Cánh cửa đối thoại Mỹ – Triều: Vừa hé đã khép

Theo dõi VGT trên

Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố hủy cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Kim Jong-un khiến nhiều người lo ngại rằng cánh cửa đối thoại vừa mới hé mở giữa Mỹ và Triều Tiên có thể sẽ khép lại nhanh chóng sau động thái của Washington.

Cánh cửa đối thoại Mỹ - Triều: Vừa hé đã khép - Hình 1

Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AFP)

Việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố hủy cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore, vừa nhận được sự ủng hộ, vừa vấp phải làn sóng chỉ trích tại Mỹ.

Những người phản đối Tổng thống Trump nói rằng ông đã bỏ lỡ một cơ hội ngoại giao vốn rất khó khăn mới đạt được với Triều Tiên. Họ cũng cảnh báo nhà lãnh đạo Mỹ về nguy cơ thổi bùng căng thẳng với các đồng minh như Hàn Quốc và khiến Trung Quốc không còn sẵn sàng gây sức ép về kinh tế với Triều Tiên.

Trong khi đó, một số nhà quan sát Triều Tiên nhận định quyết định hủy họp của Tổng thống Trump là đúng đắn. Theo các chuyên gia, Triều Tiên không tạo cho nhà lãnh đạo Mỹ niềm tin thực sự rằng nước này sẽ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Do vậy, Tổng thống Trump có quyền hủy hội nghị thượng đỉnh ở thời điểm hiện tại, đồng thời tiếp tục “nghe ngóng” mức độ quan tâm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đối với các cuộc đàm phán quan trọng.

“Tôi không nghĩ rằng cánh cửa sẽ khép lại. Ông ấy (Donald Trump) chỉ đang thử nghiệm xem mức độ thiện chí của ông Kim Jong-un đến đâu. Chúng ta nên nhớ lý do ông Kim Jong-un chấp nhận tới cuộc gặp này. Các lệnh trừng phạt đã phát huy tác dụng. Họ đang phải đối mặt với vấn đề về kinh tế. Tôi không nghĩ đây là phía cuối con đường”, Olli Heinonen, cựu Phó Giám đốc tại cơ quan hạt nhân Liên Hợp Quốc, nói với AP.

Một câu hỏi lớn được đặt ra bây giờ là ông Kim Jong-un sẽ phản ứng như thế nào?

Phản ứng của các bên

Cánh cửa đối thoại Mỹ - Triều: Vừa hé đã khép - Hình 2

Triều Tiên sẽ nối lại các vụ thử tên lửa sau tuyên bố hủy họp của Mỹ? (Ảnh minh họa: KCNA)

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhận được thông báo hủy họp của Tổng thống Trump đúng vào ngày Triều Tiên phá dỡ khu thử hạt nhân trước sự chứng kiến của các phóng viên quốc tế – những người chưa từng có cơ hội tiếp cận với khu vực này. Đây được đ.ánh giá là động thái tích cực của Bình Nhưỡng trên con đường phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

“Họ sẽ cảm thấy bị phản bội. Đây là cái cớ phù hợp để Triều Tiên nối lại các vụ thử tên lửa mà họ đã tạm dừng suốt 6 tháng qua, bắt đầu bằng các tên lửa tầm ngắn”, chuyên gia Mark Fitzpatrick từ Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Anh nhận định.

Tuy vậy, phản ứng trên thực tế của Triều Tiên sau tuyên bố hủy họp của Tổng thống Trump khá ôn hòa, khác với giọng điệu thường thấy của Bình Nhưỡng.

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Gye Gwan cho biết nước này sẵn sàng ngồi xuống đối thoại với Mỹ “vào bất kỳ thời điểm nào, dưới bất kỳ hình thức nào”. Trong tuyên bố được phát trên truyền thông nhà nước Triều Tiên, ông Kim Gye Gwan nói rằng quyết định của Tổng thống Trump “rất đáng tiếc” và cho thấy tình trạng thù địch “thâm căn cố đế” giữa Mỹ và Triều Tiên, đồng thời phản ánh mức độ cấp bách của việc hai nước cần tổ chức một nghị thượng đỉnh song phương nhằm “cải thiện quan hệ”.

