Canh cá diếc rau răm
Cá diếc thường sống ở ao, đầm tự nhiên, thịt trắng mềm nhưng xương lại khá cứng; đặc biệt là xương ở phần bụng, nhiều và cứng hơn hết, là nỗi ám ảnh đầu bảng cho cụm từ “hóc xương cá”.
Chính vì vậy, cá diếc không thường xuyên được lựa chọn trong bữa cơm gia đình và cũng không có nhiều cách chế biến. Tuy nhiên, cá diếc nấu canh rau răm lại làm một món ăn tuyệt hảo của người miền Trung.
Canh các diếc rau răm.
Xa quê đã nhiều năm, sống ở Hà Nội, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn tìm mua món cá diếc để nấu canh. Cá diếc không phải cao lương mỹ vị nên không phải khó tìm; có thể rảo qua các chợ truyền thống, đặc biệt là chợ tự họp của những người từ các vùng quê ra thì gần như hôm nào cũng có. Những con cá diếc còn sống tươi rói, hứa hẹn một bát canh đậm đà; đặc biệt vào những ngày nắng nóng, canh cá diếc rau răm sẽ trở thành món ăn đưa cơm.
Đi chợ mua cá diếc nấu canh, chọn loại càng to càng tốt, như vậy khi ăn gỡ mới được nhiều thịt, đỡ bị hóc xương và mất công gỡ. Cá tươi sống cũng là ưu tiên khi chọn, như vậy khi nấu canh sẽ ngon và ngọt đậm đà hơn. Cá diếc to, loại gần bằng bàn tay người lớn thì mua chừng 5-6 con, loại vừa cỡ 3 ngón tay thì mùa tầm chục con; yêu cầu tất yếu phải là cá còn sống. Rau răm mua chừng 3-4 mớ, tùy khẩu vị mỗi người mà khi nấu cho nhiều hay ít rau; mua thêm vài cọng hành ngò, một quả ớt tươi để bát canh nhìn đẹp và ngon hơn.
Canh cá diếc rau răm nấu khá đơn giản, chỉ cần nhìn thấy người khác nấu hoặc nghe nói qua một lần thì bất cứ ai cũng có thể nấu được. Cá diếc mua về làm sạch, không đánh vảy, để ráo nước rồi cho vào ướp một chút bột canh, một chút nước mắm, một chút tiêu bột. Cá diếc cũng có thể để nguyên con, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu, như vậy canh sẽ ngọt nhất; tuy nhiên như vậy mật cá sẽ dễ vỡ khiến canh bị đắng. Rau răm làm sạch, chọn lấy phần non; lượng rau nấu cũng vừa phải, chừng một nắm là được.
Tùy khẩu vị mỗi người cũng có thể cho nhiều hơn hoặc ít hơn; nhiều rau răm quá thì nước canh sẽ bị cay, chát vị của rau; ít rau răm quá thì sẽ khó khử được vị tanh của cá. Khi nấu, cho nước vào nồi vừa ăn, giã một củ hành khô với vài hạt muối sống hoặc bột canh rồi cho vào nồi. Nước đun sôi, cho cá đã ướp vào, đun sôi chừng 5-10 phút (cá vừa chín tới là được, không nhất thiết phải đủ thời gian 10 phút), sau đó cho rau răm vào, đun sôi lại là được. Trong quá trình đun thì nếm gia vị cho vừa ăn; nếu ăn cay được thì cho vào vài lát ớt tươi, bát canh sẽ càng tuyệt vời; đặc biệt đối với canh cá, nếm hơi đậm một chút sẽ càng ngon.
Nấu canh cá diếc, đun lâu thì khiến cá chín rục, sẽ làm nước canh bị đục, rau vàng hơn, bát canh sẽ giảm mỹ cảm. “Đẳng cấp” của người nấu canh cá diếc ngon là nước canh càng trong càng tốt, nhưng lại không được để cá bị sống; rau răm cũng trông như vừa chần qua nước sôi chín tới. Canh nấu được, múc ra ăn ngay, có thể điểm thêm vài cọng hành ngò, rắc chút tiêu bột lên trên để tăng thêm mỹ cảm.
