Cánh cửa Nhà thờ Đức Bà Paris bị xem là ‘tác phẩm của quỷ’
Vào thế kỷ 13, tin đồn lan khắp Paris rằng công trình cánh cửa Nhà thờ Đức Bà Paris hoàn thành do người thợ Biscornet đã bán linh hồn cho quỷ Satan để đổi lấy tác phẩm nghệ thuật khiến cả Paris choáng váng này
Công trình của một người thợ luyện kim trẻ tuổi khiến Nhà thờ và cả Paris sững sờ. Người ta không thể tin bàn tay con người có thể tạo ra một tuyệt tác lộng lẫy và đồ sộ như vậy.
Paris là một thành phố lâu đời, gắn liền với nó là nhiều câu chuyện bí ẩn, lôi cuốn và không hiếm khi rùng rợn. Nhà thờ Đức Bà ( Notre Dame de Paris) – trái tim của Paris – cũng có một truyền thuyết thú vị.
Hồi thế kỷ 13, một người thợ rèn trẻ tuổi và tài giỏi tên Biscornet thuyết phục được Nhà thờ để anh chế tác cửa ra vào cho Nhà thờ Đức Bà. Do công trình được xây từ sau ra trước, mặt tiền và lối vào là phần cuối cùng được lắp đặt.
Tác phẩm gây choáng váng thậm chí đối với những bộ óc nghệ thuật nhất của Paris. (Ảnh: afrenchfryeinparis)
Nhiệm vụ hết sức nặng nhọc. Nó đòi hỏi Biscornet lao động vất vả nhiều tháng liền bên cạnh các lò nung kim loại nóng đỏ rực trong xưởng.
Tuy vậy, người thợ trẻ vẫn hoàn thành công việc đúng hẹn. Và thành quả của anh là một kiệt tác. Ngày trình làng, những cánh cửa khổng lồ trang trí bằng hoa văn kim loại khiến dân Paris và giáo chức Nhà thờ choáng váng.
Trước Biscornet, chưa ai từng đạt được trình độ nghệ thuật đó chỉ với thứ kim loại tầm thường là sắt. Nó hết sức lộng lẫy, là phần bổ sung hoàn hảo cho một công trình biểu tượng như Nhà thờ Đức Bà.
Nhưng hỡi ôi, cái gì vượt quá sự tưởng tượng luôn mang lại bất hạnh, nhất là ở một giai đoạn như thế kỷ 13. Tin đồn nhanh chóng lan khắp Paris rằng công trình đó không thể được tạo ra bởi bàn tay con người, Biscornet hẳn đã bán linh hồn cho quỷ Satan để đổi lấy tác phẩm nghệ thuật để đời.
Một vài nhân chứng còn khẳng định khi đến thăm xưởng làm việc, họ thấy Biscornet nằm bất tỉnh trên sàn nhà với công trình đã được hoàn thành một cách bí ẩn trong thời gian kỷ lục.
Chưa hết, các giáo sĩ nói họ không tài nào mở được cánh cửa cho đến khi vẩy nước thánh lên ổ khóa…
Các hoa văn bằng sắt được chế tác hết sức tỉ mỉ và chi tiết. (Ảnh: afrenchfryeinparis)
Mặc dù Biscornet ra sức thanh minh, nhưng không ai tin anh. Chuyện kể rằng anh qua đời sau đó không lâu, sự việc càng khiến người ta tin rằng Satan đã quay lại để hoàn thành nốt giao kèo – lấy đi linh hồn của người nghệ nhân.
Một cách trùng hợp, cái tên Biscornet trong tiếng Pháp nếu tách ra sẽ cho ra nghĩa: “bis” là “hai”, “cornet” là “sừng”. Một nhân vật có hai sừng…
Ngày nay, không ai rõ thực hư câu chuyện cách đây nhiều thế kỷ, nhưng các chuyên gia về kim loại không thể giải thích được làm cách nào những cánh cửa của Nhà thờ Đức Bà có thể được chế tác chỉ với những công cụ thô sơ của thời Trung cổ.
Dù sao, đó chỉ là một trong nhiều bí mật của Paris.
