Cảnh cầu thủ Việt Nam đi bóc tôm, thu gom phế liệu khi V.League bị hủy xuất hiện trên báo Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc tỏ ra quan tâm tới tình cảnh mưu sinh hiện tại của một số cầu thủ Việt Nam khi V.League 2021 chính thức bị hủy.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc tuyển Việt Nam thi đấu tại vòng loại cuối World Cup 2022, V.League 2021 chính thức bị hủy. Điều đó làm thu nhập của không ít cầu thủ bị ảnh hưởng, qua đó khiến họ phải làm nghề tay trái.
Hình ảnh tiền vệ Nguyễn Hải Huy nhặt tôm hay tiền đạo Xuân Nam đi thu gom phế liệu là ví dụ điển hình hơn cả. Tờ PP Sport (Trung Quốc) cũng quan tâm tới sự việc này.
Hải Huy đi nhặt tôm mưu sinh mùa dịch.
Xuân Nam giúp đỡ gia đình công việc thu gom phế liệu.
Video đang HOT
Tờ báo Trung Quốc viết: “V.League mới bị hủy do áp lực kép tới từ dịch Covid-19 và vòng loại cuối World Cup 2022. Một số cầu thủ buộc phải kiếm tiền bằng cách đi thu gom phế liệu hay thực hiện những công việc khác.
Như đội trưởng của CLB Than Quảng Ninh – tiền vệ Nguyễn Hải Huy, anh ấy phải đi nhặt tôm ở chợ hải sản. Ngoài ra, một số cầu thủ phải rao bán ngôi nhà trước đó từng vay tiền để mua”.
Trong khi đó, tờ Sina cũng đưa tin về tình cảnh hiện tại của các cầu thủ Việt Nam: “Hậu quả trước mắt của việc không được thi đấu chính là các cầu thủ không có tiền. Cầu thủ Việt Nam vốn không có thu nhập tốt như những người đồng nghiệp tại Chinese Super League. Lương của họ thường khá thấp”.
Với Nguyễn Hải Huy và các đồng đội tại CLB Than Quảng Ninh, họ chính là những người có tình cảnh khốn đốn nhất. Các cầu thủ bị nợ lương và lót tay trong thời gian dài, trong khi đội bóng đất Mỏ mới đây tuyên bố dừng hoạt động trong 1 năm và CLB sẽ được trả về cho địa phương quản lý.
Đề xuất hủy V-League 2021: Cầu thủ bóc tôm, người gom giấy vụn lấy 200.000 đồng
Nhiều cầu thủ tại V-League phải đi làm thêm để trang trải chi phí cho gia đình trong thời gian V-League không diễn ra.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều đội bóng đã giảm từ 30-70% mức lương của cầu thủ. Nếu dừng V-League 2021, các cầu thủ sẽ mất "cần câu cơm" trong ít nhất 6 tháng, bao gồm tiền thưởng, lót tay và mức lương có thể giảm sâu hơn nữa.
Nhiều cầu thủ phải đi làm các nghề khác để trang trải. Tiền đạo Nguyễn Xuân Nam (CLB Topenland Bình Định) đăng tấm ảnh đang phụ bố đi thu gom giấy vụn để bán cho các công ty tái chế với dòng trạng thái: "Bố mẹ trả 200.000 đồng/ngày. Tranh thủ kiếm thêm vậy!".
Trên trang cá nhân, tiền vệ Nguyễn Hải Huy của CLB Than Quảng Ninh chia sẻ hình ảnh đi nhặt tôm kiếm thêm thu nhập.
Các cầu thủ Quảng Ninh thiệt thòi hơn cả khi CLB nợ lương 7 tháng, chỉ mới thanh toán hồi tháng 4. Tuy nhiên, sau khi "trả nóng" nửa năm lương, CLB không tiếp tục thanh toán tiền thưởng, lót tay nợ từ mùa giải trước cho cầu thủ. Trả đủ tiền lương, thưởng vẫn chỉ dừng ở mức cam kết của lãnh đạo đội.
