Canh củ dền hầm xương cho người huyết áp thấp
Củ dền tím giàu vitamin cung cấp chất sắt nên rất tốt với người thiếu máu, huyết áp thấp.
Canh củ dền hầm xương giúp nước canh ngọt và món canh ăn vừa miệng. Nguyên liệu cho món canh gồm: 300 g xương heo nạc, 2 củ dền ngon, 1 củ cà rốt, 2 củ khoai tây, hành tươi, ớt, gia vị.
Nguyên liệu tươi ngon cho món canh củ dền hầm xương. Ảnh: Hội An
Đầu tiên bỏ xương vào hầm trước cho chín và ra nước canh cho ngọt. Các loại củ thì gọt vỏ và thái hạt lựu cho mau chín và đẹp mắt.
Rau mùi ngò gai và hành ngò cũng không thể thiếu để món canh thêm đậm đà hương vị. Cho các loại củ vào nồi xương nấu chín mềm rồi nêm các gia vị vừa miệng. Bỏ rau thơm và trang trí là có một bát canh vừa ngon vừa bổ.
Video đang HOT
Đặc biệt, vị canh thanh ngọt ăn hoài hông ngán và món canh phù hợp với ai cần bồi bổ sức khỏe.
Canh rau dền hầm xương có màu sắc đặc trưng rất thích mắt của dền và cà rốt. Ảnh: Hội An.
Hội An
VnExpress
Những bệnh tối kỵ ăn rau muống
Đối với những người bị viêm, đau nhức khớp hay huyết áp cao thì nên kiêng ăn rau muống để đảm bảo sức khỏe.
Rau muống vốn là một loại thực phẩm phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình Việt. Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2...Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Thực phẩm này còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout... thì không nên ăn rau muống
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.
Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Ngoài ra, một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc
Ông Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM, rau muống nước có nhiều khả năng nhiễm thuốc trừ sâu hơn rau muống cạn do quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa. Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được xịt vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Ai không được dùng nha đam? Là nguyên liệu cho các bà nội trợ nấu chè, các bạn gái làm đẹp và không ít người sử dụng làm thuốc, không ai có thể phủ nhận lợi ích của lô hội. Nhưng nếu dùng không đúng thì lợi đi liền với hại. Ảnh minh họa: Internet Những đối tượng cần nói "không" với lô hội Bệnh nhân tiểu đường: Một...