Cận cảnh các chi tiết trên cánh cửa Nhà thờ Đức Bà Paris:
Những thanh sắt được chế tác thành tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh: afrenchfryeinparis)
Nhìn bề ngoài có vẻ thô sơ nhưng ẩn chứa trong đó là tâm hồn nghệ thuật của Biscornet. (Ảnh: afrenchfryeinparis)
Phần tay nắm cửa. (Ảnh: afrenchfryeinparis)
Đã qua dấu thời gian nhưng đường nét mỹ thuật vẫn còn đó. (Ảnh: afrenchfryeinparis)
Nguồn: Tuổi Trẻ
Ngọn lửa thiêu rụi Nhà thờ Đức Bà Paris đã được kiểm soát, nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát
Đám cháy nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame) đã được kiểm soát, các nhân viên cứu hỏa xác nhận đầu ngày 16/4.
"Ngọn lửa đã hoàn toàn được kiểm soát và được dập một phần, vẫn còn những ngọn lửa nhỏ cần xử lý" - một người phát ngôn lực lượng cứu hỏa cho biết.
Đám cháy tại nhà thờ Đức Bà đã được kiểm soát. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói đã tránh được điều tồi tệ nhất, nhưng cảnh báo đám cháy có thể tiếp tục trong vài ngày, và "trận chiến vẫn chưa chiến thắng hoàn toàn". Ông ca ngợi sự dũng cảm và chuyên nghiệp của các nhân viên cứu hỏa.
Ông Macron kêu gọi cả nước Pháp cam kết xây dựng lại nhà thờ cùng nhau, thông báo một chiến dịch gây quỹ quốc tế để quyên tiền cho việc sửa chữa. Một trang ủng hộ online đã được khởi động.
(Ảnh: Reuters)
Theo thông tin mới nhất, tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault đã quyết định tài trợ 100 triệu euro (113 triệu USD) để tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris sau hỏa hoạn.
Ngay trong tối ngày 15/4, hàng loạt các Quỹ di sản và các tổ chức văn hoá tại Pháp đã phát đi các lời kêu gọi quyên góp để tái tạo nhà thờ Đức Bà. Hàng chục nghìn euro đã được quyên góp chỉ sau ít giờ phát động. Trong đêm 15/4, nhiều nhà thờ tại Paris và trên toàn nước Pháp cũng đã rung chuông trong vòng 2 phút để các tín đồ Thiên chúa giáo và người dân cầu nguyện cho nhà thờ Đức Bà Paris.
Được xây dựng vào năm 1160 và hoàn thành vào năm 1260, nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình cố điển theo cố trúc Gothic lâu đời nhất ở Pháp và cũng là địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới vớ 12 triệu lượt khách viếng thăm mỗi năm.
Công trình 850 tuổi được xây dựng từ thế kỷ 12 này là nơi trưng bày hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, trong đó phải kể đến 3 cửa sổ hoa hồng kính màu được đặt ở phía trên cao các mặt phía tây, phía bắc và phía nam của nhà thờ nhưng đều đã bị phá hủy do sức nóng của ngọn lửa.
Video: Khoảnh khắc tòa tháp giữa Nhà thờ Đức Bà Paris đổ sụp
Theo thông tin ban đầu từ lực lượng cứu hỏa, ngọn lửa rất có thể đã bắt nguồn từ vị trí đang được sửa chữa, cải tạo trên nóc của nhà thờ. Ngọn lửa lan nhanh và khói nhanh chóng bao trùm lên toàn bộ nhà thờ, có thể nhìn thấy từ vị trí cách xa hàng km.
Không có trường hợp nào thiệt mạng liên quan tới vụ cháy nhưng một lính cứu hỏa bị thương nặng trong nỗ lực cứu nhà thờ.
Cùng thời điểm đám cháy bùng phát tại Notre Dame, một đám cháy khác cũng bùng phát tại nhà thờ hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem, thánh địa hồi giáo lớn thứ ba thế giới. Đám cháy ở đây cũng đã được kiểm soát.
(Nguồn: The Guardian)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nhà báo Trương Anh Ngọc: "Tim nhói đau khi Nhà thờ Đức Bà cháy rụi" Tim nhói đau khi sáng dậy, đọc tin Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy đêm qua, tháp mũi tên và một phần mái đã sập trong ngọn lửa điêu tàn. Đơn giản vì yêu Paris và nước Pháp, vì đã bao lần đến Paris đều đặt chân đến đây, rảo bước bên bờ sông Seine, đứng tư lự trên những cây cầu...