Cảnh cáo Ban thường vụ Huyện ủy Cam Lâm, cách chức nhiều cán bộ liên quan làm đường tách thửa
Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với Ban thường vụ Huyện ủy Cam Lâm, cách tất cả chức vụ trong Đảng với phó và nguyên phó chủ tịch UBND huyện này, do liên quan đến vụ tự đặt ra thủ tục hiến đất làm đường.
Cầu Mới nối bắc bán đảo Cam Ranh và đất liền thuộc huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) là các khu vực diễn ra việc tách thửa, phân lô bán nền rất nhiều trong thời gian qua – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Sáng 27-8, lãnh đạo Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp, xem xét kỷ luật đối với tổ chức Đảng và các đảng viên vi phạm kỷ luật, xảy ra tại huyện Cam Lâm.
Các trường hợp bị xem xét, kỷ luật có liên quan đến việc UBND huyện tự đặt ra thủ tục hiến đất làm đường không đúng thẩm quyền, cho phép nhiều trường hợp tặng cho đất, trả lại đất cho Nhà nước để làm đường, tách thửa không đúng quy định với diện tích lớn gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban thường vụ Huyện ủy Cam Lâm nhiệm kỳ 2015 – 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Đồng thời, quyết định kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với hai cán bộ đều là phó và nguyên phó chủ tịch thường trực UBND huyện Cam Lâm.
Video đang HOT
Đó là ông Nguyễn Trí Tuân – hiện là phó chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh (nguyên ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy hai nhiệm kỳ kể trên, nguyên phó chủ tịch thường trực UBND huyện Cam Lâm nhiệm kỳ 2016 – 2021), và bà Lê Phạm Thùy Ngân – ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, phó chủ tịch thường trực UBND huyện Cam Lâm.
Còn ông Lê Anh Tùng – bí thư chi bộ, trưởng Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Cam Lâm – cũng đã bị kỷ luật cách chức ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cam Lâm hai nhiệm kỳ (kể từ năm 2015 – 2025).
Ngay sau cuộc họp xem xét kỷ luật kể trên vào buổi sáng 26-8, Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có tờ trình đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với hai cán bộ tỉnh ủy viên, nguyên tỉnh ủy viên, và đều là nguyên bí thư Huyện ủy Cam Lâm là ông Nguyễn Hữu Hảo và ông Lương Dự.
Vào chiều 26-8, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã họp, xem xét tờ trình của Ban thường vụ Tỉnh ủy, và đã thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Hữu Hảo – tỉnh ủy viên, trưởng Ban kinh tế – ngân sách HĐND tỉnh, ủy viên Đảng đoàn HĐND tỉnh (nguyên bí thư Huyện ủy, nguyên chủ tịch UBND huyện Cam Lâm) và ông Lương Dự – nguyên tỉnh ủy viên, nguyên bí thư Huyện ủy và nguyên chủ tịch HĐND huyện Cam Lâm.
Theo quy định, việc kỷ luật tiếp theo đối với hai ông Nguyễn Hữu Hảo và Lương Dự là do Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành xem xét. Trường hợp kỷ luật ở mức vượt thẩm quyền quy định thì cơ quan vừa nêu trình Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, quyết định thi hành kỷ luật.
Cách làm giàu ở huyện nghèo nhất nước
Khánh Sơn là một trong những huyện nghèo nhất nước. Người dân nơi đây từ chỗ không biết thứ gì về trồng cây ăn trái, đến bây giờ, Khánh Sơn đã trở thành vùng sầu riêng đặc sản lớn nhất miền Trung.
Đây là câu chuyện bền bỉ 20 năm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chương trình phát triển miền núi, hải đảo. Chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng sầu riêng kết hợp phát triển du lịch.
Bài 1: Thay đổi tư duy trồng cây "hoa hậu"
"Sản lượng sầu riêng của huyện Khánh Sơn năm 2022 đạt khoảng 10.000 tấn, các chủ hộ đã "chốt" giá bán 50.000 đồng/kg tại vườn. Với giá này, người nông dân có lãi cao. Cái hay của sầu riêng Khánh Sơn bây giờ là "một mình một chợ", các vùng sầu riêng lớn như Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ đã hết vụ, sầu riêng của Khánh Sơn mới vào vụ chín, không đủ sản phẩm bán cho thị trường trong nước" - ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa tóm tắt.