Video đang HOT

Ngay trong bức thư gửi nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Tổng thống Trump vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại. Tuy nhiên, nội dung bức thư cũng khiến người đọc liên tưởng tới mối đe dọa hạt nhân hồi năm ngoái khi Triều Tiên từng dọa sẽ tấn công lục địa Mỹ bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Vào thời điểm đó, do bực tức với những phát ngôn cứng rắn của Triều Tiên, ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn cảnh báo ông Kim Jong-un về kích cỡ nút bấm hạt nhân trên bàn làm việc.

“Các ông từng nói về năng lực hạt nhân của các ông, nhưng năng lực hạt nhân của chúng tôi uy lực và mạnh mẽ đến mức tôi cầu Chúa rằng chúng (hạt nhân) sẽ không bao giờ được sử dụng”, Tổng thống Trump viết trong thư.

“Tôi nghĩ nhìn chung thông điệp do tổng thống đưa ra là lịch sự, mặc dù việc ông ấy đề cập tới vũ khí hạt nhân của Mỹ khiến tôi cảm thấy như một lời đe dọa”, Christopher Hill, nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ với Triều Tiên dưới thời chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush nhận định.

Một loạt tuyên bố mang tính khiêu khích từ Triều Tiên, như việc gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là “kẻ ngu ngốc về chính trị” và đe dọa đối đầu hạt nhân với Mỹ, là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng chưa sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân theo yêu cầu của các cố vấn cấp cao trong chính quyền Trump như cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.

Theo ông Hill, hành động hủy họp của Tổng thống Trump là cần thiết vì nhà lãnh đạo Mỹ “đột nhiên nhận ra rằng Triều Tiên vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này mà không nhận lại được gì”. Mặc dù vậy, nhiều người không đồng tình với quan điểm này.

Làn sóng chỉ trích

Cánh cửa đối thoại Mỹ - Triều: Vừa hé đã khép - Hình 3

Trung Quốc có thể sẽ nới lỏng trừng phạt kinh tế Triều Tiên. Trong ảnh: Ông Kim Jong-un bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Trump đang phải hứng chịu làn sóng chỉ trích khi chính quyền của ông bị cho là không thể đặt nền móng cho một cuộc gặp cấp cao với Triều Tiên – một quốc gia đối đầu với Mỹ suốt nhiều thập niên qua.

“Từng vội vàng đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh và sau đó lại là người hủy bỏ sự kiện đó, Tổng thống Trump phải hiểu rằng chính ông đã làm suy yếu Mỹ và khiến Mỹ rơi vào tình thế bị cô lập hơn”, Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nhận định.

James Aton, đồng giám đốc Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie, cho rằng Tổng thống Trump đang bị bỏ lại trên con đường ngoại giao khó khăn nhằm duy trì chiến dịch “gây sức ép tối đa” do Mỹ dẫn đầu để buộc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Theo Aton, Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Triều Tiên, sẽ ca ngợi động thái phá hủy khu thử hạt nhân của Triều Tiên và có xu hướng nới lỏng trừng phạt kinh tế nhằm vào Bình Nhưỡng. Chuyên gia Aton cũng dẫn các báo cáo cho thấy quan hệ thương mại Trung – Triều đã tái khởi động lại gần đây.

“Triều Tiên đã làm đủ những gì cần làm để xoa dịu Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ mở ra con đường sống cho Triều Tiên”, ông Aton nhận định.

Ngoài ra, việc hủy bỏ cuộc gặp cấp cao với Triều Tiên cũng làm tổn hại tới mối quan hệ giữa chính quyền Mỹ và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in – người vừa có chuyến thăm tới Nhà Trắng. Tổng thống Moon đã bỏ rất nhiều tâm sức để cải thiện quan hệ với Triều Tiên dù Bình Nhưỡng vừa tuyên bố hủy cuộc gặp cấp cao với Seoul để phản đối cuộc tập trận chung của liên minh Mỹ – Hàn.

Tổng thống Moon là người đóng vai trò trung gian để hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều có thể diễn ra. Vậy nhưng, chính quyền Hàn Quốc hoàn toàn bất ngờ trước quyết định hủy họp của Tổng thống Trump, thậm chí phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc còn nói rằng nước này sẽ “cố gắng giải mã ý định thực sự” của nhà lãnh đạo Mỹ. Đây là dấu hiệu đáng quan ngại cho thấy sự thiếu kết nối về ngoại giao giữa hai đồng minh thân cận.

