Cánh cổng phụ
Sau ba lần diễn ra ở châu Âu, hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và 16 nước thuộc khu vực Đông và Trung Âu ( CEE), còn được gọi là khuôn khổ diễn đàn 16 1, lần đầu tiên được tổ chức ở Bắc Kinh.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Latvia, bà Laimdota Straujuma bắt tay trong cuộc gặp của những người đứng đầu chính phủ Trung Quốc và các nước khu vực Đông và Trung Âu (CEE) – Ảnh: Reuters
Ngoài mối quan hệ trực tiếp với EU và quan hệ song phương với từng thành viên của khối, đây là khuôn khổ quan hệ quan trọng nhất của Trung Quốc với đa số các thành viên của EU.
Khuôn khổ diễn đàn được thiết lập từ năm 2012 này giống như cánh cổng phụ cho Trung Quốc tiếp cận EU và cho 16 nước kia tiếp cận Trung Quốc. Tuy mới định hình nhưng kênh quan hệ này lại phát triển rất nhanh chóng và với hiệu quả thiết thực, hơn hẳn so với quan hệ chung giữa EU và Trung Quốc.
Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và EU nói chung bị cản trở phát triển bởi hành chính quan liêu ở cả hai phía, bởi quy trình pháp lý quá phức tạp trong EU và vấp phải không ít trở ngại, cầm chừng về chính trị thì khuôn khổ quan hệ 16 1 này lại phát triển khá suôn sẻ, làm vừa lòng cả hai phía.
Bởi thế, hai phía gặp nhau trong chủ trương “chung như cần thiết, riêng như có thể”, có nghĩa là chơi riêng với nhau theo khuôn khổ diễn đàn 16 1 này như có thể được và tham gia vào khuôn khổ hợp tác chung giữa EU và Trung Quốc chỉ ở mức độ cần phải tham gia.
Điều thú vị nữa có thể thấy ở phương diện gây dựng và sử dụng đối trọng. Khuôn khổ diễn đàn này giúp 16 đối tác kia và Trung Quốc có đối trọng đối với EU.
Video đang HOT
Cho dù ở đây tác động đối trọng đối với Trung Quốc lớn hơn đối với 16 nước kia thì các nước này vẫn có được con chủ bài chính trị đắc dụng.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Trung, Nhật nối lại đàm phán khai thác chung ở biển Hoa Đông
Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất nối lại đàm phán cấp cao về biển Hoa Đông và việc khai thác chung ở vùng biển tranh chấp giữa 2 siêu cường châu Á này.
Trung, Nhật nối lại đàm phán khai thác chung ở biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters
Một quan chức của Nhật cho biết, sau cuộc hội đàm tối 1.11 giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hai nước đã thống nhất nối lại đàm phám việc khai thác tài nguyên chung ở biển Hoa Đông bị gián đoạn từ năm 2012, theo South China Morning Post ngày 2.11.
Cuộc hội đàm của thủ tướng 2 nước được tổ chức bên lề cuộc họp ba bên Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng mối quan hệ giữa 2 nước đã trải qua những thời điểm khó khăn, vì vậy Trung Quốc và Nhật Bản nên cẩn trọng trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm. Các nhà lãnh đạo trao đổi thẳng thắn các vấn đề khác nhau, quan chức Nhật cho biết nhưng không nói việc hai bên có đề cập đến vấn đề Biển Đông hay không.
Cuộc đàm phán cấp cao khai thác tài nguyên chung ở vùng biển tranh chấp sẽ được Tokyo và Bắc Kinh bắt đầu lại từ đầu năm 2016.
Hai thủ tướng Nhật - Trung cũng đồng ý từ năm 2016 sẽ tiến hành đối thoại kinh tế song phương nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa 2 nước vốn bị ảnh hưởng trong 6 năm qua vì những bất đồng liên quan đến tranh chấp trên biển và những vấn đề khác.
Thủ tướng Abe và Thủ tướng Lý đồng ý sẽ thiết lập cơ chế liên lạc trên biển và trên không giữa 2 nước để tránh những xung đột, đồng thời nối lại những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các ngoại trưởng, theo quan chức Nhật nói trên.
Đột phá hữu nghị
Giàn khoan khai thác dầu khí của Trung Quốc ở biển Hoa Đông - Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật nói rằng ông có "niềm tin vững chắc" trong nguyên tắc xây dựng quan hệ chiến lược vì lợi ích của các bên với Trung Quốc. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Tokyo hỗ trợ các nước châu Á khi xử lý vấn đề an ninh quân sự và những nỗ lực cần có sự phối hợp của cả hai bên để đảm bảo mối quan hệ của 2 nước đi đúng hướng.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo có những căng thẳng bởi những vụ tranh chấp ở biển Hoa Đông và những vấn đề còn sót lại từ thời Thế chiến II.
Liang Yunxiang, một chuyên gia về Nhật Bản ở đại học Bắc Kinh nói rằng cuộc gặp giữa ông Abe và ông Lý cho thấy 2 bên đang có những động thái cái thiện mối quan hệ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến biển Hoa Đông.
"Đó là bước đột phá của tình hữu nghị. Nó quan trọng hơn cả những vấn đề lịch sử, trong đó đáng chú ý là Nhật sẽ tham gia khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang khai thác", chuyên gia Trung Quốc nói tiếp.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng vẫn còn một chặng đường dài để 2 bên có thể đạt được một cơ chế liên lạc vì cả hai đang muốn tránh bị coi là thừa nhận chủ quyền của nước kia ở vùng biển đang tranh chấp.
"Bắc Kinh đang cố gắng thuyết phục Nhật Bản thừa nhận rằng hai nước đang có tranh chấp chủ quyền và muốn đưa nó vào các cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Tuy nhiên Tokyo không bao giờ chấp nhận điều này", chuyên gia Victor Teo ở Đại học Hồng Kông bình luận.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc 'trấn an' doanh nghiệp Hàn Quốc Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định không cần phải lo lắng về nước này và rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, theo Yonhap. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định không cần thiết phải lo lắng cho nền kinh tế nước này - Ảnh: Reuters Ông Lý Khắc...