Cảnh cáo và thu hồi bức tranh Biển chết của hoạ sĩ Nguyễn Nhân
Ngày 28-6, họa sĩ Nguyễn Công Nhân (bút hiệu Nguyễn Nhân) – hội viên Hội Văn học nghệ thuật Trà Vinh, cho biết ông không “tâm phục, khẩu phục” với quyết định kỷ luật của Hội Văn học nghệ thuật Trà Vinh đối với ông.
Bức tranh Biển chết của họa sĩ Nguyễn Công Nhân – Ảnh: Facebook họa sĩ
Việc Hội văn học nghệ thuật Trà Vinh thu hồi bức tranh Biển chết là sai luật, bởi không ai có quyền thu giữ tài sản của người khác, trừ toà án và Viện kiểm sát.
Hội có thể yêu cầu tác giả giữ lại bức tranh đó, không được bán, không được xóa nhưng không được quyền thu hồi bức tranh đó.
Hoạ sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN
Đồng thời ông cho biết sẽ nhờ Hội Mỹ thuật Việt Nam can thiệp để đòi lại danh dự cho mình.
Quyết định kỷ luật họa sĩ Nguyễn Nhân do ông Lê Văn Bài – chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Trà Vinh ký ngày 1-6-2017 nhưng mới đây được đưa lên mạng xã hội và gây xôn xao dư luận.
Theo nội dung Quyết định, Hội “cảnh cáo, thời gian thử thách là 1 năm” đối với họa sĩ Nguyễn Nhân, sinh năm 1953 – hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh.
Ngoài ra, hủy kết quả và thu hồi giải ba cuộc thi sáng tác mỹ thuật tỉnh Trà Vinh năm 2016 đối với tác phẩm Biển chết: bao gồm Chứng nhận giải thưởng và tiền thưởng là hai triệu đồng, kinh phí hỗ trợ sáng tác năm 2016 là 1,2 triệu đồng; thu giữ bức tranh làm tang vật.
Trong thời gian thử thách, họa sĩ Nguyễn Nhân không được tham gia cuộc thi Mỹ thuật Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh tổ chức.
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ qua điện thoại ngày 28-6, ông Lê Văn Bài cho biết lý do kỷ luật họa sĩ và thu hồi giải là do tác phẩm Biển chết vi phạm bản quyền.
Tác giả của một bức hình đăng trên một tờ nhật báo phát hiện ra bức tranh đoạt giải giống hình mình chụp.
Video đang HOT
Theo ông Bài, hiện dư luận đang có nhiều luồng ý kiến nên trong thời gian tới, Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh sẽ đăng biên bản, tờ trình, kết luận của chủ khảo cuộc thi sáng tác Mỹ thuật tỉnh Trà Vinh năm 2016 về việc kỷ luật đối với họa sĩ Nguyễn Nhân lên mạng để rộng đường dư luận.
Về phía họa sĩ Nguyễn Nhân, ông cho biết sẽ trả lại tiền giải thưởng nhưng không đồng ý với cáo buộc “vi phạm bản quyền”.
“Việc phóng tác lại một hình ảnh trên báo và thêm thắt chi tiết cho tác phẩm thêm thăng hoa là chuyện bình thường đối với họa sĩ” – họa sĩ Nguyễn Nhân nói.
Hoạ sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN cho biết, đây là sự việc của Hội văn học nghệ thuật Trà Vinh, nhưng ông Nguyễn Nhân với tư cách là hội viên Hội Mỹ thuật VN có gửi một văn bản ra cho Hội về sự việc này.
Hoạ sĩ Trần Khánh Chương phân tích sự việc: “Nhưng chúng tôi cho rằng, đây là sự việc ở Trà Vinh, hơn nữa chúng tôi đều chưa nhận được chứng cứ của vụ việc này là bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Nhân và bức ảnh mà Hội văn học nghệ thuật Trà Vinh cho rằng ông Nhân đã vi phạm bản quyền.
Phải trên cơ sở hai cái đó mới có thể quyết định.
Về nguyên tắc, bản quyền ảnh là của người chụp ảnh, bản quyền tranh là của người vẽ tranh. Vì vậy, không thể lấy ảnh của người khác để vẽ thành tranh của mình được.
Vì vậy, trong vụ việc này, Hội văn nghệ tỉnh Trà Vinh phải nói rõ, bức tranh của ông Nhân sao chép từ bức ảnh nào, để từ đó mới soi chiếu xem có bao nhiêu phần trăm bức tranh sao chép từ ảnh.
Ngay trong quyết định cũng cần phải ghi rõ là bức tranh của ông Nhân vi phạm bản quyền bức ảnh nào, của tác giả nào, đã đăng tải trên phương tiện nào… thì mới thuyết phục”.
Về việc kỷ luật ông Nhân, ông Chương cho rằng cần phải nói rõ quyết định đó căn cứ trên cơ sở nào, có đúng với điều lệ của Hội văn học nghệ thuật Trà Vinh hay không?
“Giải thưởng mà hoạ sĩ Nguyễn Nhân được trao là do một Hội đồng chấm và quyết định. Vậy thì khi thu hồi lại giải thưởng này, Hội văn học nghệ thuật Trà Vinh đã hỏi ý kiến của các thành viên chấm giải hay chưa?
Khi nào các thành viên ban giám khảo chấm giải thưởng cùng đồng thuận rút giải thưởng dựa trên cơ sở phân tích bức ảnh và bức tranh thì khi đó quyết định thu hồi giải thưởng mới thuyết phục”.
