Cảnh báo xung đột thương mại Mỹ -Trung thành chiến tranh ‘hạt nhân’
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí Christopher Ford nói với tờ báo Financial Times cho biết Mỹ cảnh báo nước Anh về những mối nguy hiểm khi hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Theo ông Ford, Trung Quốc có thể lợi dụng các dự án mới ở nước ngoài với sự tham gia của Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc để lấy cắp công nghệ và xây dựng tiềm năng hạt nhân quân sự cho mình. Sputnik phân tích tình huống trong đó có sự lẫn lộn mục tiêu chính trị và kinh tế.
Sự tham gia của Trung Quốc vào công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Anh trong 20 năm qua tại Hinckley Point từ lâu đã là mục tiêu tấn công của các chính trị gia, chuyên gia Mỹ và châu Âu. Trước đây rõ ràng có thể nhìn thấy những lý do thương mại đằng sau những lời chỉ trích này, một nỗ lực ngăn chặn đối thủ cạnh tranh Trung Quốc xâm nhập vào thị trường phương Tây.
Đặc biệt, có cáo buộc cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị thực sự mở rộng công nghệ lò phản ứng hạt nhân, và do đó đe dọa việc kinh doanh của các nhà cung cấp phương Tây. Tại Hinckley Point, công ty Trung Quốc chỉ tham gia vào lĩnh vực tài chính. Công ty năng lượng Pháp EDF sẽ xây dựng hai lò phát điện tổng công suất 3,2 GW. Tổng công ty hạt nhân Trung Quốc (CGN) đầu tư 6 tỷ bảng Anh (8 tỷ USD) vào dự án này. Như vậy Trung Quốc sẽ sở hữu 33,5% cổ phần dự án, trong khi EDF giữ 66,5%.
Theo các nhà phê bình phương Tây, CGN quyết định tham gia xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Hinckley Point để có cơ hội tham gia xây dựng các công trình khác tại Anh, nơi Trung Quốc không chỉ là nhà đầu tư mà còn cung cấp công nghệ điện hạt nhân. Đây có thể là trường hợp đầu tiên xuất khẩu công nghệ lò phản ứng Trung Quốc sang phương Tây.
Trong bối cảnh của một cuộc chiến thương mại leo thang, Mỹ đã quyết định sử dụng vũ khí nặng cân hơn cáo buộc ăn cắp công nghệ. Đặc biệt Ford đã nói ra trực tiếp điều này theo ông, Mỹ có bằng chứng cho thấy công ty CGN tham gia vào vụ trộm cắp công nghệ hạt nhân dân sự và chuyển giao cho quân đội Trung Quốc. Những dự án ở nước ngoài tạo cơ hội cho công ty Trung Quốc truy cập các thông tin quan trọng, và đây là mối đe dọa đến an ninh các nước phương Tây Mỹ hiện đã lựa chọn cáo buộc theo hướng này. Đồng thời ông Ford thậm chí còn cố gắng liên kết thành một chuỗi hợp lý giữa các hợp đồng đấu thầu với tên lửa Trung Quốc nhắm vào các thủ đô phương Tây, đặc biệt là vào London.
Làm thế nào những lập luận này gây ấn tượng với chính quyền Anh? Liệu Washington có thể ảnh hưởng đến việc hợp tác năng lượng Trung Anh? Chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Tài chính Chunyang, ông Liu Ying đã trả lời các câu hỏi của Sputnik.
Video đang HOT
“Tôi tin rằng áp lực của Mỹ đối với Anh sẽ làm chậm dự án, nhưng liệu điều này có ảnh hưởng đến sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân giữa Trung Quốc và Anh nói chung hay không, tất nhiên, phụ thuộc vào vị trí của chính phủ Anh. Ngoài ra sự hợp tác có định dạng ba bên với sự tham gia của Anh, Pháp, Trung Quốc. Anh có thể tăng cường sự giám sát đối với dự án, nhưng điều này sẽ không nhất thiết ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Hợp tác ba bên là một thực tiễn thương mại phổ biến, và bằng cách này, việc trao đổi công nghệ cũng là một thực tế hay gặp trên thị trường. Do đó, Mỹ vô ích khi lên án Trung Quốc trộm cắp công nghệ. Hiện giờ Mỹ đang tham gia, cố gắng ngăn cản vào các hoạt động thương mại bình thường, hơn nữa, họ đang can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Tôi tin rằng Vương quốc Anh và Trung Quốc đều đã đàm phán trong hợp đồng các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu không có thỏa thuận về những điểm này, Anh sẽ không bắt đầu hợp tác với Trung Quốc. Trên thực tế, Mỹ cũng lo ngại về sự tăng trưởng năng lực Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, và thực tế Trung Quốc đang thách thức vị trí độc quyền của Mỹ trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Do đó, Mỹ tìm cách hạn chế sự hợp tác của Trung Quốc với các nước khác theo mọi cách, phá hoại các dự án hợp tác quốc tế liên quan đến Trung Quốc và cố gắng kìm chế khả năng cạnh tranh của Trung Quốc”.
Câu hỏi đặt ra là bây giờ bao nhiêu từ ngữ có thể được chuyển thành các quyết định chính trị. Chúng ta có nên trông đợi việc Mỹ có thể sử dụng các biện pháp ngăn chặn thứ cấp và mở rộng chế độ trừng phạt với các nước hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực nguyên tử hòa bình? Ý kiến Liu Ying về điều này.
