“Cánh chim đầu đàn” ở nơi gieo mầm thiện
Từ lúc chập chững vào nghề cho đến khi trở thành người lãnh đạo, chỉ huy của Trại, suốt 35 năm gắn bó với nghề Cảnh sát trại giam, Đại tá Trần Bé Ba – Phó Bí Thư Đảng ủy, Phó Giám thị Trại giam Kênh 7 (Cục 10, Bộ Công an) luôn tận tâm, tận lực hết mình với nghĩa vụ, trọng trách được giao.
Với bản tính khách quan trung thực, thận trọng, tỉ mỉ, sâu sát mọi việc, năng lực và trái tim đầy nhiệt huyết, Đại tá Trần Bé Ba được bổ nhiệm làm Phó Giám thị Trại tạm giam Kênh 7 khi tuổi đời còn rất trẻ. Dù đã quá quen với cái nghề “quanh năm bận rộn, tứ mùa khẩn trương” nhưng trên cương vị mới hiện nay, trọng trách nặng nề hơn cũng đặt ra cho anh nhiều thách thức.
Đại tá Trần Bé Ba – Phó Bí Thư Đảng ủy, Phó Giám thị Trại giam Kênh 7 (Cục 10, Bộ Công an).
Kiên trì khơi lòng hướng thiện
Đầu năm 2018, Đại tá Trần Bé Ba được giao nhiệm vụ phụ trách Phân Trại 1 thuộc Trại giam Kênh 7 (đóng quân trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, anh thường xuyên chú trọng công tác xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ – pháp luật và trách nhiệm cao, không những đẩy mạnh phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc, học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND mà còn triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý vi phạm của phạm nhân, gắn kết với xây dựng mô hình đội phạm nhân an toàn văn hóa trong trại.
Thực tế, việc quản lý, cải tạo phạm nhân cũng găp không ít khó khăn, bởi giáo dục một người bình thường đã khó, giáo dục những con người đã lầm đường, lạc lối trong nhân cách, nhận thức, hành động còn khó khăn gấp bội, nhât là khi tội phạm ngày càng trẻ hóa va tính chất mức độ phạm tội ngày càng tinh vi, liều lĩnh và manh động hơn.
Song với tất cả tinh thương, tâm huyết, trách nhiệm, Đại tá Trần Bé Ba va đông đôi thường xuyên theo doi, kip thơi nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của phạm nhân, tư đo co biên phap giao duc, giup đơ thich hơp như: tim hiêu tâm tư tinh cam, nguyên vong, hoan canh pham tôi, đông thơi phôi kêt hơp gia đinh, ngươi thân đông viên, tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn, vừa tạo được tình cảm gần gũi, thân thiện nhưng cũng vừa cứng rắn, đúng quy định của pháp luật, khơi gợi được phần thiện trong mỗi phạm nhân, để họ nhận thức được những sai phạm mà cai tao và hướng thiện.
Video đang HOT
Bên cạnh những kinh nghiệm đươc đút kết từ thực tiễn công tác, Đại tá Trần Bé Ba còn tham mưu cho Giám thị Trại, đề xuất tổ chức phát động phong trào thi đua lao động tốt, cải tạo tốt trong pham nhân, co đanh gia, binh bâu xếp loại thi đua theo tuân, thang, quy, 6 thang, 1 năm; đông thơi, tô chưc cho pham nhân viết thư gửi lời xin lỗi đến bị hại, thân nhân người bị hại, gia đình người thân, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, xem phim tai liêu, thơi sư, đoc sach tim hiêu kiên thưc phap luât, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho phạm nhân, cho thăm gặp người thân, gia đinh nhât la nhưng dip lê, têt… tao không khi vui tươi, phân khơi hơn giúp cho pham nhân vơi bơt nôi nhơ nha, nhơ ngươi thân, có thêm niêm tin, nghị lưc, yên tâm lao đông, cai tao tôt, sơm hòa nhập vơi cộng đồng xa hôi.
Người chỉ huy, đi đầu trong mọi công việc.
Vượt lên những khó khăn, Đại tá Trần Bé Ba luôn nêu gương của một người lãnh đạo chỉ huy, đi đầu trong mọi công việc, làm tốt công tác tư tưởng, động viên CBCS hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu công tác, phục vụ hiệu quả cải tạo phạm nhân. Điều mà Đại tá Trần Bé Ba tâm đắc nhất là cách thức thu phục nhân tâm các phạm nhân.