Hải Huy chia sẻ hình ảnh đi bóc tôm.
Tiền vệ Triệu Việt Hưng của HAGL cũng tếu táo chia sẻ: "Ơ thế là thất nghiệp à?". HAGL duy trì tập luyện trong tháng 7, trước khi cho cầu thủ "ai về nhà nấy" bởi V-League nghỉ dài hạn. Nếu giải đấu dừng đến tháng 2 năm sau, nhiều cầu thủ phải tìm kiếm công việc mới để duy trì cuộc sống.
"Thời gian V-League tạm dừng, cầu thủ bị giảm lương, không có thưởng, nên những người chưa tích lũy được nhiều sẽ gặp khó khăn. Một số cầu thủ phải làm nghề khác kiếm sống phụ giúp gia đình.
Trước đây, các cầu thủ thi đấu quanh năm, được CLB nuôi. Khi về nhà, thu nhập giảm, họ phải chung sức với gia đình. Các ngoại binh cũng khó. Có người nhận khoản tiền lương ứng trước liền mua nhà ở nước ngoài.
Lúc này dịch bệnh, họ phải bán nhà đi để trang trải. Họ tìm đường trở về nước do biết trước V-League không trở lại trong năm nay", BLV Quang Huy chia sẻ.
Không phải cầu thủ nào cũng dư dả tiền bạc, được thưởng nhiều như các tuyển thủ quốc gia.
Lựa chọn dừng V-League giúp các đội bóng cắt giảm chi phí lương, thuận tiện khi thanh lý hợp đồng và đẩy phần thiệt thòi về cho cầu thủ - những trụ cột kinh tế phải nuôi gia đình, nay bị mất thu nhập và kiếm sống bằng các nghề khác.
Không chỉ bị giảm lương và cắt nhiều khoản tiền liên quan, nhiều cầu thủ còn có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng, khó tìm bến đỗ mới do chưa thể chắc chắn về tương lai V-League 2022. Chưa kể, việc chỉ thi đấu vài trận trong gần một năm có thể bào mòn cảm giác bóng, thể lực và phong độ của hầu hết cầu thủ.
Nhiều cầu thủ có cuộc sống sung túc, hào nhoáng, nhưng đó chỉ là "bề nổi" với những ngôi sao khoác áo đội tuyển quốc gia, được thưởng nhiều, có lương, lót tay cao và ký hợp đồng với nhiều nhãn hàng tài trợ. Hàng nghìn con người sẽ chịu hậu quả với một quyết định dừng V-League chóng vánh chỉ trong một, hai cuộc họp.
Tuần tới, VPF và các CLB sẽ họp để thống nhất việc dừng giải và xác định thứ hạng, như có công nhận đội vô địch, xuống hạng không, và các đội nào sẽ dự AFC Champions League, AFC Cup mùa tới.
Tại cuộc họp trực tuyến diễn ra chiều 21/8, Ban Chấp hành VFF đề xuất kết thúc mùa giải bóng đá chuyên nghiệp 2021. Đây là ý kiến do chủ tịch VFF Lê Khánh Hải đưa ra và được 100% các thành viên Ban Chấp hành có mặt trong cuộc họp thống nhất.
Lựa chọn này được cho là có thể giảm bớt tổn thất về tài chính cho các CLB và có sự chuẩn bị tốt hơn cho mùa giải tiếp theo, đồng thời phù hợp với tình hình dịch COVID-19. VFF giao Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) tổ chức hội nghị trực tuyến với các đội bóng V-League và giải Hạng Nhất để xem xét việc dừng giải.
Chuyện giới cầu thủ kinh doanh trong mùa dịch Tranh thủ quãng thời gian không thể tập luyện, thi đấu do dịch bệnh Covid-19 hoành hành, giới cầu thủ Việt Nam trở về nhà phụ giúp gia đình kinh doanh, buôn bán online để vừa giải khuây, vừa kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Khi "nhạc trưởng" thành ông chủ vựa hải sản Mới đây, trên trang cá nhân, tiền...