Cảnh địa ngục của những thiếu nữ bị bán vào nhà chứa ở Bangladesh
Bị bán vào nhà chứa, bị giam cầm suốt nhiều năm và bị ép bán dâm vài lần mỗi ngày… Đó là cuộc sống của hàng chục ngàn thiếu nữ chưa đủ tuổi vị thành niên ở Bangladesh.
Gái bán dâm chờ khách ở một nhà chứa thuộc Jessore, Bangladesh
Sau 5 năm sống trong nhà chứa, Labonni đã không còn mơ về ngày được giải cứu. Kể từ khi bị bán vào đây năm 13 tuổi, nhiều vị khách hứa hẹn sẽ giúp cô trốn thoát. Nhưng chẳng có ai giữ lời.
Thời gian trôi đi, khuôn mặt của họ cũng lu mờ dần trong trí nhớ của Labonni, vì thế cô không thể nhớ chính xác mình đã phục vụ ai trước đó, hay ngày hôm đó cô đã phục vụ bao nhiêu người đàn ông. Một ngày của cô thường bắt đầu từ 9 giờ sáng.
‘Đôi khi tôi thức giấc và không hiểu tại sao mình vẫn chưa chết’.
Mới 19 tuổi nhưng Labonni chẳng còn biết mình đang sống hay đã chết ở Mymensingh, ngôi làng toàn là những nhà chứa thuộc trung tâm Bangladesh. Ở đây, có khoảng 700 đến 1000 phụ nữ và bé gái đang làm gái mại dâm. Nhiều người trong số họ bị ép buộc.
Họ phải ngủ trong căn phòng chung có tới 5 người, có cả những bé gái mới 12 tuổi. Mỗi chiếc giường chỉ được quây bằng những mảnh vải cotton chắp vá. Họ sống cùng với tiếng nhạc ầm ĩ, uống loại rượu tự chế được đổ ra từ chiếc chai nhựa để quên đi cơn đau.
Những tên đàn ông cởi trần nghênh ngang đi dọc con phố tìm gái. 10 phút ‘làm tình’ có giá khoảng 3,66 bảng Anh. Số tiền đó hầu như rơi vào túi của chủ chứa.
Giống như hầu hết các cô gái ở Mymensingh, Labonni bị bán vào nhà chứa. Năm 13 tuổi, cô bé chạy trốn khỏi người chồng bạo hành và bỏ lại đứa con gái 6 tháng tuổi. Ngày lấy chồng cũng là ngày đầu tiên Labonni ‘đến tháng’.
‘Tôi không biết phải đi đâu’ – Labonni nhớ lại. ‘Tôi đã nghĩ là có thể mình sẽ tìm được việc làm ở một xưởng may’.
Video đang HOT
Một người phụ nữ nhìn thấy cô giàn giụa nước mắt ở nhà ga Dhaka đã cho cô thức ăn và ngủ nhờ qua đêm. 2 ngày sau, bà ta bán cô cho nhà chứa với giá khoảng 180 bảng Anh.
Từ đó, cô trở thành gái bán dâm cho tới khi trả đủ số nợ hàng trăm bảng Anh mà chủ chứa gán cho cô. ‘Bà chủ mua tôi nói rằng tôi phải trả lại cho bà ấy hơn 914 bảng Anh’ – Labonni nói với giọng vô cảm.
‘Sau đó, bà ấy tịch thu điện thoại và nhốt tôi trong phòng ngủ. Bà ta nói sẽ đánh nếu tôi cố chạy trốn’.
2-3 tháng sau đó, Labonni cũng bỏ ý định trốn thoát. ‘Họ luôn tìm thấy bạn’ – cô nói.
Cậu bé đợi mẹ ở cửa phòng trong khi mẹ đang ‘làm việc’ bên trong
Những cô gái như Labonni là một nhân tố quan trọng trong mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận của các chủ nhà chứa ở Bangladesh. Trong 6 năm qua, kể từ khi bị mắc kẹt ở nhà chứa, cô phải làm việc liên tục để trả hết số nợ ảo, mặc dù thực tế cô đã kiếm được tới 46.500 bảng Anh cho bà chủ – kẻ đang sống một cuộc sống xa hoa.
Cho đến năm ngoái thì mọi thứ mà Labonni kiếm được đều rơi vào túi bà chủ. Tất cả những gì cô được cầm là 37 bảng mỗi tháng để chi cho đồ ăn, quần áo và đồ dùng vệ sinh cá nhân. Tính tới hiện tại, số tiền mà cô kiếm về cho bà chủ đã gấp 50 lần món nợ mà cô bị gán.
Đến năm ngoái thì Labonni đã trả hết nợ, nhưng cô vẫn chưa rời khỏi nhà chứa. Tinh thần cô bị bào mòn suốt những năm tháng bị lạm dụng ở đây. ‘Tôi cảm thấy mình vô dụng’ – cô chia sẻ. ‘Con gái thậm chí còn không biết tôi là mẹ nó’.
Và ngay cả khi đã trả hết nợ, cô vẫn phải nộp lại một nửa thu nhập mỗi tuần – gần 78 bảng cho chủ chứa, coi như tiền thuê nhà và điện nước.
Một trong số những khách hàng quen của Labonni là Mohammed Muktal Ali, năm nay 30 tuổi và đã kết hôn. Là một lái xe buýt sống ở thị trấn gần đó, Ali đến thăm Labonni mỗi ngày suốt 4 năm rưỡi kể từ năm cô 14 tuổi.
