Cánh diều: Tổ chức nghiệp dư, tư duy lộn xộn
Là giải thưởng duy nhất của một hội nghề nghiệp vượt ra khỏi khuôn khổ nội bộ là một nỗ lực đáng ghi nhận của Cánh diều. Tuy nhiên, nỗ lực này có vẻ hơi ngoài tầm cả về kinh phí và tư duy của những nhà tổ chức khi gần 1 thập kỷ ra đời, Cánh diều vẫn chưa bay được bao xa về cả khâu tổ chức lẫn tư duy trao giải.
Tổ chức sự kiện vẫn nghiệp dư
Truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia là một nỗ lực của Hội Điện ảnh để đưa giải thưởng của Hội đến với đông đảo công chúng. Tuy nhiên, chính bởi nỗ lực hơi ngoài tầm này, Lễ trao giải Cánh diều hàng năm lại luôn thể hiện sự phụ thuộc đến mức… lệ thuộc vào nhà Đài.
Không dồi dào kinh phí lại thiếu tính kế hoạch, các lễ trao giải Cánh diều thường bị lệ thuộc nhiều vào VTV và đơn vị cho thuê địa điểm
Có lẽ vì do kinh phí không dồi dào (như các chương trình giải trí của các công ty mạnh tay thi nhau chiếm sóng truyền hình), Lễ trao giải Cánh diều nhiều khi bị động ngay trong việc lên lịch chương trình, còn chuyện phải co kéo nội dung buổi lễ trong khung thời gian eo hẹp của Đài đã thành chuyện mãn tính.
Năm 2007, BTC Cánh diều đã ghi dấu một kỷ lục hi hữu khi phải hoãn sự kiện thường niên này 2 lần trong gần 2 tháng. Chương trình vốn ấn định vào tháng 3 hàng năm thoạt tiên phải lùi lễ trao giải sang một ngày tháng 4, vì không thu xếp được lịch với VTV, rồi đến sát ngày này lại tiếp tục bị đẩy sang tháng 5 khi nhà Đài vướng một chương trình khác vào giờ đó.
Năm 2009, lễ trao giải được lên lịch vào giữa tháng 3 như thông lệ lại phải đẩy lên đầu tháng, mới chen chân được vào lịch phát sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình. Việc rời sớm chương trình tớinửa tháng khiến buổi lễ trao giải Cánh diều vốn đã bị động trong việc thuê địa điểm lại càng trở thành cập rập hơn.
Là một chương trình định kỳ vào một khoảng thời gian biết trước, lại ấn định tại địa điểm quen thuộc – những yếu tố đảm bảo cho sự chủ động kế hoạch, nhưng vẫn có những khi BTC Cánh diều cho thấy sự lúng túng trong công tác tổ chức.
Có năm, do không chốt được lịch thuê địa điểm tại Cung Văn hóa Hữu nghị, lại thêm chiều ý nhà Đài về không gian thuận tiện cho việc ghi hình, BTC thậm chí đã phải tính đến phương án tổ chức lễ trao giải ở Trung tâm Giảng Võ hay khách sạn Sofitel Plaza, dù đây không phải vị trí thích hợp cho việc tổ chức sự kiện này.
Năm 2006, địa điểm trao giải được đưa về Cung Thể thao Quần ngựa, với cung cách sang trọng hơn, khi sắp đặt vài bàn tiệc ở gần sân khấu cho các khách VIP. Nhưng sự sang trọng này thành màu mè khi ngay phía sau những hàng ghế chỉ chiếm một khoảnh sân của không gian rộng lớn này, khán giả tha hồ đi lại, trẻ em vô tư chạy nhảy…
Video đang HOT
Tư duy chương trình vẫn lộn xộn
Tư duy này thể hiện rõ nhất ở khâu trình chiếu – công bố danh sách đề cử ở các hạng mục. Như đã nói, đây đáng lẽ phải là một mốc quan trọng trong chuỗi sự kiện của giải – thể hiện sự đánh giá toàn cục giải bằng việc phân cấp chất lượng ở từng hạng mục, thể loại.
Là hạng mục giải cá nhân duy nhất công bố đề cử ở Cánh diều 2012, hạng mục diễn viên phim truyện nhựa lại khá hài hước khi chỉ có 2 đề cử ở mỗi hạng mục (trong khi 1 người chiến thắng)
Không có bước công bố đề cử, khán giả không chỉ mơ hồ về chất lượng công việc – đánh giá chuyên môn đối với các tác phẩm, cá nhân, nhất là ở các hạng mục ít được mổ xẻ. Ngay cả với những trường hợp nổi bật gây chú ý cũng nhiều phen bất ngờ, như năm ngoái, khi Nguyễn Đình Toàn và Ninh Dương Lan Ngọc đăng quang ở hạng mục diễn viên chính (là chính xác) nhưng trước đó họ lại được công chúng đinh ninh nằm ở hạng mục diễn viên phụ.
