Cảnh chiều đẹp ngỡ ngàng bên hồ Hòa Trung Đà Nẵng
Hồ Hòa Trung thuộc địa phận xã Hòa Liên (Hòa Vang, Đà Nẵng) cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Vào mùa nước cạn, hồ trở thành nơi cắm trại lý tưởng với thảm cỏ xanh mướt trải dài như thảo nguyên.
Con đường đi vào lòng hồ với cảnh sắc xanh đẹp
Bè nuôi tôm, cá của người dân
Con đường mòn nhỏ uốn quanh
Đồng cỏ rộng mênh mông được bao quanh bởi núi rừng hùng vĩ
Đà Nẵng là nơi không cần mất quá 10 phút để tìm được một bãi cát trắng hay những con suối nhỏ róc rách nằm sâu trong hốc núi tĩnh mịch rồi dựng lều cắm trại. Ví như hồ Hòa Trung là nơi hợp lý để cắm trại trên những đồng cỏ xanh mềm mại.
Những chú bò thong thả gặm cỏ bên đàn cò trắng mải miết kiếm ăn
Đồng cỏ xanh dưới ánh nắng chiều chan hòa rất thích hợp cho những chuyến dã ngoại
Đàn cò trắng tung cánh bay tìm chỗ kiếm ăn khác
Video đang HOT
Khung cảnh yên bình ở hồ lúc xế chiều
Đàn bò tranh thủ gặm cỏ trên đường về
Những con đò nằm yên bên dòng nước dưới nắng chiều êm ả
Những cây gỗ khô nằm rải rác trên bãi cỏ như những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt
Dòng suối nhỏ chảy qua cảnh đồng cỏ xanh mướt
“Cạm bẫy” của cái đẹp. Nếu không cẩn thận thì bạn sẽ bị lún sâu vào lớp bùn
Sau những ngày làm việc căng thẳng, tới hồ Hòa Trung, bạn như được tránh xa phố thị ồn ào, nằm trên một đồng cỏ xanh ngửa mặt lên trời hít chút không khí trong lành của núi rừng và ngắm bầu trời đầy sao trong đêm tĩnh lặng. Chỉ cần nghĩ đến thế thôi là bạn đã muốn xách ba lô lên và đi ngay.
Theo iHay
Đường tây Trường Sơn thân thuộc mà lạ lẫm
Nhánh phía tây dãy Trường Sơn của đường mòn Hồ Chí Minh ngày nay đã được mở rộng, đổ bê tông chắc chắn, khang trang hơn nhưng vẫn heo hút. Khi được cầm lái trên cung đường ghi dấu lịch sử hào hùng đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước này, cảm xúc tự hào bỗng dưng trào dâng.
Con đường như dải lụa vắt vẻo giữa núi rừng Tây Trường Sơn
Con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa chính là cái nền móng để xây dựng đường Trường Sơn Tây ngày nay. Đường đã được trải bê tông trên toàn tuyến, uốn lượn và nằm sâu giữa rừng miền Tây Quảng Bình, Quảng Trị.
Con đường giờ rộng rãi và khang trang hơn nhưng vẫn vắng xe cộ qua lại
Những thác nước nhỏ mát lạnh ven đường
Đường Hồ Chí Minh nhánh phía tây uốn lượn qua các bản làng của người Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu... Nhờ có đường mà những bản làng heo hút, khó khăn giờ đã khấm khá lên, người dân biết làm ăn nên cũng có tivi, xe máy, điện thoại...
Đối với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô sống dọc cung đường này, họ coi con đường không chỉ là cơ hội đổi đời làm ăn mà còn là con đường cứu người. Bởi vì như trước đây nếu ai ốm đau bệnh tật thì phải nằm một chỗ chờ thầy mo cúng bái. Còn bây giờ nhờ con đường mà họ tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ y tế.
Bà cụ người Vân Kiều đang ngậm cái tẩu thuốc
Người Cơ Tu đang giã thóc bằng cái chày lớn
Cho đến bây giờ, nhánh tây đường Hồ Chí Minh vẫn bí ẩn với nhiều người. Cây số đầu tiên của tuyến đường bắt đầu ở xóm Khe Giát, xã Xuân Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) và điểm cuối cùng là Tượng đài Chiến thắng Khe Sanh ở Hướng Hóa (Quảng Trị), kéo dài khoảng 300km.
Những kẻ đam mê xê dịch đã từng chạy qua con đường này không chỉ mê mẩn về cảnh sắc, con người nơi đây mà còn cảm thấy tự hào về những chiến công của cha ông năm xưa.
Những ngôi nhà đơn sơ của người Vân Kiều
Những đứa bé người Pa Cô vui mừng khi thấy khách lạ đi qua đây
Đèo Sa Mù nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn lợn quanh co, mây phủ trắng xóa
Trên con đường vắng xe cộ qua lại, những người ra Bắc gặp kẻ vào Nam ở đây thì quả là một cái duyên lớn
Hai anh em người Cơ Tu
Sân bay Tà Cơn xưa là một cứ điểm quan trọng, một chiến trường ác liệt năm xưa nhưng giờ cả khu di tích vắng lặng ít bóng du khách, những chiếc máy bay nằm im lìm
Cầu Đakrông ngày xưa là tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam
Những khu rừng nguyên sinh hai bên đường rất đẹp đẽ
Vui vẻ ngồi uống chén rượu sắn nhắm cá trắm cùng những anh chàng người Cơ Tu
Con đường Trường Sơn đã đi vào huyền thoại, thể hiện bản lĩnh và khẳng định tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Những ai đi qua con đường này sẽ cảm thấy tự hào và biết ơn hơn đối những con người đã hi sinh tuổi trẻ, thời thanh xuân, hi sinh máu thịt nơi núi rừng vì đất nước.
Theo iHay
Lãng đãng những chiều Đồng Mô Hồ Đồng Mô nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía tây theo hướng Đại lộ Thăng Long hoặc đường quốc lộ 32. Diện tích hồ vào khoảng 200 ha, nằm giữa một vùng đất nhuốm màu thần thoại xưa. Một góc hồ Đồng Mô nhìn từ trên bờ đập khi chiều vừa buông Theo truyền...