Đại tá Trần Bé Ba – Phó Bí Thư Đảng ủy, Phó Giám thị Trại giam Kênh 7 (Cục 10, Bộ Công an) kiểm tra công tác dạy nghề cho phạm nhân.
35 năm gắn bó với công tác trại giam, Đại tá Trần Bé Ba không nhơ hêt minh đa tiêp xuc, giao duc thanh công vơi bao nhiêu pham nhân. Mỗi 01 phạm nhân đươc hương chinh sach khoan hông cua Đang va Nha nươc, được đặc xá, tha tù trở về với gia đình, với xã hội, tái hòa nhập cộng đồng là niềm vui, là động lực lơn để “những người thầy đặc biệt” như các anh tiếp tục chăm tưới cho mầm thiện sinh sôi.
Đại tá Trần Bé Ba cho rằng: “Phạm nhân cũng là những con người, họ có tội và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng sâu thẳm bên trong mỗi người “tính thiện” vẫn chưa mất. Điều quan trọng là phải biết đánh thức phần tích cực của họ thức dậy. Thuyết phục tác động đến tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng của phạm nhân, từng bước cảm hóa khiến họ ăn năn, hối lỗi nhìn nhận rõ hành vi phạm tội của mình”.
Với sự hy sinh cống hiến thầm lặng không biết mệt mỏi, bằng lòng say mê, tâm huyết tận tụy với nghề, mưu trí trong công việc và bao trùm lên là lòng vị tha yêu thương con người, Đại tá Trần Bé Ba đã chỉ đạo và trực tiếp cùng đội ngũ quản giáo, và các bộ phận nghiệp vụ khác trong Trại vượt lên mọi khó khăn, tổ chức quản lý, giáo dục, hướng nhiệp, dạy nghề cho phạm nhân bằng trách nhiệm, sự chân thành.
Vì vậy 02 năm qua, các mặt công tác tại Phân Trại 01, vẫn bảo đảm đạt chất lượng cao. Tình hình quản lý phạm nhân cơ bản được duy trì ổn định. Số phạm nhân vi phạm được hạn chế ở mức thấp nhất, không có phạm nhân trốn hoặc gây án mới ở trong Trại.
Với nhưng thành tích đạt được trong năm 2019, Phân Trại 01 do đại tá Trần Bé Ba trực tiếp phụ trách đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”. Riêng cá nhân Đại tá Trần Bé Ba đã vinh dự được Tổng cục 8 (nay là cục C10) Bộ Công an tặng nhiều bằng khen; năm 2015 và 2019 được Cục C10 – Bộ Công an tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” trong phong trào thi đua Vì ANTQ./.
Văn Vũ -Trọng Nghĩa
Theo baophapluat
Trẻ em như búp trên cành
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã so sánh như vậy. Búp trên cành - còn mỏng manh và tơ non lắm, cần bảo vệ chăm sóc để cái búp đó vươn cành, xanh lá, tiếp thêm nhựa sống cho cây vững chắc ở tương lai.
Ảnh minh họa
Thế mà ở nước ta còn rất nhiều trường hợp không chở che cho cái búp đó mà đang vắt kiệt dòng nhựa sống dành cho sự sinh sôi và phát triển. Trẻ em ở ta phải lao động từ rất sớm, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi - nơi cần đến trẻ em làm những công việc gia đình như chăn trâu, cắt cỏ, bế em, nấu cơm, thậm chí cả việc đồng áng và kiếm củi, bẻ măng vô cùng nặng nhọc.
Quan niệm phổ biến trong người dân coi đó là những em bé ngoan, chịu khó, biết đỡ đần cha mẹ và không ai can thiệp để các em có thời gian vui chơi, học hành, nghỉ ngơi mà trái lại, còn khuyến khích, ngay nhà trường cũng giáo dục các em theo hướng như vậy với triết lý dành cho người lớn "Lao động là vinh quang".
Đề cập đến tình trạng phổ biến này ở đất nước chúng ta để đi đến một thực trạng gay gắt hơn nhiều, có tính chất tập trung hơn là việc sử dụng lao động trẻ em ở các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh hay giúp việc nhà mà thực chất là lạm dụng sức lao động trẻ em mà rất ít trường hợp bị xử lý, coi như là "lao động hợp pháp".