Sầu riêng của gia đình anh Vũ Văn Vịnh ra trái trĩu cành. Ảnh: Hải Luận
"Tâm" mình đặt ở đâu thì tiền ra ở đó
Những chi tiết của ông Nhuận đưa ra đã thuyết phục được tôi lên tìm hiểu cách làm giàu của người dân Khánh Sơn. Xe đổ đèo xuống xã Ba Cụm Bắc và thị trấn Tô Hạp, đã thấy nhiều xe ô tô mang biển số các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh... đậu ở trước các vựa thu mua sầu riêng. "Số sầu riêng ở đây khoảng 15 tấn, chiều nay, xe ô tô chở xuống quốc lộ 1A để gửi xe ra Hà Nội và Hải Phòng. Dân ngoài đó nghiền ăn sầu riêng Khánh Sơn, thiếu hàng, mấy bà kêu dữ lắm" - ông Nguyễn Văn Quang chuyên kinh doanh sầu riêng liên tỉnh nói.
Hai con của ông Vũ Quang Bút, ở xã Ba Cụm Bắc được xếp vào hàng đại gia sầu siêng. "Năm nay mưa nhiều nên sản lượng giảm, thời điểm quả to gặp trận dông tố quá lớn làm gãy cành, rụng trái cũng nhiều. Sản lượng chỉ đạt khoảng 75 tấn, đã chốt giá bán 49.000 đồng/kg tại vườn (to nhỏ đồng giá), trị giá cũng cỡ chừng gần 4 tỷ đồng" - ông Bút nói xong, lấy đôi ủng cho tôi đi và giục con trai dẫn đi tham quan vườn sầu riêng.
Sát nhà ở có mấy cây sầu riêng trái rất nhiều, kế tiếp nhau cây nào cũng có nhiều trái, kéo lên cả quả đồi rộng 5ha. Anh Vũ Văn Vịnh (con trai ông Vũ Quang Bút) giới thiệu: "Năm nay, vườn nhà em có nhiều cây ra trái vụ đầu tiên, một số cây đạt gần cả tạ trái. Loại cây lớn có doanh thu từ 15-20 triệu đồng/cây. Anh mới nghe qua có vẻ thấy dễ ăn, sự thật nó giống như cây "hoa hậu", trồng ra cây thì rất dễ, nhưng làm cho nó đậu trái, chất lượng trái thơm ngọt là cả một quá trình theo dõi, đúc rút kinh nghiệm tại vườn nhà mình. "Tâm" mình đặt ở đâu thì tiền ra ở đó".
- Nhiều người không cho cây nuôi trái vụ đầu tiên, tại sao cây của em lại để trái to đầy cả cành? - tôi hỏi điểm mấu chốt của người nông dân.
- Sầu riêng của em năm thứ 4 đã cho ra lứa trái đầu tiên, anh thấy cây nào cũng có nhiều trái to. Vấn đề cốt tử nhất trong trồng sầu riêng là cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây đúng thời điểm, đúng chủng loại, đúng liều lượng, tưới nước đúng cách... Tất cả những thứ này mấy ông kỹ sư hay nói "quản trị cây trồng". Nhiều nông dân đang thiếu kiến thức quản trị cây trồng.
Diện tích, doanh thu từ sầu riêng của gia đình anh Vịnh chỉ ở mức trung bình, nhiều người có diện tích từ 10-20ha, sản lượng đạt hàng chục tấn, doanh thu 10-20 tỷ đồng.
