Canh bông bí đỏ ngon nhớ đời
Mùa mưa về cũng là lúc các giồng bí đỏ (bí rợ) trong vườn nhà, trên bờ mương được nước trời bắt đầu ra bông, trổ nụ.
Bông bí và tôm đất chuẩn bị nấu canh – Ảnh: Tuy An
Nếu như những bông bí cái, sau thời gian bông nở, nụ đậu thành trái thì những bông bí đực không kết trái mà sẽ tự rụng đi. Không để hoài phí những bông hoa vàng ươm tinh tươm như thế, nó trở thành một loại rau vườn được nhiều người ưa thích, nấu nhiều món ăn ngon.
Mẹ tôi thường bảo, hái bông bí ngon nhất là vào buổi sớm mai. Cho nên đến mùa bông bí nở, sáng nào mẹ cũng ra vườn hái cả rổ to, từng bông bí nở bung, vàng ươm, cánh dày còn nguyên vẹn. Hái xong, mẹ đem về nhặt lại, tước phần vỏ lông tơ bên ngoài cuốn hoa bỏ đi rồi rửa sạch. Hiển nhiên ngày đó rổ bông bí này trở thành nhiều món ngon có mặt trong bữa ăn của gia đình tôi.
Theo thói quen của mẹ nên chúng tôi thường được ăn ba món chính từ bông bí, đó là luộc, xào và nấu canh. Món bông bí luộc bình dân hết sức.
Video đang HOT
Chỉ cần bông bí hái về sơ chế rồi để nguyên cái đem luộc trong nước sôi, khi chấm mắm ăn với cơm ta có cảm giác ngọt lịm như có nêm thêm rất nhiều gia vị. Món bông bí xào thì sang trọng hơn vì có thêm thịt hoặc gia vị đi kèm.
Riêng món bông bí nấu canh thì cầu kỳ, “anh chị” hơn vì thường phải có thịt cá tôm cua gì đó kèm theo. Tuy nhiên, thời khó khăn làm gì có nhiều thịt nên mẹ thường nấu kèm với mớ tôm đất, mớ cua bắt được từ ngoài đồng.
Cách nấu bình dân theo các bước như bóc vỏ tôm, cua giã sơ, khử với ít dầu phụng đảo chín rồi cho nước vào. Nồi nước vàng ươm bắt lửa sẽ sôi lên, thế là ta cho bông bí vào nồi, nếu có ít rau tập tàng nữa càng ngon hơn.
Đợi trong vài phút, khi bông bí và rau chín thì nêm gia vị là ta đã có được một nồi canh ngon. Và cũng có lẽ hạp nhau giữa một thứ trên đồng với một thứ dưới sông nên nồi canh bông bí nấu với tôm cua đồng ngon ngọt cực kỳ.
Ngày đó, ăn canh bông bí không chỉ đơn thuần là được những bữa cơm ngon mà mấy chị em chúng tôi còn tưởng tượng như được một thú ăn hoa hằng ngày hằng mùa. Ăn những bông “tinh hoa” của vườn quê đất mẹ nên rất vui và nhớ đời. Bây giờ lớn lên đi xa, những món ăn dân dã từ bông bí ngày xưa ở quê cũng đã thành kỷ niệm như nhịp sống của quê hương trên mỗi bước đường…
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Canh rau ngót nấu tôm
Rau ngót hay còn gọi bù ngót là loại rau nấu canh khoái khẩu lại có tác dụng cân bằng thân nhiệt cho cơ thể. Tùy khẩu vị mà có thể kết hợp nấu canh rau ngót với tôm, thịt heo băm nhuyễn hay nấm rơm.
Rau ngót có thể dùng cả lá già để nấu canh tôm - Ảnh: Khánh Ly
Chỉ đơn giản với tôm, rau ngót và vài búp nấm rơm tươi, sẽ có bát canh với vị ngọt mát tự nhiên sẽ tăng thêm hương vị cho bữa cơm gia đình.
- Rau ngót nhặt lá, rửa sạch, để ráo nước, thái hơi nhỏ hoặc vò dập lá để bát canh càng đậm đà mùi rau.
-Tôm bóc vỏ, rửa với nước sạch rồi băm nhỏ, ướp gia vị cho thấm.
- Nấm rơm rửa sạch, cạo đi lớp vỏ đen trên đỉnh đầu, thái lát vừa ăn.
- Phi thơm hành, cho tôm vào xào chín, sau đó cho nấm vào đảo đều cho ngọt nước canh.
- Cho nước với lượng vừa ăn, đun sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị lại vừa miệng.
- Nước sôi lại lần nữa thì cho rau ngót vào, tắt bếp và múc canh, dùng nóng.
Không giống như một số loại rau khác chỉ dùng lá non, lá rau ngót già có hàm lượng chất xơ và beta caroten càng dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Do vậy đừng bỏ đi những lá già có màu hơi sẫm, và nấu rau ngót với dầu thực vật để có thể hấp thụ beta caroten một cách hiệu quả hơn.
Theo PNO
[Chế biến] - Canh khoai mỡ thịt viên Vị ngọt từ thịt bằm kết hợp cùng với màu tím đẹp mắt của khoai trong món canh khoai mỡ thịt viên sẽ mang đến một món canh tuyệt ngon cho cả nhà! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu canh khoai mỡ thịt viên: 400g khoai mỡ 50g thịt bằm 2 gốc hành lá Hành lá, rau om (rau...