Trong khi đó, pháp luật của chúng ta nghiêm cấm các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, tuy nhiên, có thể thấy rõ, từ pháp luật đến thực tế trong lĩnh vực này là một khoảng cách rất xa. Dư luận xã hội bức bối và lên án việc hành hạ trẻ em (như vụ bé Hào Hiệp là một ví dụ) nhưng lại rất coi thường việc sử dụng lao động là trẻ em.
Pháp luật ở nhiều nước cấm việc sử dụng lao động em dưới các hình thức khác nhau. Thậm chí, một số tổ chức quốc tế coi việc này là bóc lột. Tuy nhiên, hình thức lao động trẻ em như giúp việc nhà thì không tính đến, bởi vậy, cha mẹ lạm dụng sức lao động của con cái mình mà không biết là mình lạm dụng. Đây hoàn toàn thuộc lĩnh vực văn hóa ứng xử trong gia đình nhưng nguy hiểm là ở chỗ không nâng niu "búp trên cành" để lại hệ lụy sau này về thể chất cũng như tinh thần của trẻ, tước đi thời thơ ấu đẹp đẽ của các em.
Vì vậy, ngay cả những công việc trong gia đình thì tổ chức xã hội, chính quyền cũng phải để mắt đến và có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời. Cái khó của việc hạn chế sử dụng lao động trẻ em trong các làng nghề truyền thống chính là ở chỗ này, bởi sự khó phân biệt giữa "việc nhà" và lạm dụng sức lao động trẻ em. Điều này hoàn toàn lệ thuộc vào nhìn nhận, ứng xử của phụ huynh và tổ chức xã hội, chính quyền đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn.
Vấn đề là ở chỗ xã hội có quan tâm đến việc này và can thiệp kịp thời không mà thôi. Những hội nghị, hội thảo chuyên đề về lĩnh vực này cùng với sự lên tiếng của truyền thông, phổ biến pháp luật,... trong thời gian gần đây chính là nhằm đến việc thay đổi nhận thức của người dân và điều chỉnh cái nhìn của xã hội để thu hẹp dần khoảng cách giữa điều luật và thực tế, giữa văn minh, tiến bộ nhân loại với quan niệm lạc hậu, bảo thủ còn rơi rớt ở một bộ phận dân cư.
Thực ra, vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết từ những năm kháng chiến chống Pháp, thể hiện bằng sự căn dặn: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình/ Để tham gia kháng chiến/ Và gìn giữ hòa bình". Điều mấu chốt là ở chỗ "Tùy theo sức của mình", trẻ em thì chỉ nên làm "việc nhỏ" mà còn "tùy" vào sức khỏe, tức là chủ động từ bản thân chủ thể các em nhưng người lớn cũng phải biết rõ điều này, ai bắt các em làm quá sức mình tức là lạm dụng và không được phép làm như vậy!
Tuy nhiên, điều kiện mang tính chất tiên quyết và bao trùm vẫn chính là mức sống, điều kiện kinh tế - xã hội. Đơn giản, chỉ cần nhìn vào sự khác biệt giữa trẻ em thành phố và trẻ em nông thôn đã thấy rõ điều này. Vì vậy, nâng cao mức sống cùng với các thiết chế văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội cùng với sự khai mở về quyền trẻ em và trách nhiệm của cha mẹ sẽ giảm thiểu đến mức tối đa sự lao động vất vả của trẻ.
Nhìn vào đời sống của trẻ em, sự đãi ngộ của xã hội và sự thụ hưởng chính sách ưu đãi trẻ em thì có thể đánh giá được sự ưu việt của chế độ xã hội đó đến đâu. Đây không phải là vấn đề trẻ em mà thực sự là vấn đề người lớn và không chỉ trong gia đình mà ở tầm xã hội. Không thể coi nhẹ khi xác định tương lai đất nước phụ thuộc vào thế hệ tiếp nối mà ngay từ hôm nay phải bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn, giáo dục không thể lơ là!
Phaly
Theo baophapluat
Phú Thọ: Bí thư, Chủ tịch tỉnh "đội mưa" dâng hương ở Đền Hùng Chiều 24/1 (tức 30 Tết), dù thời tiết mưa rét, nhiều nơi xuất hiện mưa đá, tuy nhiên tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bí thư và Chủ tịch tỉnh cùng đông đảo lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh Phú Thọ vẫn tiến hành dâng hương tưởng niệm, tri ân...