Thành Đạt

Theo Dantri

Dọa hủy hội nghị thượng đỉnh: Chiêu bài “nắn gân” của lãnh đạo Mỹ - Triều

Cả Mỹ và Triều Tiên đều để ngỏ khả năng hủy cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo vào tháng sau. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là những tuyên bố ngoài miệng và không phản ánh mong muốn thực sự của các bên.

Dọa hủy hội nghị thượng đỉnh: Chiêu bài nắn gân của lãnh đạo Mỹ - Triều - Hình 1

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Donald Trump ngày 22/5 cảnh báo hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên có thể sẽ không xảy ra. Không chỉ ông chủ Nhà Trắng, giới chức Triều Tiên cũng để ngỏ khả năng hủy cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore.

Như vậy, chưa có gì để đảm bảo chắc chắn 100% rằng cuộc gặp đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ diễn ra. Điều này cũng đặt ra hai câu hỏi quan trọng: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hội nghị thượng đỉnh không được tổ chức? Hoặc nếu sự kiện này được tiến hành theo đúng kế hoạch, chuyện gì sẽ xảy ra khi cả hai bên rời bàn đàm phán nhưng không giải quyết được sự bế tắc trong vấn đề hạt nhân, vốn kéo dài suốt hàng chục năm qua?

Trong cuộc phỏng vấn với Vox, Vipin Narang, giáo sư chính trị chuyên nghiên cứu về hạt nhân tại Viện Công nghệ Massachusetts, đã dự đoán 4 kịch bản có thể xảy ra, từ tồi tệ nhất cho tới ổn thỏa nhất, trong quan hệ Mỹ - Triều từ nay cho tới ngày 12/6.

Kịch bản đầu tiên là cả Mỹ và Triều Tiên đều sẽ hoãn cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo vì nhận ra lập trường khác biệt trong vấn đề phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, do hai bên vẫn chưa muốn bỏ cuộc nên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các cấp dưới của ông sẽ nỗ lực nhiều hơn để thu hẹp khoảng cách ngày càng rộng giữa Washington và Bình Nhưỡng. Rốt cuộc, nếu hai nước có thể tìm được tiếng nói chung và hai nhà lãnh đạo có thể gặp nhau trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng, điều đó sẽ chứng minh tính hiệu quả của chính sách ngoại giao.

Đối với kịch bản thứ hai, cả Mỹ và Triều Tiên không chỉ hoãn hội nghị thượng đỉnh mà còn không cho thấy bất kỳ tiến triển nào trong việc đạt được thỏa thuận chung vì lập trường của hai nước quá khác xa nhau trong việc chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Theo kịch bản này, mọi thứ vẫn được giữ nguyên, nhưng quan hệ song phương sẽ có chiều hướng tốt hơn so với giai đoạn hàng chục năm vừa qua vì cả Mỹ và Triều Tiên đều đang có các cuộc tiếp xúc trực tiếp.

Dọa hủy hội nghị thượng đỉnh: Chiêu bài nắn gân của lãnh đạo Mỹ - Triều - Hình 2

Quân đội Triều Tiên duyệt binh tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)

Kịch bản thứ ba là bầu không khí căng thẳng "tăng nhiệt" nhanh chóng và quan hệ song phương sẽ quay trở lại thời điểm như năm 2017. Điều đó đồng nghĩa với việc Triều Tiên sẽ tái diễn các vụ thử tên lửa còn Mỹ sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt. Năm ngoái, Tổng thống Trump từng dọa sẽ trút "lửa và thịnh nộ" xuống Triều Tiên khi Bình Nhưỡng đưa ra những tuyên bố cứng rắn với Washington và các đồng minh. Đáp lại, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng dọa "chế ngự ông già Mỹ lẩm cẩm bằng hỏa lực" vì dám công khai tuyên bố hủy diệt Triều Tiên.

kịch bản thứ 4, cũng là kịch bản khủng khiếp nhất, là khi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên biến những tuyên bố "hét ra lửa" trước đây của họ thành hiện thực, đẩy hai nước vào một cuộc chiến tranh. Theo Giáo sư Narang, chính quyền Trump có thể sẽ theo đuổi cách "phi hạt nhân hóa bằng vũ lực", sử dụng chính hội nghị thượng đỉnh thất bại làm cái cớ để chứng minh rằng chính sách ngoại giao thực sự không hiệu quả và Washington phải dùng tới cách khác. Tuy nhiên, ông Narang cũng lưu ý rằng lựa chọn phương án này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ đối đầu với một cường quốc hạt nhân.

