Cảnh cáo, hạ cấp 5 cán bộ công an đánh dân
Chỉ vì mâu thuẫn với một thanh niên trong lúc đi hát karaoke, một nhóm cán bộ công an huyện Ia Pa, Gia Lai đã đánh đập thanh niên này, bắt nạn nhân quỳ cạnh bàn cho đến hết cuộc nhậu.
Ngày 12/11, Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai – Thiếu tướng Trần Đình Thu – đã kí Quyết định số 1776/QĐ-CAT-PX13 về việc kỷ luật giáng cấp đối với Bùi Văn Duy từ trung úy xuống thiếu úy.
Ông R’Com Soan, Trưởng Công an huyện Ia Pa, cũng đã ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với thiếu úy Nguyễn Hữu Thắng, thượng sỹ Phan Đức Linh, trung sỹ Nguyễn Văn Cầu và truy sỹ Trần Hữu Lý.
Những cán bộ trên đều là công an huyện Ia Pa, bị kỷ luật do đã có hành vi đánh Nguyễn Thế Chung (17 tuổi, trú huyện Ia Pa) khiến Chung bị chấn thương sọ não kín. Các cán bộ này cũng bị buộc phải bồi thường cho nạn nhân 60 triệu đồng tiền chi phí thuốc men.
Trước đó, khoảng 17h ngày 14/6/2013, Chung cùng 6 người bạn của mình đi hát karaoke tại 1 quán ở trung tâm huyện Ia Pa. Sau khi hát xong, Chung đang đứng ngoài hành lang chờ bạn tính tiền thì giữa Chung và nhóm cán bộ công an trên có mâu thuẫn. Chung liền bị nhóm này thay nhau đánh đập. Nhóm công an trên còn lôi Chung ra một quán nhậu, bắt Chung phải quỳ cạnh bàn cho đến khi cả nhóm nhậu xong mới cho về.
Video đang HOT
Thiên Thư
Theo Dantri
Mù mờ về cái chết một thiếu úy cảnh sát
Sau 4 năm xét xử, hủy án, vụ thiếu úy Nguyễn Văn Hoan tử vong vẫn quay về "vạch xuất phát". Cơ quan điều tra cho rằng, các can phạm chỉ phạm tội chống người thi hành công vụ, gia đình anh Hoan không ngừng kêu oan, kháng cáo.
Ảnh minh họa
Công an tỉnh Bắc Giang vừa hoàn tất Bản kết luận điều tra lại vụ án chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 1/5/2009 trên sông Thương (địa phận xã Dương Đức, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), khiến thiếu úy Nguyễn Văn Hoan (Phòng CSGT Công an tỉnh) ngã xuống sông tử vong.
Tại phiên xử Giám đốc thẩm vụ án ngày 18/12/2012, HĐXX đã tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm số 164 của TAND tỉnh Bắc Giang (ngày 13/9/2011) và bản án hình sự sơ thẩm số 07 của TAND huyện Lạng Giang (ngày 25/1/2011).
Căn cứ hủy án, theo Hội đồng giám đốc thẩm, khi tổ công tác đột kích một tàu của nhóm cát tặc, bị cáo Nguyễn Văn Đoài hô lớn: "Thằng nào vào buồng máy thì đánh chết". Sau đó, Thân Văn Tin và Nguyễn Văn Thắng đã cầm búa, dao rựa đe dọa, tấn công làm anh Hoan ngã xuống sông tử vong. Các bị cáo thấy anh Hoan ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc có thể bị chết đuối, dù có đủ điều kiện, khả năng cứu giúp mà không cứu giúp, cố ý bỏ mặc dẫn đến chết người.
Về kết quả giám định pháp y của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang và bản giám định của Viện Kỹ thuật Hình sự Bộ Công an (đều do Cơ quan CSĐT Công an Bắc Giang trưng cầu giám định) thống nhất kết luận anh Hoan "chết do ngạt nước".
Trong khi đó, bản giám định của Viện Pháp y Quốc gia - Bộ Y tế (do gia đình anh Hoan yêu cầu giám định) lại kết luận anh Hoan "chết do ngạt nước, trên người có chấn thương sọ não". Kết quả khám nghiệm tử thi ngày 1/5/2009 cũng thể hiện mặt trước hõm tai bên phải nạn nhân có vết rách da dài 0,2 cm có máu rỉ ra.
