Canh con nước rút, ra biển cào sò chơi chơi cũng có nửa triệu/ngày
Mấy ngày gần đây, người dân trên địa bàn TP. Cam Ranh ( Khánh Hòa) đổ xô ra biển để cào sò, ốc. Sau vài giờ, một số người dân kiếm được từ 3- 4kg, thậm chí có người kiếm gần chục kí.
Theo người dân địa phương, khoảng 10 ngày này người dân đổ xô ra biển cào sò, ốc từ bãi biển dạt vào khu vực phường Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh (Khánh Hòa). Sau nhiều giờ, một số người dân kiếm được từ 3- 4kg, thậm chí có người kiếm gần chục kí.
Người dân đang dùng dụng cụ để săn con sò, ốc
Cũng theo các ngư dân địa phương, bà con nơi đây canh khi con nước rút xuống mới ra cào và chủ yếu hoạt động vào chiều tối. Một số hộ dân bắt về ăn, còn một số hộ khác đem đi bán để kiếm thêm thu nhập trong những ngày nhàn rỗi.
Cứ khi con nước rút xuống người dân TP.Cam Ranh đi cào sò, công việc này chủ yếu hoạt động vào buổi chiều
Bà Nguyễn Thị Mai (47 tuổi, phường Cam Nghĩa) cho hay: “Trước đây, tôi đi làm công nhân cho các khu công nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tôi tạm nghỉ và những ngày đó ở nhà cảm thấy buồn chán. Nghe thông tin bà con đi cào sò, tôi cũng lặn lội đi theo và chỉ vào giờ cũng kiếm được từ 3- 4kg sò, mỗi kí bán được với giá dao động 15.000 – 20.000 đồng. Nhờ đó, mà có thêm thu nhập cho gia đình trong những lúc khó khăn”.
Video đang HOT
Sản phẩm có được sau vài giờ lội bùn tìm kiếm
Ra biển từ 15h chiều, anh Nguyễn Văn Minh cho biết: “Cái khó của nghề này là lựa chọn khu vực để cào, chính vì đó mà người đi cào phải học hỏi. Nếu đúng địa điểm thì kiếm 5-6 kí là chuyện bình thường và người nào chịu khó lội bùn kiếm gần cả chục kí. Nghề này tuy vất vả, nhưng vui, tôi đi cùng với người thân, mỗi ngày cào được 6kg và những con sò chó, sò mỡ này thỉnh thoảng mới xuất hiện”.
Qua quan sát của PV, khi con nước vừa rút xuống người dân mang theo các dụng cụ như: Cào, rổ, rá, bao,…Để đi nhặt lộc biển. Tại đây, cả người già, trẻ em và một số thanh niên hớn hở nhặt sò, ốc. Công việc này kết thúc vào cuối buổi chiều hàng ngày, khi nước thủy triều lên.
Công Tâm
Đầu năm dân ra biển bắt toàn cá ngon, có loại cá bán 200 ngàn/ký
Tranh thủ thời tiết thuận lợi trong những ngày qua, nhiều tàu, thuyền vươn khơi đánh bắt và đã có "lộc biển" đầu năm.
Sau những ngày nằm chờ vươn khơi do biển động, những ngày qua, thuyền của ông Trần Hoài ở xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) bắt đầu có chuyến biển đầu năm.
Thường với những chuyến biển này, thuyền ông Hoài cũng như nhiều ngư dân chủ yếu ra khơi "lấy ngày", chưa nghĩ đến chuyện thu nhập. Không ngờ các chuyến biển đều mang về nguồn thu nhập không nhỏ.
Ngư dân đánh bắt gần bờ có thu nhập khá mỗi ngày.
Bắt đầu từ ngày mùng 8 tết đến nay, thuyền của ông Hoài ra khơi "hái lộc". Mỗi chuyến đánh bắt thường bắt đầu từ 7 giờ sáng đến trưa cùng ngày. Nếu gặp nguồn lợi hải sản dồi dào thì có thể đánh bắt đến chiều.
Các thuyền bãi ngang chủ yếu đánh bắt cách bờ chừng vài hải lý. Các loại hải sản chủ yếu cá bạc má, cá sòng, cá lẹp, cá mòi, cá khoai...
