Canh bầu nhồi thịt ngọt mát
Theo Đông y, quả bầu vị ngọt, tính hàn có tác dụng trừ độc, giải nhiệt, nhuận phổi… canh bầu nhồi thịt đơn giản lại bổ dưỡng rất tốt cho những ngày chuyển mùa.
Nguyên liệu
1 quả bầu non
250 gr thịt heo xay
1 tai mộc nhĩ
3 củ hành khô
Rau gia vị: Rau mùi, hành lá
Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm
1. Sơ chế
Bầu gọt vỏ, cắt khoanh tròn với chiều dày khoảng 3 – 4cm. Dùng mũi dao hoặc muỗng nhỏ khoét bỏ ruột.
Mộc nhĩ (nấm mèo) ngâm nở, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành khô băm nhỏ. Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. Cho thịt cùng mộc nhĩ, 1/2 lượng hành khô, chút hành lá vào âu, ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu trộn đều cho thấm vị.
3. Chế biến
Dùng thìa múc lượng nhân vừa đủ nhồi và miết dính vào trong khoanh bầu.
Phi thơm dầu ăn với hành khô còn lại, cho phần nhân thịt còn dư (nếu có) vào xào săn. Cho lượng nước canh vừa đủ ăn vào. Khi nước sôi thì cho bầu nhồi thịt
vào, hớt bỏ bọt và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Khi bầu chín thì cho rau mùi, hành lá vào và tắt bếp, múc ra, rắc chút tiêu xay và thưởng thức.
4. Yêu cầu thành phẩm
Bầu giữ nguyên miếng, ngọt mát, thịt dính vào từng khoanh đậm đà, nước canh thanh dịu giúp cho bữa cơm trở nên ngon miệng hơn.
Chú ý:
Cách chọn quả bầu non ngon: hình dáng thuôn dài, nặng tay, bấm thử thấy vỏ mềm, còn phần lông to trên bề mặt, cuống tươi.
Không nên đậy nắp khi nấu vì làm cho bầu mất màu xanh và vitamin.
Chú ý đừng nhồi phần nhân vào bầu lỏng hay đầy quá vì khi nấu sẽ bị rơi bung nhân ra.
Tùy theo khẩu vị thích ăn bầu giòn hay mềm mà điều chỉnh thời gian nấu cho phù hợp.
3 cách nấu lẩu cua biển đậm đà cả nhà ai cũng thích mê
Biết thêm vài cách nấu lẩu cua biển cũng là cách giúp cả gia đình "giải nhiệt" khi cảm thấy ngán những món ăn nhiều dầu mỡ.
Hải sản bao giờ cũng là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến lẩu và ai là tín đồ mê lẩu sẽ không thể nào bỏ qua được món lẩu cua biển ngọt thịt, thơm lừng. Nói về công thức thì có nhiều, nhưng ngon và dễ nấu nhất vẫn là lẩu cua biển dùng nước hầm xương và lẩu cua nấu với bầu. Nào, hãy cùng thử tài nấu nướng cùng với Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn trong công thức nấu nướng siêu nhanh gọn ngày hôm nay nhé!
Lẩu cua biển là món ngon cực hấp dẫn nhất là những ngày lạnh và với những ai thích hải sản. Ảnh Internet
Video đang HOT
1. Cách nấu lẩu cua biển từ cua đồng
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu để nấu lẩu
2kg cua biển
1kg cua đồng
3 quả cà chua chín
Sa tế
Ớt, tỏi, hành hoa
1kg búnRau sống các loại: mồng tơi, rau muống, rau cảiCác gia vị thông dụng: muối, nước mắm, dầu ăn, đường, tiêu
Nồi nước lèo đúng chuẩn là phải được nấu từ thịt cua đồng. Ảnh: Internet
1.2. Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cua
Với cua đồng mua về, đem ngâm trước với nước muối 1-2 giờ rồi rửa sạch, sau đó thì bóc mai, bỏ yếm, riêng với gạch cua lấy để riêng vào bát.Phần còn lại đem xay với chút muối, đổ thêm vài thìa nước lọc khuấy đều rồi dùng vải để lọc lấy nước cốt cua.Cua biển sạch hơn, nên chỉ cần rửa với nước, cũng lấy mai, bóc bỏ yếm cua. Lấy gạch ở mai cua bỏ chung vào bát cua đồng. Còn thân cua cho vào tủ lạnh bảo quản.
