Cảnh đẹp mùa thu hoạch vụ Đông Xuân trên cánh đồng Mường Thanh
Cánh đồng Mường Thanh thuộc khu vực xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đẹp yên bình trong mùa thu hoạch vụ Đông – Xuân.
Nhắc tới mùa lúa chín ở Tây Bắc, du khách thường nghĩ đến khoảng thời gian tháng 10 hàng năm, khi lúa chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang. Nhưng, đó chỉ là ‘vụ Mùa’ ở miền Bắc.
Còn một vụ lúa nữa quan trọng hơn – thậm chí quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp của cả nước: vụ Đông Xuân.
Cánh đồng Mường Thanh thu hoạch vụ Đông Xuân. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Sự phân chia mùa vụ ở nước ta dựa vào sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam, do đó các khu vực canh tác lúa chính ở ta gồm các khu vực: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng duyên hải Trung bộ, Đồng bằng khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Cuối tháng 5 các thửa ruộng bậc thang Tây Bắc mới bắt đầu “đổ nước”, chuẩn bị cho vụ Mùa – mà “mùa lúa chín” vào cuối tháng 10 – vẫn thường được du khách quan tâm. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Khí hậu ở khu vực các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được phân chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân – Hạ – Thu – Đông, do đó nông dân Bắc bộ sẽ canh tác hai vụ lúa chính trong năm: vụ Đông – Xuân và vụ Mùa.
Một góc ruộng lúa đang được thu hoạch ở cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Ngô Hòa Nam
“Mùa lúa chín” mà các phượt thủ, các tay săn ảnh thường nhắc tới ở Tây Bắc, chính là vụ lúa Mùa. Ở vụ Mùa này, công tác gieo sạ thường diễn ra ở cuối tháng 5 và thu hoạch lúa vào tầm cuối tháng 10 đến giữa tháng 11.
Video đang HOT
Những ruộng lúa đã được cắt và đánh bỏ đưa khỏi ruộng, những đống lửa đốt gốc rạ đang tuôn khói trong trời chiều tháng 5 trên cánh đồng Mường Thanh, tại xã Thanh An. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Còn một vụ lúa khác ít được các phượt thủ và nhiếp ảnh nhắc tới, nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất trong nền nông nghiệp nước nhà là vụ Đông Xuân. Vụ lúa này bắt đầu vào khoảng nửa cuối tháng 11 và được thu hoặc vào khoảng nửa đầu của tháng 5.
Một số khoảnh ruộng rộng và bằng phẳng, người dân sử dụng máy gặt. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Người dân ‘quẩy lúa’ khỏi ruộng. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên là cánh đồng lúa lớn nhất trong số bốn cánh đồng lúa tại vùng Tây Bắc, gồm “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”: Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên, Cánh đồng Mường Lò ở Yên Bái, Mường Than ở Lai Châu và Mường Tấc ở Sơn La.
Chất lúa lên xe công nông trên đường về bản. Ảnh: Ngô Hòa Nam
‘Vũ điệu’ mùa gặt. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Mùa vàng bội thu, với những đống lúa lớn rải dọc con đường bê tông dẫn vào bản. Ảnh: Ngô Hòa Nam
Khu vực xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Google Maps.
Cửa Lò: Nhiều cánh đồng hoa cúc biển nở rực rỡ thu hút du khách
Hoa cúc biển có hai màu chủ đạo là vàng, đỏ cam, là loài hoa đặc trưng của thị xã Cửa Lò.
Năm nay, chính quyền thị xã đưa loài hoa này làm biểu tượng du lịch của phố biển xinh đẹp bậc nhất miền Trung.
Hoa cúc biển. (Nguồn: Báo Nghệ An)
Tạo điểm chụp ảnh check-in là xu hướng phổ biến của ngành du lịch thế giới và bắt đầu phát triển tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Nắm bắt xu hướng đó, nhiều địa phương, điểm du lịch trên địa bàn Nghệ An đã và đang quan tâm đầu tư xây dựng các điểm check-in phục vụ du khách.
Hoa cúc biển là loài hoa đặc trưng của thị xã Cửa Lò. Năm nay, chính quyền thị xã đưa loài hoa này làm biểu tượng du lịch của phố biển xinh đẹp bậc nhất miền Trung. Sắc hoa vàng rực dưới ánh nắng mai luôn là điểm thu hút đối với bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến Cửa Lò trong dịp hè 2022.
Hoa cúc biển có hai màu chủ đạo là vàng và đỏ cam. Trên nền xanh của cỏ cây, loài hoa này như thêm rực rỡ, tạo nên không gian thưởng ngoạn và "sống ảo" không thể bỏ lỡ của mọi du khách khi tìm về với Cửa Lò.
Hoa cúc biển được trồng nhiều tại các địa điểm như hu vực đồi hoa tự nhiên phía Nam Quảng trường Bình Minh với diện tích 10.000m2, khu vực Công viên Hoa Cúc biển với diện tích 500m2... Những thảm cúc biển rực rỡ tạo nên diện mạo sinh động, đặc sắc cho Cửa Lò dịp Hè năm 2022.
