Cảnh cáo cán bộ xã mải uống bia “quên” đi làm
Vừa qua Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã có quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Phạm Thành Cương – cán bộ tư pháp xã Quỳnh Hồng mải uống bia “quên” đi làm.
Ông Phạm Thành Cương cán bộ tư pháp xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) uống rượu bia say xỉn vào ngày 12/7, sau đó ông Cương “quên” đến nhiệm sở để làm việc.
Như báo Dân trí đã phản ánh, ông Phạm Thành Cương là cán bộ Tư pháp xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nhưng trong ngày làm việc mà mải mê uống rượu bia say xỉn, không đến cơ quan làm việc. Trong lúc say xỉn ông này còn có những phát ngôn thiếu chuẩn mực mà một cán bộ nhà nước không nên có.
Quyết định số 1644-QĐ-UBND quyết định kỷ luật ông Phạm Thành Cương cán bộ Tư pháp xã Quỳnh Hồng với hình thức Cảnh cáo.
Video đang HOT
Sau khi báo chí phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu đã yêu cầu Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hồng và cá nhân ông Cương làm bản tường trình sự việc.
Căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng kỷ luật huyện ngày 28/7/2014 và đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ huyện Quỳnh Lưu. Cùng các Nghị định, văn bản kèm theo, ngày 29/7, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu ông Lê Đức Cường đã ký Quyết định số 1644/QĐ-UBND chính thức kỷ luật ông Phạm Thành Cương (cán bộ Tư pháp xã Quỳnh Hồng) với hình thức “Cảnh cáo”. Theo đó ông Cương đã vi phạm Chỉ thị số 17-CT/TU ban hành ngày 3/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Tình
Theo Dantri
Thanh tra chùa Bồ Đề sau vụ mua bán trẻ sơ sinh
Sau vụ mua buôn bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề, sáng nay, 6/8, cơ quan chức năng chính thức thanh tra chùa Bồ Đề.
Thanh tra chùa Bồ Đề sau vụ mua bán trẻ sơ sinh.
Đầu giờ sáng nay 6/8, lực lượng thanh tra liên ngành đã có mặt để làm việc với chùa Bồ Đề. Sau khi làm thủ tục, các cán bộ bắt đầu kiểm tra khu vực nuôi dạy trẻ cơ nhỡ, bị bỏ rơi nằm bên trái cổng chùa.
Trước đó, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã quyết định thành lập hai đoàn thanh tra, trong đó có Hội Phụ nữ và Sở LĐ-TB-XH được mời cùng tham gia.
Theo quan sát của phóng viên, đoàn Thanh tra làm việc tỉ mỉ trong khu vực nuôi trẻ. Khu vực được thanh tra cũng bị phong toả phục vụ cho công tác thanh kiểm tra.
Liên quan đến vấn đề này, UBND quận Long Biên đã từng có báo cáo khẳng định chùa Bồ Đề nuôi dưỡng gần 200 đứa trẻ nhưng không có đăng ký với cơ quan chức năng.
Ông Đặng Văn Bất, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội cũng cho hay, trách nhiệm chính trong quản lý việc chăm sóc trẻ ở chùa Bồ Đề là quận Long Biên. Về nguyên tắc, việc nuôi trẻ ở chùa là không đúng vì đây là nơi thờ cúng, liên quan tới tôn giáo. Nếu đủ điều kiện thành lập được thì Sở LĐ-TB-XH sẽ cấp phép cho thành lập.
Bà Dương Tuyết Nhung, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội cũng tiết lộ thêm, từ tháng 5 năm 2014 đã thành lập một đoàn kiểm tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, trong đó có chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội). Số lượng trẻ ở chùa Bồ Đề đông nên diện tích chùa không bảo đảm được theo quy định của Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Theo quy định tại Nghị định 68, nếu cơ sở nuôi từ 10 trẻ trở lên thì phải thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. Song cơ sở vật chất ở chùa thiếu thốn nhiều. Chùa cũng không có cán bộ chăm sóc được đào tạo chuyên môn cơ bản.
Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề có 146 người (trong đó có 106 trẻ). Sở LĐ-TB-XH Hà Nội đã có một số văn bản gửi UBND quận Long Biên đề nghị phối hợp với chính quyền địa phương, với nhà chùa để lập danh sách phân loại trẻ, đưa vào các Trung tâm bảo trợ. Các Trung tâm bảo trợ xã hội của TP Hà Nội hoàn toàn có đủ khả năng tiếp nhận các trẻ đó.
Theo dự kiến, việc thanh kiểm tra có thể kéo dài trong một tuần. Sau khi có kết quả điều tra, hai đoàn sẽ có những phương án, kiến nghị về đối sách với những cháu nhỏ mồ côi, lang thang cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề hoặc giao cho các cơ quan chức năng quản lý.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Hà Nội: Chính quyền thờ ơ, nhà dân bị xâm chiếm thô bạo Sử dụng 170m2 đất tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh trước năm 1993, số liệu địa chính đều thể hiện gia đình bà Nguyễn Thị Chiến sở hữu hợp pháp thửa đất. Tháng 7/2014, chủ đất cũ Trần Văn Bếnh cho người đe dọa và xây tường ngay trên đất của nhà bà Chiến. Trong đơn đề nghị gửi báo Dân trí,...