Lọc cặn cua đồng chỉ lấy nước cốt nấu lẩu. Ảnh: Internet
Ớt, sả thái nhỏ, cho ra chén riêng. Hành, tỏi cũng bóc vỏ sau đó thì băm nhuyễn, để qua một bên. Cà chua rửa sạch, bỏ cuống rồi thái múi cau cho đẹp.Rau sống thì lựa bỏ phần sâu, hư rồi đem ngâm với nước muối trước. Đợi 10-15 phút thì rửa sạch lại vài lần, để ra rổ cho ráo nước.
1.3. Nấu nước dùng
Nước lèo của lẩu sẽ quyết định đến vị ngon của món ăn, thế nên khâu này bạn cần khéo khéo để nồi lẩu của mình có vị lẩu đúng chuẩn như mong đợi.
Đầu tiên, bắt nồi nước lọc cua lên bếp để đun trước, bạn có thể cho thêm ít muối, mì chính hoặc là hạt nêm để tăng vị đậm đà hơn. Khi nồi nước bắt đầu sôi, hạ lửa nhỏ để thịt cua nổi lên hết. Sau đó, dùng vá để vớt hết để qua một bát con, bắt nồi nước xuống để cặn lắng dưới đáy.
Phi thơm gạch cua với hành tỏi. Ảnh: Internet
Tiếp theo, bắc một cái chảo nhỏ, phi thơm hành tỏi cùng với một ít dầu cho đến khi chuyển vàng thì trút hết gạch cua vào, đảo đều lên. Nêm nếm cùng với ít mắm, sa tế cho thơm.Lọc nước thịt cua đồng một lần nữa để lấy phần trong, loại bỏ phần cặn ở dưới. Tiếp tục đun sôi, cho hết chỗ gạch cua đã xào thấm gia vị vào. Thử lại mùi vị, bạn có thể cho thêm chút giấm bỗng vào để tạo độ chua thanh cho món lẩu.
Cà chua sẽ làm cho màu nước lẩu đẹp hơn. Ảnh: internet
Cuối cùng, cho thêm cà chua và thịt cua vào nữa, không quên rắc đầu hành thái khúc vào. Thế là đã có ngay một nồi nước lẩu tuyệt vời cho cả nhà thưởng thức cuối tuần rồi
.1.4. Thưởng thức món lẩu cua
Chuẩn bị sẵn một chiếc bếp ga mini hoặc là bếp điện (vặn lửa thật nhỏ) rồi cho nồi nước lẩu lên, đun sôi từ từ.
Nước sôi, nhẹ nhàng thả phần cua biển đã bảo quản trong tủ lạnh vào, đợi sôi lại lần nữa cho thịt cua chín hẳn thì cho rau các loại vào, đầu tiên là rau muống, rau cải rồi đến mồng tơi.
Thả chua biển vào đợi chín hẳn rồi mới thưởng thức. Ảnh: Internet
Đừng quên, chuẩn bị thêm một chén nước mắm nhĩ pha ớt hiểm để ăn kèm. Gắp bún vào tô, từ từ múc nước lèo cho vào, không quên gắp thêm ít cua biển nữa là đã có thể thưởng thức ngay. Vị ngọt từ cua đồng, vị thịt cua biển lại tươi roi rói, rau sống tươi mát lại không thiếu vị cay cay của ớt tất cả như hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị thật khó tả.
2. Cách nấu lẩu cua biển với xương ống
Thay vì mua cua đồng, bạn có thể sử dụng xương ống để tạo nên vị ngọt đậm đà cho món lẩu. Dùng xương ống để hầm lấy nước ngọt cũng là bí quyết được các bà nội trợ hay áp dụng trong khi nấu cháo, các món lẩu , các món canh hay là cà ri.
2.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Dưới đây là những nguyên liệu cần thiết để nấu lẩu cua với xương ống.