Đã qua thời "bàn lùi"
Ngược dòng thời gian, khởi điểm mang cây sầu riêng trồng ở vùng miền sơn cước Khánh Sơn đã 20 năm rồi. "Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2001-2005 đã đề ra 10 chương trình và dự án lớn phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Khánh Sơn có chương trình phát triển miền núi, hải đảo. Người dân ở biển, đảo đầu tư đóng tàu lớn đánh cá thì dễ rồi, còn dân Khánh Sơn toàn đồng bào dân tộc Raglai, quanh năm cũng chỉ biết trồng cây mì (sắn), ngô, lúa rẫy, sản lượng không đủ ăn. Hằng năm, tỉnh phải trích ngân sách ra mua gạo cứu tế cho bà con. Tôi nói với mấy ông ngành nông nghiệp tỉnh phải tìm cách đưa các loại giống cây có giá trị kinh tế cao, họa may tìm hướng mở cho dân Khánh Sơn" - ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhớ lại.
Người dân chuẩn bị đóng gói sầu riêng để đưa đi các nơi tiêu thụ. Ảnh: Hải Luận
Thực hiện chương trình trồng rừng 327, ngành nông nghiệp "chèn" vào một ít giống cây sầu riêng loại hạt (6 năm mới cho ra trái), cấp cho người dân Khánh Sơn trồng, chẳng ai chăm sóc tí gì. Gặp chất đất, khí hậu phù hợp, cây ra trái, ăn ngọt, thơm. Kỹ sư Trần Giỏi, nguyên cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa nói về giai đoạn sơ khai: "Huyện Khánh Sơn làm dự án trồng cây sầu riêng, nhiều người phản đối: "Khánh Sơn chỉ có đường độc đạo nhỏ, trồng ra bán cho ai". Gặp mấy người ghét mùi sầu riêng sẵn trong người, tìm đủ lý do để "bàn lùi". May mắn ở Khánh Sơn có mấy kỹ sư nông nghiệp biết việc, tâm huyết, quyết tâm làm bằng được".
Chính quyền tỉnh Khánh Hòa duyệt dự án trồng sầu riêng ở Khánh Sơn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chủ trì, cử người vào thẳng Viện Cây ăn quả miền Nam (tỉnh Tiền Giang) đặt giống cây và tham khảo ý kiến của các "thầy". Sau đó, mua giống về cung cấp cho người dân các xã. "Mấy cán bộ bảo trồng cây này sau 4 năm mới ra trái, thấy thời gian chăm sóc mờ ảo. Nể cán bộ quá, nhà mình cũng trồng, đặt cây xuống đất là xong việc. Thế rồi cây cũng ra trái to, có rất nhiều gai, rụng xuống nghe mùi hôi, phải để ngoài xa. Mấy đứa nhỏ chặt ra ăn thử thấy ngọt ngọt. Vài hôm sau, mấy bà buôn vào hỏi: "Đi qua nghe mùi thơm của sầu riêng, nhà có trái bán không để mua". Trời đất, sao bà kia nói sầu riêng mùi thơm. Bà thu hái và mua 2 triệu đồng, bằng giá trị mấy chục bao mì rồi" - ông Bo Bo Khá, dân tộc Raglai, ở thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn không quên những ngày đầu.
Thấy trồng sầu riêng có tiền, ông Bo Bo Khá bắt đầu đi học các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp về trồng và chăm sóc cây sầu riêng. Ông Khá tâm sự: "Năm sau, vườn cây của tôi bán được 30 triệu đồng/vụ, mấy cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trả "lương cứng" 1 triệu đồng/tháng để tôi đi tư vấn, nói chuyện với người biết trồng và chăm sóc sầu riêng. Năm ngoái, tôi vay ngân hàng 100 triệu đồng để đầu tư hệ thống máy bơm, ống tưới nước tự động cho cây sầu riêng. Năm nay thu khoảng 150 triệu đồng. Sang năm 2023, nhất định tôi sẽ tăng gấp đôi, vì nhiều cây nhỏ ra trái vụ đầu, vụ thứ 2".
Dân không đồng tình góp 35 triệu đồng/hộ để làm đường Xã Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) vận động mỗi hộ dân đóng góp 35 triệu đồng để làm đường khiến nhiều người bức xúc. Nhiều ngày nay, khoảng 100 hộ dân ở hai ấp Tân Hòa Ngoài và Tân Hòa Trong, xã Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) bức xúc khi lãnh đạo xã họp dân,...