Việc chưa tổ chức được khâu Đề cử thôi thì đã đành là một sự chậm phát triển (so ngay với nhiều giải thưởng khác trong nước), nhưng ngay đến việc công bố (chớp nhoáng) các đề cử ở buổi lễ trao giải cũng thể hiện một lối tư duy lộn xộn.
Số lượng đề cử không thống nhất lúc 3, lúc 4, lúc 5, thậm chí như năm nay, hơi hài hước khi nhiều hạng mục ở thể loại Phim truyện nhựa chỉ công bố 2 đề cử (để rồi sau đó chọn 1). Đơn cử như hạng mụcNam diễn viên phụ chỉ có 2 cái tên Khương Ngọc ( Sài Gòn Yo!) và Hiếu Hiền ( Hotboy nổi loạn), hạng mục Nữ chính chỉ có Quỳnh Hoa (Sài Gòn Yo!) và Minh Hằng ( Lệ phí tình yêu), hạng mục Nữ phụ chỉ có Tina Tình ( Long ruồi) và Phương Thanh (Hotboy nổi loạn).
Dù sao, điều này cũng còn đỡ gây khó hiểu hơn việc không rõ vì lý do nào, lễ trao giải năm nay hoàn toàn không công bố đề cử ở tất cả các hạng mục cá nhân còn lại như Đạo diễn, Biên kịch, Quay phim, Âm nhạc…
Với việc “lờ lớ lơ” công đoạn này, người ta không rõ BGK đánh giá Vũ Ngọc Đãng hay Stephan Gauger ở đâu trong phân hạng tài năng đạo diễn, không hiểu quay phim của “Đó hay đây” hay “Lệ phí tình yêu” ở vị trí nào trong nhìn nhận của những người chấm giải, hoặc kịch bản của “Hotboy nổi loạn” hay “Tâm hồn mẹ” xếp hạng thứ mấy trong thang điểm chất lượng….
BTC và BGK vô tình quên hay không tự tin, mạnh dạn, thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình thay vì để ngỏ chất lượng cao – thấp trong một khu vực mù mờ chung chung là… không được giải.
Chính lối tư duy lộn xộn, thiếu công khai, rõ ràng này tạo điều kiện cho những nhập nhằng đánh giá.
(Còn tiếp)
Theo Vnmedia
Vũ Ngọc Đãng: 'Thấy giải Cánh diều năm nào cũng kỳ'
Đạo diễn của "Hotboy nổi loạn" giải thích lý do không có mặt tại lễ trao giải Cánh Diều Vàng và bày tỏ sự bất bình khi phim của mình được xếp ngang hàng với "Lệ phí tình yêu".
Việc Hotboy nổi loạn, bộ phim được cho là ứng viên số 1 năm nay chỉ giành được bằng khen của giám khảo giải Cánh diều được coi là một bất ngờ lớn. Bất ngờ hơn nữa khi Phương Thanh đã bị đánh bại ở hạng mục Nữ diễn viên phụ bởi Tina Tình dù những khán giả bình thường nhất cũng thấy vai cô gái điếm khá hơn hẳn vai người tình của Long ruồi.
Vũ Ngọc Đãng, người giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP VN 17 cho bộ phim Hotboy nổi loạn, lần này tiếp tục không đến dự lễ trao giải. Có người nói anh không tới dự là vì phản ứng với giải thưởng an ủi dành cho Hotboy nổi loạn. Phóng viên đã kết nối với Vũ Ngọc Đãng để tìm hiểu thực hư câu chuyện.
Hồ Vĩnh Khoa - Lương Mạnh Hải
- Nhiều người thắc mắc vì sao anh liên tục vắng mặt tại lễ trao giải LHP VN năm ngoái và Cánh diều tối 17/3. Lý do vì sao vậy?
- Thực ra đây không phải là lần đầu tôi vắng mặt tại các lễ trao giải. Khi bộ phim Những cô gái chân dài đoạt giải Bông sen bạc tại LHP 14 ở Buôn Ma Thuột tôi cũng vắng mặt. Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ có mặt ở bất cứ LHP hay giải thưởng trong và ngoài nước nào. Chỉ duy có đợt LHP Quốc tế Việt Nam lần thứ 1 tại HN là tôi tới dự. Lý do là vì đây là sự kiện BHD đồng tổ chức và vì bị họ ép quá nên tôi mới đi thôi.
- Nhà sản xuất có nói là anh không ra HN dự giải "Cánh diều" là vì sợ đi máy bay, chứ không phải đó là cách anh phản ứng với giải thưởng Hotboy được trao lần này?