Anh ta nói yêu Labonni và một ngày nào đó sẽ giải cứu cô ra khỏi đây. ‘Tôi chẳng tin bất cứ điều gì mà đám đàn ông nói nữa. Tất cả đều dối trá’ – Labonni nói.
Bé gái 14 tuổi đang đợi khách
Cách phòng ngủ của Labonni 4 tầng là Farada, 33 tuổi. Cô cho biết, số bé gái bị bán vào nhà chứa đã tăng lên kể từ khi cô tới đây vào năm 1999.
Sau 12 năm làm nô lệ tình dục, cách đây 8 năm, Farada được ‘tặng’ một bé gái như một món quà của khách hàng. Chỉ sau 1 đêm, cô từ người bị lạm dụng trở thành kẻ lạm dụng. Khi bé gái trốn thoát, cô mua đứa thứ 2 với giá 137 bảng Anh và đặt tên nó là Moni.
Bây giờ, Farada kiếm được khoảng 187 bảng mỗi tuần từ 2 bé gái, nhưng cô cho biết 1/3 số đó phải chi cho bảo kê.
Nguyễn Thảo(Theo Guardian)
Lũ lụt tàn phá khắp Nam Á
Các cơn mưa gió mùa xối xả đã cuốn trôi nhà cửa và gây ra lở đất khắp Nam Á, ảnh hưởng đến hàng triệu người và cướp đi ít nhất 180 mạng sống, các quan chức hôm nay cho biết.
Những cơn mưa gió mùa đang tàn phá khắp Nam Á
Gió mùa rất quan trọng đối với việc tưới tiêu và cung cấp nước ngầm ở khu vực Nam Á - là nơi sinh sống của một phần năm dân số thế giới - và là sự cứu trợ sau một mùa hè khắc nghiệt. Nhưng năm nay những trận mưa lớn dự kiến sẽ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 có thể gây chết người và gây ra sự tàn phá lần thứ hai trong năm nay trên khắp Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Kashmir do Pakistan nắm giữ.
Hôm qua, ít nhất 5 trẻ em đã bị chết đuối ở Bangladesh khiến con số người thiệt mạng trong trận lụt của nước này này lên tới 34 người, trong đó có 18 người bị sét đánh và bảy người chết đuối sau khi thuyền của họ bị lật trong vùng lụt lội ở Vịnh Bengal. Hàng trăm ngàn người đã bị mắc kẹt bởi nước lũ ở phía bắc Bangladesh, nơi có con sông Brahmaputra - một trong những con sông lớn của dãy Himalaya - với mực nước lên cao hơn một mét (40 inch) so với "mực nước nguy hiểm", các quan chức cho biết.
Ở Nepal, ít nhất 67 người đã chết mặc dù nước lũ đang bắt đầu rút. Lực lượng cứu hộ đã phải sử dụng những chiếc thuyền phao để sơ tán các gia đình bị mắc kẹt trong những ngôi nhà bị ngập lụt.
Những cơn mưa xối xả tấn công các bang ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Kashmir do Pakistan quản lý
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo về khả năng bùng phát các bệnh dịch sau khi nước rút và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, Ấn Độ có khoảng gần 50 người đã thiệt mạng. Hai bang phía đông Ấn Độ, giáp biên giới Nepal là Assam và Bihar phải tiếp nhận một lượng lớn những người di tản.
Hôm qua, các nhà chức trách Assam đã phải đưa ra một báo động đỏ khi tình hình lũ lụt trở nên nghiêm trọng, với những ngôi làng bị cô lập bởi nước dâng lên và một đường cao tốc lớn bị nhấn chìm. Người dân ở huyện Morigao thuộc bang Assam phải chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, chở đồ đạc của họ đến những khu vực an toàn hơn. Morigao là một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nhất và giờ chỉ còn nhìn thấy những mái nhà chìm lấp ló dưới nước. Cho đến nay, 11 người đã chết trong tiểu bang Assam và khoảng 83.000 người phải di dời do lũ lụt.
Theo các nhà chức trách, động vật tại Vườn quốc gia được xếp hạng Di sản Thế giới Kaziranga, nơi có hai phần ba số tê giác một sừng của thế giới cũng được đưa đi di tản.
Tại bang Bihar, 24 trường hợp tử vong đã được báo cáo, với 2,5 triệu cư dân bị ảnh hưởng. Trong số những người thiệt mạng có ba đứa trẻ bị chết đuối khi chúng tò mò muốn biết mực nước dâng cao đến đâu tại một con kênh. Hai đứa trẻ khác đã chết trong khi chơi gần một con mương chứa đầy nước lũ.
Xa hơn về phía tây bắc, tại khu vực do Pakistan quản lý ở khu vực Kashmir, lũ quét đã giết chết 23 người và làm hư hại 120 ngôi nhà. Nguồn nước và điện đã bị tê liệt hoàn toàn.
Liên hợp quốc hôm qua cho biết đã "sẵn sàng làm việc với chính quyền các quốc gia bị ảnh hưởng để gửi các trợ giúp nhân đạo tới các vùng bị thiệt hại nặng nề do gió mùa gây ra".
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Tàu hoả đâm ô tô đám cưới, cô dâu và chú rể tử vong tại chỗ Nhà chức trách Bangladesh ngày 15/7 cho biết đã có ít nhất 10 người chết tại nước này trong một vụ tai nạn giao thông do một tàu hỏa đâm vào một chiếc ô tô phục vụ đám cưới tại một điểm giao nhau giữa đường bộ và đường sắt. Vụ tai nạn xảy ra tại thị trấn Ullahpara, cách thủ đô Dhaka...