Cảnh cáo đối tượng “báo chốt CSGT” trên mạng Facebook
Người đàn ông “chỉ điểm” chốt CSGT kiểm tra nồng độ cồn trên địa bàn TP Phan Thiết ( Bình Thuận) lên mạng xã hội vừa bị Công an TP Phan Thiết mời làm việc bằng hình thức răn đe, nhắc nhở và buộc cam kết không tái phạm.
Ngày 5/10, Công an TP Phan Thiết đã mời ông P.T.T (SN 1988, ngụ phường Phú Tài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đến cơ quan Công an để làm việc liên quan đến hành vi “Báo chốt Cảnh sát giao thông” trên mạng xã hội.
Công an TP Phan Thiết chỉ xử lý với hình thức răn đe, nhắc nhở ông P.T.T.
Trước đó, vào tối ngày 14/9, Công an TP Phan Thiết phát hiện 1 tài khoản facebook đăng công khai dòng trạng thái kèm 2 hình ảnh chụp lại việc lực lượng CSGT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện gao thông trên địa bàn TP Phan Thiết vào nhóm Facebook có đông thành viên với nội dung “Báo chốt” để các thành viên trong nhóm biết và né tránh sự kiểm soát, xử lý của lực lượng chức năng.
Nhận định đây là hành vi phạm pháp luật, Công an TP Phan Thiết đã tiến hành xác minh vụ việc và xác định người đăng tải dòng trạng thái trên là ông P.T.T nên đã mời ông T. đến Cơ quan Công an làm việc. Tại đây, ông T. đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan nhà nước.
Do ông T. thiếu hiểu biết và vi phạm lần đầu nên Công an TP Phan Thiết chỉ xử lý với hình thức răn đe, nhắc nhở, yêu cầu cam kết không tái phạm và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.
Bà nội trợ mất trắng 300 triệu đồng vì trò 'chốt đơn, nhận hoa hồng'
Đánh vào tâm lý các bà nội trợ muốn tìm việc làm linh động thời gian, các đối tượng mạo danh nhân viên các trang thương mại điện tử lớn lôi kéo cùng 'cộng tác bán hàng online'.
Video đang HOT
Tháng 9, chị N.T.P. (ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đang nghỉ sinh nên muốn tìm công việc làm thêm. P. thấy một fanpage thông báo tuyển cộng tác viên bán hàng cho một trang thương mại điện tử lớn với thu nhập cao nên đăng ký tham gia.
Khi tham gia nhóm chat, người tư vấn hướng dẫn P. làm công việc chốt đơn ảo trên một trang web với lý do để tăng doanh số. Lần đầu, P. được giao chốt 4 đơn với giá trị tiền nạp vào tài khoản là 90.000 đồng. Sau khi hoàn tất, P. được nhận lại cả tiền gốc và hoa hồng là 140.000 đồng.
Lần thứ 2, P. được giao chốt 6 đơn hàng với số tiền nộp vào tài khoản là 300 ngàn đồng. Khi hoàn tất, P. được hoàn lại 530.000 đồng.
Lần thứ 3, người tư vấn yêu cầu P. phải chốt đủ 12 đơn hàng mới được nhận lại tiền gốc và hoa hồng. Lần này, giá trị đơn hàng rất cao, P. nộp tổng cộng 37 triệu đồng.
Thế nhưng, sau khi hoàn tất 12 đơn hàng theo yêu cầu và thực hiện lệnh rút tiền thì chờ mãi chị P. vẫn không nhận được tiền gốc và hoa hồng như 2 lần trước.
Khi P. thắc mắc, người tư vấn giới thiệu P. gặp "nhân viên chăm sóc khách hàng". Người này nói P. chốt đơn chậm nên hệ thống không chấp nhận, yêu cầu chị chốt thêm 4 đơn hàng mới được hoàn tiền.
Sợ mất tiền, P. thực hiện theo yêu cầu của "nhân viên chăm sóc khách hàng", nộp thêm 260 triệu đồng nhưng vẫn không được hoàn tiền. Lúc này, P. mới chợt tỉnh ra, biết mình đã sập bẫy lừa đảo và trình báo công an.
Bị hại của bẫy lừa bán hàng qua mạng thường là các bà nội trợ bận chăm sóc gia đình, muốn tìm công việc linh động thời gian (Ảnh: An Nhiên).
Theo Công an Tây Ninh, thời gian qua, công an các cấp đã nhận được nhiều trình báo bị lừa đảo với hình thức mời gọi làm cộng tác viên bán hàng như chị P.
Các đối tượng thường mạo danh nhân viên những trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki... chào mời các bà nội trợ, phụ nữ nhàn rỗi cần kiếm việc làm thêm làm cộng tác viên bán hàng, chốt đơn hàng ảo với lý do tăng doanh số.
Lời chào mời rất hấp dẫn với mức thu nhập từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng một ngày. Điều kiện tham gia lại đơn giản, chỉ cần thẻ ATM và có điện thoại di động là làm được nên khá nhiều người mắc bẫy.
Công an Tây Ninh đã nhiều lần thông báo để người dân cảnh giác với hình thức lừa đảo này nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy.
Bẫy lừa này không chỉ ở Tây Ninh mà xảy ra ở nhiều vùng quê các tỉnh phía Nam, bị hại chủ yếu là các bà nội trợ, phụ nữ có nhu cầu kiếm việc làm thêm linh động về thời gian.
Trong tháng 9, Công an Ninh Thuận cũng đã phát thông báo đề nghị người dân cảnh giác với các lời mời gọi tham gia làm "cộng tác viên mua hàng qua mạng".
Trước đó, Công an huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) đã nhận được tố giác của chị T.L. (ngụ tại địa phương) về việc bị một nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhóm đối tượng này thông qua ứng dụng facebook nhắn tin cho chị L., tự xưng là nhân viên một hãng thương mại điện tử, hướng dẫn chị cài ứng dụng telegram tham gia vào nhóm mua bán hàng.
Nhiệm vụ của chị L. là mua các đơn hàng do nhóm người này cung cấp. Mỗi lần giao dịch thành công thì chị L. nhận lại số tiền đã thanh toán mua sản phẩm và hưởng hoa hồng 10% giá trị sản phẩm đó.
Chị L. đã thực hiện 2 giao dịch, được nhận lại tiền đã thanh toán mua sản phẩm và 10% hoa hồng như thỏa thuận.
Đến đơn hàng thứ 3 thì hệ thống báo lỗi, đồng thời yêu cầu chị L. phải thanh toán thêm nhiều đơn hàng. Chị L. nộp hơn 58 triệu đồng nhưng không được nhận lại tiền như 2 lần trước. Khi đó, nạn nhân mới biết mình bị lừa.
Lập Facebook ảo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Việt tạo Facebook ảo, giả làm người thân của nạn nhân rồi nhắn tin qua Facebook để mượn tiền. Chiều 19/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Ngô Quốc Việt (SN 1991, trú xã Bình Trung, huyện Thăng Bình) về hành vi "Lừa đảo chiếm...