1kg cua biển ngon1/2kg xương ống3-4 quả cà chua1 ít nấm rơmCác loại rau: cải, mồng tơi, rau muống, hoa chuối, bông thiên lýBún tươi hoặc mì tômỚt, tỏi, hành tímGia vị thông dụng
Xương heo sẽ giúp cho nồi lẩu có độ ngọt thơm hơn. Ảnh: Internet
2.2. Các bước sơ chế nguyên liệu
Xương ống nên chọn xương tủy sẽ ngon hơn, nước lẩu sẽ có vị ngọt tự nhiên của xương. Bạn nhớ rửa sạch nhiều lần với nước, khi mua ở chợ nhớ nhờ người tac cho vừa nấu.Cua biển mua về ngâm với nước muối để loại bỏ bớt bên trong. Nếu kỹ hơn, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để cọ cho sạch hẳn, sau đó rửa lại với nước. Bỏ yếm, tách mai cua ra rồi lấy hết gạch cua để riêng một bên. Riêng phần thịt cua thì rửa lại với nước muối càng tốt, để riêng một bát.
Cà chua sẽ giúp cho nồi lẩu có màu đẹp và vị chua tự nhiên. Ảnh: Internet
Nấm rơm: bỏ rễ, rửa sạch rồi Cà chua rửa sạch, đầu cuống rồi bổ múi cau. Các loại rau: Ngâm muối, rửa sạch rồi để mỗi thứ riêng ra, cho vào rổ cho ráo nước.
2.3. Nấu nước lẩu từ xương ống
Bắc một nồi nước lọc, đợi sôi rồi thả xương ống vào luộc sơ qua, đợi 2-3 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại với nước. Đây là một bí quyết để cho xương (hoặc sườn) không có mùi hôi, không còn chất cặn bẩn bám vào xương nữa. Sau đó, bắt đầu cho xương vào nồi nước lọc khác, hầm cho đến khi thịt mềm, nước lèo có vị ngọt của xương tủy.
Hầm xương càng lâu, nước lẩu sẽ càng ngọt. Ảnh: Internet
2.4. Ướp thịt cua và xào gạch cua
Trong thời gian đợi ninh xương, bạn đem chỗ thịt cua ướp với sơ qua với hành, tỏi băm, 1/2 thìa hạt nêm, 1/3 thìa tiêu xay để thịt cua không còn mùi tanh. Trộn đều lên, để tầm 30 phút cho thịt cua được ngấm vào, khi nấu lẩu sẽ có vị đậm đà nhiều hơn.
Bắc một chảo nhỏ lên bếp, đợi chảo khô thì cho thêm vài thìa dầu ăn, cùng với 1 thìa hành tỏi để khử lên cho thơm. Sau đó, cho hết phần cà chua thái cau vào xào, lúc này cà chua sẽ ra màu đỏ rất đẹp. Khi cà chua chín, trút hết phần gạch cua vào xào chung. Bạn có thể nêm với chút hạt nêm nữa rồi mới tắt bếp.
Xào cà chua với gạch chua cho thấm vị. Ảnh: Internet
2.5. Nấu nước lẩu cua
Bắc một cái nồi cỡ vừa lên bếp, đem xào nấm với lại chút hành tím cho thơm thì đổ phần nước lẩu vào. Vặn lửa lớn cho nước lẩu được sôi lên thì thịt cua đã ướp, gạch cua cùng với chỗ cà chua hết vào một lượt. Hạ lửa nhỏ, đun sôi cho đến khi nêm nếm lại một lần nữa, khi thịt cua đã chuyển sang màu đỏ, nước lẩu có độ ngon vừa ý thì tắt bếp.
2.6. Thưởng thức lẩu cua biển
Khi nồi lẩu đã bắt đầu sôi nhẹ, bạn có thể bỏ rau sống các loại vào cho chín rồi thưởng thức ngay. Với cách nấu lẩu cua biển này, bạn có thể cho thêm cả nghêu, tôm hoặc là mực vào để nồi lẩu trông hấp dẫn hơn. Vì nước lẩu được ninh bằng xương ống, thế nên sẽ có vị đậm đà hơn hẳn so với khi nấu theo cách đơn giản, cực một chút nhưng bù lại nước lẩu sẽ có hương vị kiểu bạn thích.