Để phát triển du lịch 4 mùa, thị xã Cửa Lò đã và đang đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, tuyên truyền quảng bá, kiến tạo sản phẩm mới, thúc đẩy sự tham gia, đồng hành của người dân.
Ông Hoàng Văn Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Cửa Lò, cho biết mùa Thu và mùa Đông năm nay, Cửa Lò có nhiều sản phẩm và điểm đến mới. Cụ thể, thị xã xây dựng nhiều điểm check-in ở khu vực Quảng trường Bình Minh, lâm viên; tạo cánh đồng hoa cúc biển; sản phẩm du lịch nông nghiệp cho du khách vừa tham quan vừa chụp ảnh vừa trải nghiệm.
Ở mỗi phường, xã, thị xã Cửa Lò xây dựng điểm đến văn hóa và mua sắm.
Thị xã đề xuất với các sở, ngành liên quan cho phép tôn tạo, mở rộng khuôn viên di tích, điểm đến tâm linh. Tại các điểm đến tâm linh này, nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục.
Bên cạnh du lịch biển, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, trải nghiệm tại các điểm khe suối và thác nước ở các huyện miền Tây Nghệ An thu hút đông du khách gần xa đến tham quan, ngắm cảnh, thưởng thức đặc sản vùng miền.
Tại điểm du lịch sinh thái Khe Kiền, xã Lưu Kiền; thác Tạt Hạ, ở xã Xá Lượng; khe Nậm Ngân và Chà Hạ thuộc xã Yên Hòa huyện Tương Dương đặt nhiều cọn nước, trở thành điểm check-in của du khách.
Nhiều du khách tìm về điểm du lịch Khe Tọ thuộc xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn để tắm và ngắm cá vàng dưới suối. Nhiều bạn trẻ thích thú khi lưu lại những bức hình kỷ niệm bên Khe Tọ.
Anh Bá Hậu, Công ty cổ phần du lịch Anh Em Travel, cho biết từ thực tế tổ chức các tour/tuyến lữ hành trong và ngoại tỉnh, anh thấy nhu cầu chụp ảnh check in của du khách rất lớn. Nếu như trước đây, nhu cầu này tập trung ở giới trẻ, hiện nay, lứa tuổi nào cũng mong muốn có những bức hình độc đáo, đầy dấu ấn trong mỗi chuyến đi.
Do đó, thời gian gần đây, trong các tour/tuyến, công ty đều giới thiệu khá chi tiết về điểm check-in cho du khách tại điểm đến. Anh mong muốn các khu điểm du lịch ở Nghệ An chú trọng hơn đến vấn đề này nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, đồng thời tạo hiệu ứng quảng bá điểm đến một cách rộng rãi.
Sau khi du lịch mở cửa trở lại, các điểm du lịch ở Nghệ An thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Theo thống kê của Sở Du lịch, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Nghệ An ước đón 712.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú 285.000 lượt, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 855 tỷ đồng. Các khách sạn từ 3-5 sao ở thị xã Cửa Lò và một số điểm du lịch ở Diễn Châu, Con Cuông đạt công suất 90-100%. Nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh hoạt động vượt công suất.
Trước đó, chuẩn bị cho mùa du lịch 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, ứng xử văn minh du lịch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước...
Sở Du lịch tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra công tác chuẩn bị đón khách du lịch tại khu, điểm tham quan du lịch đảm bảo các hoạt động an toàn, đúng quy định và phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả. Cùng với đó, đơn vị tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Nghệ An; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố để thu hút khách du lịch.
Nghệ An hiện có nhiều điểm đến hấp dẫn và bãi biển nổi tiếng. Tuy nhiên, ngoài cảnh quan tự nhiên và đầu tư cơ sở hạ tầng, tại các khu, điểm du lịch này chưa chú trọng xây dựng điểm chụp ảnh check-in gắn với đặc trưng văn hóa bản địa.
Trong xu hướng mới, nếu tạo được điểm nhấn hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu chụp ảnh của du khách, những địa chỉ này sẽ thu hút nhiều hơn khách ngoại tỉnh và tạo hiệu ứng quảng bá rộng rãi.
Nhu cầu của khách du lịch đã thay đổi, trong đó chụp ảnh check-in tại điểm đến là một trong những lựa chọn hàng đầu. Thực tế này đòi hỏi các địa phương, ban quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cần nhạy bén, thiết kế điểm chụp ảnh check-in hấp dẫn thu hút du khách, tạo hiệu ứng quảng bá, ông Nguyễn Mạnh Lợi, Phó Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An nhấn mạnh.
Sau dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lượng khách đến Nghệ An dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng cao là tín hiệu tích cực cho việc phục hồi, mở cửa hoạt động du lịch của địa phương./.
Cà Mau có tổ ong mật lớn nhất Việt Nam Một tổ ong mật ở Cà Mau được công bố kỷ lục lớn nhất Việt Nam với trọng lượng 43 kg. Chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa, truyền thông và thể thao huyện U Minh (Cà Mau) diễn ra lễ công bố tổ ong mật lớn nhất Việt Nam. Tổ ong được xác lập kỷ lục thuộc về điểm du lịch sinh...