(Theo Tuổi Trẻ)
Những thiên đường du lịch sắp biến mất hoàn toàn
Vị trí cao nhất của Maldives chỉ còn cách mực nước biển khoảng 2,5 m. Thiên đường du lịch đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm do hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng cao.
Venice (Italy): Các nhà khoa học công bố Venice đang nghiêng dần phía đông, đồng thời tiếp tục chìm xuống nước với tốc độ khoảng 2 mm mỗi năm trong thập niên vừa qua. Con số này nhanh gấp 5 lần so với các dự nghiên cứu công bố trước đây. Ảnh: Daily Mail.
Nước từ biển Adriatic đi vào thành phố theo 3 cửa là Lido, Malamoco và Chioggia, gây nên tình trạng ngập lụt thường xuyên. Chính phủ Italy đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng đê chắn sóng biển Mose, với nỗ lực "cứu" thành phố lãng mạn này. Ảnh: Telegraph.
Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc): Một trong 7 kỳ quan của thế giới đã bị hư hại nghiêm trọng do xói mòn tự nhiên, và vấn nạn trộm gạch để xây nhà hoặc đem bán. Khoảng 1.962 km chiều dài của di tích niên đại hơn 2000 năm này đã hoàn toàn biến mất. Ảnh: Daily Mail.
Chỉ khoảng 8% bề mặt tường thành được xây vào thời nhà Minh (700 năm trước) là còn nguyên vẹn. Những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành luật để trừng trị những người ăn cắp gạch nhưng kết quả không mấy khả quan. Tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng nề khi trùng tu di tích này bằng việc phủ xi-măng trắng, phá hủy vẻ ngoài nguyên bản và tính lịch sử của tường thành. Ảnh: WiseGeek.
Biển Chết (Jordan): Biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt với các du khách từ hàng nghìn năm qua. Ngoài việc nồng độ muối trong nước cao giữ cho cơ thể không bị chìm, nơi đây còn được đồn đại là có tác dụng chữa bệnh.
Các nhà nghiên cứu cho biết mực nước ở Biển Chết đang giảm mạnh, khoảng hơn 1 m mỗi năm. Theo ước tính, từ những năm 1950, mực nước của Biển Chết đã vơi đi 40 m do sự bốc hơi. Ảnh: George Steinmetz.
Maldives: Vị trí cao nhất của quốc đảo này chỉ còn cách mực nước biển khoảng 2,5 m. Thiên đường du lịch đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm hoàn toàn do hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng cao. Chính phủ Maldives đã tuyên bố sẽ trích nguồn thu từ du lịch hàng năm để xây những hòn đảo nhân tạo cho cư dân của mình, những người nhiều khả năng sẽ trở thành vô gia cư.
Sông băng Chacaltaya: Dòng sông băng 18.000 năm tuổi Chacaltaya, nằm trên đỉnh núi Andes với độ cao 5.300 m từng là địa điểm trượt tuyết lâu đời nhất thế giới. Những năm 1940, sông băng này có diện tích 222.967 km2, sau đó bị thu hẹp còn 79.990 km2 vào năm 1996 trước khi biến mất hoàn toàn vào năm 2005.
Những bức vẽ trên cao nguyên Nazca (Peru): "Những đường vẽ Nazca" giữa sa mạc ở Peru là một trong những kỳ quan cổ đại bí ẩn của thế giới. Nằm cách thủ đô Lima khoảng 400 km về phía nam, di tích này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Daily Mail.
Những hình vẽ cách điệu hoa, cá voi, lạc đà...khổng lồ, có niên đại hơn 2.500 năm, đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn do sự khắc nghiệt của khí hậu và tác động từ con người. Năm 2009, nước từ cao tốc Pan-America sau một cơn mưa lớn đã làm trôi một hình vẽ. Nhiều bức hình khác đang bị phá hủy dần do hoạt động khai thác mỏ. Ảnh: Can of Mystery.
Vườn quốc gia Glacier Montana (Mỹ): Từng là điểm đến thu hút giới mê trượt tuyết, Vườn quốc gia Glacier Montana có hơn 150 dòng sông băng, trải dài 4.000 km2 cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngày nay, công viên này chỉ còn khoảng 30 sông băng, có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong vòng 16 năm tới do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhiều động vật hoang dã như gấu xám Bắc Mỹ, nai sừng tấm và dê núi... cũng đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Ảnh: Daily Mail.
White Cliffs of Dover: Vách đá vôi nổi tiếng White Cliffs of Dover, một biểu tượng và địa danh du lịch nổi tiếng của Anh Quốc, đang hư hại với tốc độ nhanh chưa từng có. Nghiên cứu mới được công bố cho thấy, vách đá này hiện bị xói mòn khoảng 32 cm mỗi năm. Đây là một con số gây sửng sốt, nếu so với tốc độ xói mòn 2 cm/năm của vài trăm năm trước đó. Ảnh: Daily Mail.
Hải Âu
Theo Daily Mail
Ngư dân vẫn đánh bắt trên vùng biển 'chết' Trong lúc "lệnh" cấm đánh bắt hải sản gần bờ vẫn chưa được gỡ bỏ, do ảnh hưởng từ sự cố Formosa thì ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình vẫn tự do đánh bắt trong vùng biển 13,5 hải lý mà không hề gặp sự nhắc nhở nào từ phía cơ quan chức năng Theo phản ánh của ngư dân,...