Nồi lẩu cua biển hấp dẫn đến từng centimet. Ảnh: Internet
3. Cách nấu lẩu cua biển với bầu
Lẩu cua nấu bầu là một sự kết hợp khá là lạ, nhưng điều đó không có nghĩa là món này thiếu đi sự hấp dẫn. Nếu đã cảm thấy ngán với lẩu hải sản, lẩu thịt bò bạn có thể chuyển sang nấu lẩu bầu cùng với cua biển, biết đâu sẽ "hợp cạ" với mọi người thì sao.
3.1. Nguyên liệu cần có để nấu lẩu
1kg cua biển (loại cua gạch)
1 quả bầu non
2 quả cà chua
1 ít nấm rơm
1 bó mồng tơi
Tỏi, ớt, hành lá
Bún hoặc mì tôm
1 ít tôm khô
Các gia vị thông dụng khác
Chọn những quả bầu non nấu lẩu sẽ mềm hơn. Ảnh: Internet
3.2. Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu lẩu
Cũng giống với các cách nấu lẩu cua biển ở trên, cua biển mua về đem ngâm với nước muối rồi dùng bót để chà rửa cho thật sạch. Sau đó, dùng thìa để gạt hết phần gạch cua ra riêng một bát con. Phần còn lại rửa sạch với nước một lần nữa, để ráo.Tôm khô sẽ giúp cho nước lẩu có vị ngọt thanh, có thể thay thế cho xương ống hoặc là cua đồng. Tôm đem ngâm nước cho nở, rửa sạch rồi để riêng.
Bạn nên chọn loại tôm nhỏ sẽ ngon hơn. Ảnh: Internet
Bầu thì đem cạo vỏ, rửa với nướcvừa ăn, đừng bào sợi mỏng vì sẽ mau mềm, bầu phải có độ sựt sựt chút mới ngon.Mồng tơi, hành lá cũng lặt và rửa sạch rồi để một bên.
Nếu kỹ hơn, có thể đem mồng tơi ngâm với nước muối trong 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, cuối cùng rửa lại với nước.Cà chua đem rửa sạch, bổ múi cau. Nếu có thêm nấm rơm, nước lẩu sẽ có vị ngọt tuyệt vời hơn nữa.
Nấm rơm chọn loại búp, sơ chế kỹ trước khi nấu. Ảnh: Internet
3.3. Nấu nước dùng lẩu
Bắt nồi lên bếp, cho chút dầu vào đợi nóng lên thì phi hành tím cho thơm rồi trút hết gạch cua vào xào cho chín hẳn, múc ra tô để riêng. Cho thêm ít dầu nữa, bỏ tôm vào xào, nêm nếm cùng với ít muối, tiêu, bọt ngọt cho vừa ăn.
Khi thấy tôm săn lại thì tiếp tục cho cà chua vào xào chín, khi thấy tiết ra màu đỏ đẹp thì đổ nước vào nấu cho sôi lên. Đun thêm 5-10 phút nữa là cho nấm rơm, đầu hành cùng với ớt thái lát vào.
Nêm nếm lại một lần nữa, bạn nên nêm hơi đậm một chút, để khi ăn kèm với bún sẽ dịu lại là vừa ăn.
3.4. Thưởng thức món lẩu
Dọn bún ra, bắt nồi nước lẩu lên lại đun sôi trở lại, ăn kèm với thịt cua cùng với bầu và các loại rau. Để món lẩu trở nên đậm đà hơn, hãy chuẩn bị sẵn một chén nước mắm ớt hiểm.
Bầu vừa chín tới thì nên ăn ngay kẻo mất ngon. Ảnh: Internet
4. Cách nấu lẩu cua biển ngon - một số lưu ý cho bà nội trợ
4.1. Những ai không nên ăn lẩu cua biển
Tuy cua biển là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn nhiều. Người bị rối loạn tiêu hóa, sỏi thật, viêm loét tá tràng hay viêm gan không nên ăn cua biển. Vì cua có tính hàn, dù chỉ ăn ít thôi nhưng vẫn có thể gây nguy hại đến sức khỏe.