Theo Hội đồng giám đốc thẩm, kết luận của các cơ quan giám định không thống nhất đã ảnh hưởng đến việc xác định tội danh các bị cáo.
Quá trình điều tra lại, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang ra quyết định trưng cầu giám định. Tại bản giám định pháp y lần hai của Hội đồng giám định của Bộ Y tế vẫn tái khẳng định: "Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho nạn nhân Nguyễn Văn Hoan là ngạt nước trên người có chấn thương sọ não". Theo gia đình anh Hoan, kết luận này phù hợp với thông tin cho rằng nạn nhân đã bị nhóm can phạm trên dùng mái chèo, xẻng phang vào đầu dẫn đến chấn thương sọ não trước khi rơi xuống nước.
Gia đình thiếu úy Hoan cho rằng, với việc được đào tạo bài bản, bơi lội giỏi, nếu không vì bị đánh vào đầu dẫn đến choáng ngất trước khi ngã xuống sông Thương, không lý gì nạn nhân không bơi được vào bờ.
"Mặc dù có kết quả giám định lại của Viện Pháp y Quốc gia Bộ Y tế kết luận nguyên nhân chết của anh Nguyễn Văn Hoan là "...trên người có chấn thương sọ não", nhưng với tài liệu, chứng cứ mà CQĐT đã thu thập được trong hồ sơ không có căn cứ làm rõ" - Bản kết luận điều tra lại số 97 ngày 20/8/2013 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang nêu rõ.
Kết quả điều tra lại thể hiện, bị can Nguyễn Văn Đoài khai lúc xảy ra sự việc ở trong buồng lái tàu nên "không biết, không nhìn thấy Thắng, Tin có hành vi thế nào với anh Hoan và cũng không nhìn thấy ai ngã xuống sông".
Thân Văn Tin, người trực tiếp đe doạ, tấn công anh Hoan, khai cầm dao tay phải giơ lên trên đầu dọa: "Mày muốn chết không". Anh Hoan lùi lại về phía sau, Tin tiếp tục cầm dao giơ lên và dồn thiếu úy này lùi tiếp. Sau đó, anh Hoan bị ngã xuống sông, Tin cũng ngã theo, tay vẫn cầm dao rựa. Sau khi ngã xuống sông, Tin không thấy anh Hoan đâu. Tin bơi theo tàu không kịp nên bơi vào bờ. Trong suốt quá trình điều tra, Tin khẳng định không đánh anh Hoan.
Sau khi cho các bị can thực nghiệm lại hành vi, công an Bắc Giang kết luận ngắn gọn: "Lời khai của các bị can phù hợp với hiện trường" và tiếp tục bảo lưu quan điểm, nhóm bị can trên chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ, không có căn cứ thay đổi tội danh khởi tố hoặc khởi tố thêm về tội giết người đối với các bị can.
Theo nội dung vụ án, đêm 30/4 rạng sáng 1/5/2009, tổ công tác của thiếu úy cảnh sát giao thông Nguyễn Văn Hoan (25 tuổi) phát hiện 3 thuyền khai thác cát trái phép trên sông Thương. Khi tổ công tác tiếp cận tàu do Nguyễn Văn Đoài làm chủ, bị nhóm cát tặc tấn công quyết liệt, thiếu úy Hoan ngã xuống sông, tử vong.
Nhóm bị cáo tấn công một đồng đội của anh Hoan đã lĩnh án về hành vi chống người thi hành công vụ. Riêng gia đình anh Hoan không ngừng kháng cáo, kêu kiện về những mâu thuẫn của vụ án.
Theo Tiền Phong
Bài 34: Vụ án 194 phố Huế: "Tránh để bị can bỏ trốn như Dương Chí Dũng" Hiện nay, đã gần 4 tháng kể từ ngày bị truy tố, bị can Trịnh Ngọc Chung vẫn đang được tại ngoại, chỉ bị áp dụng biên pháp ngăn chặn "nhẹ nhàng nhất" là cấm đi khỏi nơi cư trú. Đây là điều khiến dư luận và giới luật sư thắc mắc và trăn trở bức xúc nhất!!! Vụ án 194 phố Huế...