Giáo sư Narang nhận định kịch bản thứ hai là dễ xảy ra nhất, còn kịch bản thứ 4 có tỷ lệ xảy ra thấp nhất. Chuyên gia về hạt nhân tin rằng một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Triều Tiên khó có khả năng nổ ra, một phần vì Bình Nhưỡng đã có trong tay vũ khí hạt nhân. Theo đó, nếu căng thẳng dâng cao, Triều Tiên hoàn toàn có thể dùng vũ khí hạt nhân để tấn công Mỹ hoặc các đồng minh của Washington như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mong muốn thực sự của Mỹ - Triều

Dọa hủy hội nghị thượng đỉnh: Chiêu bài nắn gân của lãnh đạo Mỹ - Triều - Hình 3

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng tuyên bố muốn tập trung phát triển kinh tế của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)

Theo nghị sĩ Park Byeong-seug từ đảng Dân chủ Hàn Quốc cầm quyền, cả Mỹ và Triều Tiên đều mong muốn hội nghị thượng đỉnh song phương diễn ra thành công để đáp ứng các mục tiêu và lợi ích chính trị của mỗi bên. Do vậy, nhiều khả năng hai nước sẽ không hủy sự kiện quan trọng này.

"Chính quyền Trump cần đàm phán với Triều Tiên để đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới. Trong khi đó, Triều Tiên cần tận dụng cơ hội này để hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và tập trung phát triển kinh tế. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, sẽ càng khó khăn hơn cho Triều Tiên để đạt được động lực phát triển kinh tế", nghị sĩ Park nhận định.

Trước đó, trong một tuyên bố gây bất ngờ hồi tháng trước, ông Kim Jong-un nói với các quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên rằng, ông sẽ thay thế chiến lược byungjin, trong đó đặt mục tiêu phát triển đồng thời cả vũ khí hạt nhân và kinh tế, bằng chiến lược tập trung nguồn lực để tái thiết nền kinh tế Triều Tiên.

Theo nghị sĩ Hàn Quốc Lee Seok-hyun, Mỹ và Triều Tiên thực sự "khao khát" thành công của hội nghị thượng đỉnh và việc hai nước sử dụng những lời lẽ cứng rắn trước thềm sự kiện trong những ngày vừa qua chỉ là cách để "che giấu" lập trường của mỗi bên.

"Ông Trump là một doanh nhân và ông ấy không muốn đặt mình vào thế yếu hơn trước thềm hội nghị. Ông ấy cũng phải đưa ra tuyên bố tương tự để đáp trả lời đe dọa hủy hội nghị thượng đỉnh của Triều Tiên. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ không bị hoãn", nghị sĩ Lee phỏng đoán.

Chuyên gia Zhao Tong tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua cho rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều quan trọng hơn việc khi nào hội nghị này diễn ra. Do vậy, Tổng thống Trump có thể đang tìm kế "hoãn binh" trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng.

"Đối với Mỹ, kết quả lý tưởng của hội nghị thượng đỉnh là Triều Tiên sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân. Và ông Trump sẽ không ngại hoãn cuộc đàm phán này cho tới khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Thời đ.iểm gặp mặt có thể thay đổi phụ thuộc vào ông Trump, song kết quả của hội nghị thượng đỉnh khó có thể thay đổi, đó là Triều Tiên sẽ vẫn giữ năng lực răn đe hạt nhân. Đó là thực tế", chuyên gia Zhao cho biết.

Theo Ko Yu-hwan, Giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul, tuyên bố có thể hoãn gặp mặt của Tổng thống Trump thực chất là chiến thuật ngoại giao.