Những người bị bệnh da liễu không nên ăn cua biển vì rất dễ gây dị ứng trở lại, ngoài ra thì người bị mỡ máu, cao huyết áp cũng nên tránh xa thực phẩm này.
4.2. Bí quyết để nấu món lẩu cua biển ngon như nhà hàng
Cua biển dù sơ biến khá là kỹ lưỡng nhưng cũng vẫn còn khá nhiều ký sinh trùng. Vì thế, dù là cách nấu lẩu cua biển nào bạn cũng nên nấu cua chín hẳn rồi mới được ăn.
Cua biển rất kỵ với cần tây nên khi nấu lẩu tuyệt đối không được kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.
Lẩu cua biển ngon nhất vẫn là ăn kèm với bún và rau. Ảnh: Internet
Nếu muốn tạo độ chua cho món lẩu cua, bạn có thể dùng me hoặc gói nấu lẩu thái cũng đều rất ngon. Lưu ý, bạn chỉ nên cho ít thôi vì nước lẩu nếu quá chua sẽ át đi vị ngọt thơm của xương ống và cua.
Lẩu ngon nhất vẫn là khi rau nhúng vừa chín tới, ăn có vị hơi giòn thì mới ngon nhất. Khi ăn, bạn chỉ cho một ít, ăn hết thì mới nhúng rau thêm như vậy rau sẽ không bị nát.
4.3. Cách lựa cua biển nấu lẩu ngon
Để nồi lẩu tươi, ngọt thịt và đậm hương vị biển thì các bà nội trợ hẳn phải biết đến cách chọn cua biển sau cho ngon.
Cua có 2 loại, 1 là cua thịt và 2 là cua gạch. Cả 2 loại này đều rất ngon nhưng để nấu lẩu thì nên chọn loại cua gạch, vì khi nấu gạch sẽ làm cho phần nước dùng trở nên ngọt và thơm hơn. Còn cua thịt chủ yếu để chế biến các món như cua rang muối, cua sốt me sẽ ngon hơn vì thịt nhiều hơn.
Khi mua, bạn nhớ cõi kỹ phần đít cua, nằm ngay phần vạch màu cam nếu thấy gạch đỏ và nhiều là cua ngon, chắc.
Cua còn sống, mai chắc thì cua mới ngon. Ảnh: Internet
Khi chọn, nhớ để ý lớp da giữa cùi chỏ cua nằm trên càng cua xem thử có màu đỏ hoặc là hồng đậm thì là cua ngon. Đặc biệt, phần da này phải thật bóng thì mới nhiều thịt.
Nếu yếm cua còn cứng là chắc thịt, còn nếu thấy mềm là cua ít thịt, không được tươi. Ngoài ra, bạn nên chọn lấy cua còn sống, tức là càng cua còn cử động. Nếu là cua chết, khi nấu lẩu nước sẽ có mùi khó chịu, không ngon
Cách nấu lẩu cua biển tưởng khó mà thật ra đơn giản vô cùng, hương vị lại không dễ bị ngán như một số các món lẩu khác. Chỉ là sự kết hợp giữa cua biển cùng với nấm, tôm, bầu cùng các loại rau tươi sống mà lại mang đến một món ăn đầy chất dinh dưỡng.
Tại sao không thử lưu vào sổ tay để chiêu đãi cả nhà vào dịp cuối tuần hay những ngày lạnh về, để bữa ăn gia đình thêm đầm ấm nhỉ? Chuyên mục Món ngon tin rằng, một khi chuẩn bị món này, cho dù món lẩu của bạn có thể chưa thực sự hoàn hảo đi chăng nữa, nhưng đó sẽ là món ăn chứa đầy tình yêu thương, thật ấm áp dành cho tất cả mọi người.
Bầu xào trứng món đơn giản mà đưa cơm Bầu giòn, thanh mát quyện với trừng bùi bùi, dậy mùi thơm của hành lá, tỏi. Món ăn làm phong phú thực đơn ngày hè. Nguyên liệu 1 quả bầu non (khoảng 450 gr) 2 quả trứng gà 4 tép tỏi 2 củ hành khô Hành lá, rau mùi Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, ớt (tùy chọn) Dầu ăn Cách...