Cảnh đẹp siêu thực khi sét xé toang bầu trời đêm
Những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm như sấm sét lại mang vẻ đẹp khó cưỡng dưới góc nhìn của các nhiếp ảnh gia.
Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images.
Bức ảnh được chụp tại Philippines trong vụ phun trào núi lửa Taal hôm 12/1. Trước đó, viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines đã cảnh báo về nguy cơ phun trào trên mức 5 nên chính quyền đã có kế hoạch sơ tán người dần từ trước.
Ảnh: MLADEN ANTONOV/AFP via Getty Images.
Chùm sét khiến bầu trời Washington (Mỹ) sáng bừng trong một đêm giông bão vào 20/4/2015.
Bức ảnh người cầm ô đi giữa trời sét được Rakesh Bakshi chụp tại Ấn Độ vào tháng 3/2015. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc đi ô khi có sấm sét chẳng khác gì cầm trên tay một chiếc cột thu lôi.
Video đang HOT
Sét núi lửa được xem là một trong những hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Loại sét này xuất hiện trên miệng núi lửa phun trào, được tạo tự sự phóng điện trong khí quyền thay vì một cơn giông sét bình thường. Trong ảnh, sét núi lửa tại Chile năm 2015.
Ảnh: Hulton Archive/Getty Images.
Không rõ nét như ngày nay, bức ảnh chụp từ năm 1915 cũng khắc họa được sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên.
Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi tia sét xuất hiện cùng cầu vồng được nhiếp ảnh gia Allen J. Schaben của LA Times chụp tại hồ Mead (Mỹ).
Ảnh: Gary Hershorn/Getty Images.
Tia sét đánh trên đỉnh “nóc nhà New York” – One World Trade Center (Mỹ). Tác giả chụp bức ảnh khi đang đứng ở Hoboken, New Jersey, chỉ cách New York một con sông.
Bức ảnh được Ahmad Omar chụp từ ban công ở Việt Nam. Nhiếp ảnh gia này đã chờ một giờ và chụp hơn 400 tấm hình để bắt được khoảnh khắc chùm sét trên bầu trời.
Ảnh: Aaron van Zandvoort/Soccrates/Getty Images.
Chơi bóng trong điều kiện mưa lớn, có sấm sét là trải nghiệm không mấy dễ dàng của các cầu thủ. Trong ảnh, sét đánh gần sân vận động De Herdgang, nơi diễn ra trận đấu giữa PSV U23 v Go Ahead Eagles vào tháng 4/2018.
Sét vĩnh cửu xảy ra duy nhất ở cửa sông Catatumbo và hồ Maracaibo (Venezuela). Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về hiện tượng này nhưng chưa có lời giải thích xác đáng. Theo BBC, nơi sông Catatumbo gặp hồ Marcaibo bị sét đánh trung bình 140-160 đêm/năm, 10 giờ/ngày và 28 lần/phút. Hiện tượng sét vĩnh cửu từng biến mất từ tháng 1-4/2010 do hạn hán.
Indonesia: Núi lửa Merapi phun trào, tung khói bụi cao 6.000 m
Núi Merapi ở Indonesia đã phun trào hai lần hôm 21-6, tung những đám mây khói bụi cao đến 6.000 m lên bầu trời.
Núi Merapi, cao gần 3.000 m ở ranh giới tỉnh Trung Java và Đặc khu Yogyakarta, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động dữ dội nhất thế giới. Yogyakarta cũng là thủ đô văn hóa của Indonesia.
Hãng tin AFP dẫn thông báo của Cơ quan địa chất Indonesia cho biết hai vụ phun trào kéo dài khoảng bảy phút, khiến chính quyền địa phương ra lệnh cho cư dân tránh xa khu vực dài ba km quanh miệng núi lửa và đề phòng dung nham.
Núi lửa Merapi phun trào hai lần hôm 21-6. Ảnh: THE STRAITS TIMES/AFP
Cơ quan này chưa nâng cấp trạng thái cảnh báo của núi lửa sau hai vụ phun trào, nhưng họ khuyên các máy bay thương mại nên thận trọng trong khu vực. Tình trạng núi Merapi hiện đã ở mức cảnh báo thứ 3 kể từ khi nó bắt đầu phun trào trở lại hồi tháng 8 năm ngoái, theo hãng tin Bloomberg.
Truyền thông địa phương cho biết người dân ở các khu vực lân cận bao gồm Sleman và Klaten đã nghe thấy những tiếng động ầm ầm vào sáng 21-6.
Trước đó vào ngày 13-2, núi lửa Merapi phun trào trong gần hai phút, tung khói bui lên cao gần 2.000 m, đe dọa sự an toàn của người dân và khách du lịch tại những khu vực xung quanh núi lửa.
Vụ phun trào lớn cuối cùng của núi lửa Merapi vào năm 2010 đã làm thiệt mạng hơn 300 người và buộc phải sơ tán khoảng 280.000 cư dân khỏi các khu vực xung quanh.
Đó cũng là vụ phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi kể từ năm 1930, vốn đã giết chết khoảng 1.300 người, trong khi một vụ phun trào khác vào năm 1994 đã cướp đi khoảng 60 sinh mạng.
Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ và gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động.
Quốc gia quần đảo Đông Nam Á nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một vùng bất ổn địa chất rộng lớn, nơi sự va chạm của các mảng kiến tạo gây ra các trận động đất thường xuyên và hoạt động núi lửa nghiêm trọng.
Những góc ảnh trái đất siêu đẹp được chụp từ buồng lái máy bay Ở độ cao hơn 9.000m, lơ lửng trên bầu trời, những hình ảnh về thế giới rộng lớn của chúng ta hay những hiện tượng thiên nhiên đặc biệt càng trở nên siêu thực, khiến người xem mê mẩn ngắm nhìn. Bắc Cực quang, tức ánh sáng nhiều màu trên bầu trời Bắc Cực được phi công người Hà Lan Christiaan van Heijst...