"Các loại cá gần bờ tuy giá trị kinh tế không cao nhưng tươi ngon nên tiêu thụ rất mạnh, bán được giá. Ba ngày qua, hầu như ngày nào, các thuyền ở địa phương cũng đánh bắt từ chục kg cá trở lên; mỗi kg cá có giá hơn 100-200 ngàn đồng", ông Hoài chia sẻ.
Ngoài các loại cá, nhiều thuyền còn trúng đậm vụ ghẹ đầu năm. Theo nhiều ngư dân, từ những ngày trước tết đến nay, vùng biển gần bờ xuất hiện rất nhiều ghẹ.
Thuyền ông Trần Viên và nhiều thuyền ở xã Phú Thuận (Phú Vang) trong những ngày qua liên tục trúng đậm những mẻ lưới ghẹ. Lưới dùng để đánh bắt ghẹ thường tận dụng, kết hợp đánh bắt cá gần bờ nên ngư dân không nhất thiết tốn thêm chi phí đầu tư mua sắm lưới riêng.
Không chỉ thuyền gần bờ, trong những ngày mùng 7-8 tết, một số tàu xa bờ cũng đã có chuyến vươn khơi đầu năm. Sau 2-3 ngày đánh bắt trở về, hầu như tàu nào cũng có "lộc biển" đầu năm.
"Đây chưa phải là thời điểm thích hợp cho ngư dân vươn khơi đánh bắt dài ngày, mà chủ yếu đi biển để "lấy ngày". Dẫu vậy, nhiều tàu vẫn có sản lượng vài tạ đến cả tấn, thu nhập từ vài chục triệu đến 100 triệu đồng", ông Ngô Đức Mạnh ở xã Phú Thuận hào hứng.
Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, ông Nguyễn Quang Dân thông tin, thường từ ngày mùng 2 đến mùng 4 tết hằng năm, các tàu, thuyền đã có những chuyến biển đầu năm "lấy lộc". Bởi theo quan niệm của ngư dân, ngày 2 và 4 tết thường đem lại nhiều may mắn cho cả năm.
Vươn khơi đầu năm "hái lộc".
Riêng những ngày tết năm nay, ảnh hưởng không khí lạnh, biển động nên phải đến ngày mùng 7 tết, nhiều tàu, thuyền mới bắt đầu có chuyến biển đầu năm. Qua nắm bắt tình hình từ ngư dân, hầu hết các tàu, thuyền đều có nguồn thu nhập đáng kể.
Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu cho rằng, thời tiết những ngày qua rất thích hợp cho các thuyền gần bờ đánh bắt hải sản vùng lộng. Theo kinh nghiệm của ngư dân, thường sau những ngày biển động, hải sản gần bờ khá dồi dào. Thực tế cho thấy, những ngày qua, hàng chục thuyền của ngư dân Phong Hải đều có thu nhập từ 1 triệu đồng trở lên/ngày.
Ông Trường Văn Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá, mặc dù những chuyến "xông biển" đầu năm năm nay muộn hơn so với nhiều năm trước do thời tiết không thuận lợi, nhưng điều này không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của ngư dân. Những chuyến biển đầu năm của ngư dân trong những ngày qua đều có thu nhập là điều may mắn, tạo niềm tin cho bà con trong hành trình vươn khơi, bám biển.
Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 419 tàu đánh bắt xa bờ có công suất 90CV đến 1.000CV và gần 1.950 thuyền đánh bắt gần bờ. Phấn đấu sản lượng đánh bắt thủy, hải sản năm 2020 đạt 44 ngàn tấn.
Ngành thủy sản tiếp tục có những hỗ trợ cho ngư dân cải hoán tàu, thuyền, hiện đại hóa ngư lưới cụ đánh bắt xa bờ; triển khai có hiệu quả hoạt động phòng chống khai thác thủy, hải sản trái phép, gắn với tái tạo nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai...
Theo Hoàng Triều (Báo Thừa Thiên Huế)
Lộc biển đầu năm: Ngộn ngộn cá tươi, cá hố bán 40-50 ngàn/ký Phiên chợ đầu năm vào sáng mùng 2, mồng 3 Tết tại các chợ trên địa bàn TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), có nhiều hàng bày bán hải sản tươi sống, đủ loại cá tươi. Các hàng hải sản bao giờ cũng đông người mua hơn bởi thói quen ăn cá của người dân xứ biển... Để có món hải đặc sản...