"Ông Trump không thể chấp nhận một hội nghị thất bại, vì vậy ông ấy sử dụng những ngôn từ cứng rắn để lái cuộc đàm phán theo hướng của ông ấy", Giáo sư Ko nói.

Trong khi đó, Ted Lieu, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cho rằng Triều Tiên thực sự muốn bước vào bàn hội nghị với Mỹ.

"Cả Mỹ và Triều Tiên đều có thể tuyên bố chiến thắng và bước vào tiến trình kéo dài để đạt được thỏa thuận cuối cùng. 3 nước Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đều có động lực mạnh mẽ để thúc mong muốn hội nghị thượng đỉnh diễn ra", ông Lieu nhận định.

Thành Đạt

Theo Dantri/ Vox, SCMP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024

Tin đang nóng

"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Chàng phi công quân sự tiết lộ chuyện tình 'yêu nhanh cưới vội' với vợ xinh đẹp
13:09:18 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Đang say mê cùng vợ tận hưởng phút giây mặn nồng, bức ảnh cưới bỗng tuột xuống rơi ra thứ khiến tôi kinh hồn

Góc tâm tình

17:04:42 04/07/2024
Tôi thở dài, bỏ ra khỏi phòng ngủ. Tôi thấy thất vọng, tổn thương vì vợ làm như thế. Cô ấy không tin tưởng tôi, càng không tôn trọng tôi.

Triệu tập tài xế xe khách vượt đèn đỏ tông lật ô tô tải rồi bỏ chạy

Pháp luật

16:53:57 04/07/2024
Tài xế xe khách 29 chỗ phóng nhanh, vượt đèn đỏ đ.âm lật ô tô tải ở Hà Nội đã bị lực lượng CSGT triệu tập lên làm việc, lấy lời khai.

Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam

Nhạc việt

16:43:45 04/07/2024
Với thành tích này, Sơn Tùng tất nhiên mở rộng khoảng cách để giữ vững ngôi vị nghệ sĩ Vpop có lượt đăng kí theo dõi cao nhất trên YouTube, thành tích anh giữ vững suốt nhiều năm qua.

NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo

Sao châu á

16:37:38 04/07/2024
Trong họp báo, Nine Naphat cũng trả lời hàng loạt câu hỏi của truyền thông về quyết định chia tay Baifern Pimchanok.

Trực tiếp T1 vs BLG - LOL Esports World Cup 2024

Mọt game

16:29:20 04/07/2024
Tối ngày 04/07, trận đấu đầu tiên của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại tại Esports World Cup 2024 sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển T1 và BLG.

Hôm nay nấu gì: Thực đơn bữa tối đơn giản mà "đắt khách"

Ẩm thực

16:28:53 04/07/2024
Thực đơn bữa tối đơn giản mà đắt khách . Món ăn nào cũng ngon, hấp dẫn thế này chắc chắn cả nhà sẽ ăn hết sạch.

Xót xa hình ảnh diva Celine Dion đau đớn, vật lộn với căn bệnh hiếm gặp

Sao âu mỹ

16:26:14 04/07/2024
Bộ phim tài liệu về Celine Dion - nữ ca sĩ được yêu thích nhờ ca khúc My heart will go on trong phim Titanic - mô tả hành trình cô chiến đấu với căn bệnh hiếm gặp khiến nhiều người xót xa.

Sam lên tiếng về đoạn clip có thái độ lạ trong đám cưới Midu

Sao việt

16:21:44 04/07/2024
Nữ diễn viên bày tỏ sự bất ngờ vì nhận định của mọi người cũng như các kênh social khi cho rằng cô sượng trân trước câu hỏi từ phóng viên.

Ba phần của bộ anime gây sốt "Thanh Gươm Diệt Quỷ: Kimetsu no Yaiba – Lâu Đài Vô Cực" sắp ra mắt tại các rạp chiếu

Phim châu á

16:06:08 04/07/2024
Crunchyroll mua bản quyền phát hành toàn cầu (trừ một số quốc gia Châu Á). Crunchyroll và Sony Pictures Entertainment sẽ phân phối bộ ba phim anime đến khán giả toàn cầu, đ.ánh dấu cao trào của series anime Shonen đình đám.

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.