- Đúng là tôi cũng có sợ đi máy bay và tàu xe vì hay bị say nhưng không phải vì phản ứng với giải thưởng mà không ra dự. Lý do không có gì đâu, chỉ là vì tôi không thích chỗ đông người. Khi Hotboy nổi loạn được mời đi LHP Toronto tôi cũng để Lương Mạnh Hải và Hồ Vĩnh Khoa đi. Bộ phim này cũng đã được mời đi nhiều LHP quốc tế nhưng tôi chỉ đến LHP Berlin cho biết.
- Phim của anh chỉ giành được giải thưởng Nam diễn viên phụ cho Hiếu Hiền nhưng lại để mất giải Nữ diễn viên phụ của Phiương Thanh. Điều này có làm anh tiếc không?
- Khi xem lễ trao giải qua truyền hình tôi cũng hơi bất ngờ. Lần này khi gửi phim đi dự giải tôi có đăng ký cả Lương Mạnh Hải và Hồ Vĩnh Khoa là Nam diễn viên chính nhưng thậm chí họ còn không lọt vào vòng để cử luôn. Tôi nghĩ điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả vì giám khảo nào thì giải thưởng đó. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm phim, khi nó được NSX gửi đi thì chuyện có giải hay không chúng tôi cũng chấp nhận hết. Nhưng phải nói rằng tôi rất vui vì Hotboy nổi loạn đoạt giải báo chí. Đây là giải thưởng tôi mong đợi. Từ truớc đến giờ, các phim tôi làm có cái được báo chí công nhận, có cái không đuợc công nhận nhưng lần này nó đã thành công.
Việc Hiếu Hiền được giải thực sự tôi rất mừng vì đó là vai diễn xứng đáng. Tuy nhiên tôi tiếc cho Phương Thanh và Lương Mạnh Hải. Tôi thấy ở giải Oscar họ luôn đánh giá cao những diễn viên lột xác trong vai diễn. Cả Hiếu Hiền, Phương Thanh và Lương Mạnh Hải đều đã lột xác với vai diễn của họ. Nhưng ở đây BGK lại chọn trao giải cho những người đóng những vai quá dễ. Nhưng cuộc chơi nào cũng có kẻ thắng người thua, nên được giải thì vui, mà không được giải cũng chẳng sao cả.
"Thà không được bằng khen tôi còn vui hơn."
- "Hotboy nổi loạn" đuợc nhận bằng khen, cảm nhận của anh thế nào?
- Thà không được bằng khen tôi còn vui hơn. Dù Lệ phí tình yêu cũng do BHD sản xuất nhưng xếp nó đứng chung với Hotboy nổi loạn thì hơi buồn và quá khập khiễng. Dù tôi và đạo diễn Minh Chung chơi với nhau rất thân nhưng tôi cũng không ngại nói ra điều này. Với tôi, thà Hotboy nổi loạn chỉ được giải báo chí, không được bằng khen gì hết thì sẽ vui hơn.
- Kết quả đã có, nhìn lại các giải thưởng đã được trao, anh đánh giá thế nào về mùa giải năm nay? Theo anh thì giám khảo đã chọn đúng người, đúng phim chưa và kết quả có thuyết phục không?
- Tôi thấy giải Cánh diều năm nào cũng kỳ. Mùi Cỏ cháy và Sài gòn Yo! tôi chưa xem nên không dám đánh giá. Hai năm trước Cánh diều trao giải bạc cho một phim quá dở là 14 ngày phép, năm nay thì trao giải cho Long ruồi. Tôi thấy đây là tệ nhất trong sự nghiệp từ trước đến giờ của anh Charlie. Mọi người nói với Long ruồi, anh Charlie đã có công đem điện ảnh Hong Kong những năm 80 về VN!
Bản thân tôi là người rất ngưỡng mộ tài năng của anh Charlie và cũng rất thích bộ phim Dòng máu anh hùngcủa anh ấy. Tuy nhiên, bản thân anh Charlie cũng có trả lời trên báo rằng Long ruồi là bộ phim dở nhất từ trước đến nay của mình và anh cũng không vui khi phim của mình được giải.
Cánh diều là giải thưởng nghề nghiệp tôn vinh những tác phẩm có chất điện ảnh và tính nghề nghiệp trong khi Long ruồi lại không hề có điều đó nên trao giải Cánh diều bạc cho phim này thì thật là đáng tiếc.
Theo Vietnamnet
Lộ diện 9 phim tranh giải Cánh diều vàng 2012 Đó là các phim: Mùi cỏ cháy, Tâm hồn mẹ, Hello cô ba, Hotboy nổi loạn, Lệ phí tình yêu, Lệnh xoá sổ, Vũ điệu đường cong, Long ruồi và Đó hay đây. Theo thông tin từ Hội điện ảnh, tính đến ngày 17/2, tức là 2 ngày sau khi hết hạn đăng ký nộp phim dự giải Cánh diều, đã chốt được...