Cánh diều vàng tối 15/4 tới đây. Phim thương mại chiếm sóng...