Video đang HOT
Gỏi gà măng cụt đã có cách làm
Đây là một trong những món gỏi chế biến cầu kì và cần sự kiên nhẫn nhất bạn có thể từng biết, và có lẽ cũng là món gỏi đặc biệt nhất mà bạn từng ăn.
Măng cụt vốn là món quà quý của mẹ thiên nhiên, được người dân ưu ái đặt cho cái tên "nữ hoàng trái cây". Với hương vị thanh tao, ngọt mà không gắt, măng cụt mang đến cho người ăn một cảm giác đê mê, ngọt ngào của đất mẹ. Ngoài việc dùng khi chín thì măng cụt còn được dùng vào nhiều mục đích khác, trong đó được sử dụng làm nguyên liệu chính của món gỏi gà măng cụt - một trong những đặc sản ẩm thực của miệt vườn. Đây là một trong những món gỏi chế biến cầu kì và cần sự kiên nhẫn nhất tôi từng biết, và cũng là món gỏi đặc biệt nhất mà tôi được ăn.
Nguyên liệu:
1 con gà ta 800g- 1kg
2 ký măng cụt còn xanh
2-3 củ hành tây
1 củ cà rốt
Rau răm, lá quế
Chanh, ớt, tiêu, gừng
Đậu phộng
Cách làm
Sơ chế nguyên liệu:
Măng cụt:Chọn quả còn xanh non, cắt 2 đầu rồi gọt từ từ vào trong, vừa gọt vừa xả nước, lấy hết phần vỏ đi, rồi ngâm măng vào chậu nước pha chanh và ít muối để không bị đen . Nên đeo bao tay khi làm vì măng rất nhiều mủ (nhựa). Sau đó ta cắt lát không mỏng quá vì mỏng măng sẽ không giòn khi trộn. Bỏ phần hột đi, nặn vào măng 1 quả chanh rồi cho vào tủ lạnh.
Sơ chế gà:Gà làm sạch, đem luộc với ít gừng và muối. Sau khi luộc chín thì đem qua nước lạnh, để nguội rồi xé miếng vừa ăn. Nước luộc gà có thể dùng nấu cháo ăn kèm gỏi.
Hành tây cắt lát.
Cà rốt thái sợi.
Rau thơm các loại rửa sạch, cắt nhỏ.
Pha nước mắm trộn gỏi: Cho vào nồi 4 muỗng nước mắm, 4 muỗng đường, đun sôi với lửa nhỏ đến khi sốt sệt, thêm ít tiêu và nước cốt 1 quả chanh vào, nếm có vị chua ngọt là được.
Trộn gỏi: Cho tất cả nguyên liệu vào tô, thêm ớt lát, bỏ phần nước mắm đã pha vào trộn đều lên.
Cho gỏi ra đĩa, thêm ít đậu phộng và rau thơm lên mặt, ăn kèm nước mắm chua ngọt và bánh phồng hoặc muối ớt chanh.
Bạn có thể nấu thêm nồi cháo với nước luộc gà, thêm nấm, hành lá vào để ăn kèm gỏi nhé!
Vì sao trứng vịt lộn phải ăn kèm rau răm, nhiều người đỏ mặt khi biết nguyên do đằng sau Trứng vịt lộn không chỉ là món ăn nhẹ, "ăn cho vui miệng" như nhiều người thường nghĩ. Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, lipid, canxi, các vitamin nhóm A, B, C, sắt, photpho, cholesterol,...Vì vậy, trứng vịt lộn là món ngon giúp bồi bổ cơ thể, dưỡng huyết, chữa suy nhược, chóng mặt,... Ngoài ra, không thể không...