“Tôi cho rằng cơ hội này không thể bị loại trừ. Có thể Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp tương tự. Hơn nữa, họ sẽ ngày càng cố gắng hạn chế những thương vụ sáp nhập và mua lại liên quan đến các công ty Trung Quốc. Ví dụ, các thương vụ do Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) thực hiện ở Mỹ không phải là công nghệ cao mà là các giao dịch bình thường của thị trường, nhưng Mỹ đã can thiệp vào các việc như vậy”.
Gần đây đại diện của tập đoàn CGN Trung Quốc đã lên tiếng lên án những hạn chế mà Mỹ đã đưa ra trong lĩnh vực cung cấp cho Trung Quốc vật liệu và thiết bị dùng trong năng lượng hạt nhân dân sự. Trong một thông cáo được đưa ra tại Diễn đàn Quốc tế về Kiểm soát Xuất khẩu Hạt nhân Toàn cầu ở Abu Dhabi, CGN gọi quyết định của chính phủ Mỹ là “hoàn toàn không phù hợp” và tuyên bố “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Có lẽ “cuộc họp báo” mà Christopher Ford đã vội vàng tổ chức dành riêng cho Financial Times là sự tiếp nối của cuộc tranh luận.
Theo Danviet
Nóng: Trung Quốc sai lầm, Mỹ ra tay gọn lẹ trong chiến tranh thương mại
Chẳng mấy chốc sau đó Mỹ đã bỏ rơi thỏa thuận này. Phía Mỹ liên tục thay đổi những đòi hỏi của mình và liên tục thực hiện những biện pháp leo thang chiến tranh thương mại khiến cho đối thoại trở thành bất khả.
Để khôi phục đàm phán, Bắc Kinh buộc phải chịu nhún và mời chào nhượng bộ, trong khi tiếp tục nhận những đòn giáng thương mại mới.
Trung Quốc dường như đã tính toán sai lầm trong chiến tranh thương mại với Mỹ.
Phát biểu trước các nhà báo tuần này tại Văn phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc lại lời hứa tăng thuế với hàng nhập khẩu của Trung Quốc thêm 267 tỷ USD, nếu như Bắc Kinh không chịu nhượng bộ.
Trong bình luận gần nhất của Trump nhấn mạnh đe dọa của Washington rằng cuối cùng sẽ có thể áp đặt biểu thuế với hàng hóa Trung Quốc trị giá tới hơn 500 tỷ USD tức là gần bằng tổng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc hồi năm ngoái. Trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin phân tích những nguyên nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Nhắm tới giao kèo tốt
Khởi đầu chiến tranh thương mại của Mỹ chống Trung Quốc còn hiện hữu cái nhìn mơ hồ cho rằng nguyên nhân xung đột là bởi sự mất cân bằng thương mại khét tiếng, còn mục tiêu của Trump là nhắm tới "giao kèo tốt" kế tiếp dành cho các cử tri Mỹ của ông. Bây giờ đã trở nên rõ ràng rằng hóa ra không hẳn như vậy. Trong chặng dài tất cả những tháng xung khắc vừa qua, Trung Quốc sẵn sàng tìm kiếm thỏa thuận về biểu thuế và thương mại, cũng như sẵn sàng đi đến những nhượng bộ đơn phương đáng kể với số tiền khổng lồ lên đến hàng chục tỷ USD một năm.
Vào thời điểm nào đó thậm chí nảy sinh ảo tưởng rằng thỏa hiệp là có thể. Tháng Năm 2018, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã ký thỏa thuận ở Washington, văn kiện khi đó được xem như bước đột phá lớn nhất ngăn chặn chiến tranh thương mại. Trong khuôn khổ thỏa thuận khung này, các bên cam kết sẽ nghiên cứu câu hỏi tái cân bằng thương mại của mình, trong đó Trung Quốc sẵn lòng gia tăng đáng kể mức mua khí thiên nhiên hóa lỏng, sản phẩm nông nghiệp, kim loại và máy bay dân dụng từ Mỹ. Chuyện ở đây nói về mối lợi to lớn, kể cả cho các cử tri của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng Mỹ đã bỏ rơi thoả thuận
Tuy nhiên, chẳng mấy chốc sau đó Mỹ đã bỏ rơi thỏa thuận này. Phía Mỹ liên tục thay đổi những đòi hỏi của mình và liên tục thực hiện những biện pháp leo thang chiến tranh thương mại khiến cho đối thoại trở thành bất khả. Để khôi phục đàm phán, Bắc Kinh buộc phải chịu nhún và mời chào nhượng bộ, trong khi tiếp tục nhận những đòn giáng thương mại mới mà những cố gắng này thậm chí rất có thể cũng không mang lại kết quả.
Mục tiêu của chiến tranh thương mại không phải là cân bằng thương mại, mà là kiềm chế và phá hoại nền công nghiệp-công nghệ hùng mạnh của Trung Quốc. Bằng cách như vậy, Mỹ trông đợi loại bỏ được Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Lập luận rằng Trung Quốc "ăn cướp" Mỹ chỉ là khẩu hiệu đao to búa lớn nhưng trống rỗng. Và hậu quả hợp lý tiếp theo của chính sách như vậy phải là Mỹ phá vỡ các chuỗi sản xuất xuyên quốc gia với sự tham gia của Trung Quốc, trước hết là trong ngành công nghiệp điện tử.
Chúng ta đang thấy một loạt những cáo buộc có thể phân thành hai nhóm chính. Thứ nhất, đó là cáo buộc cho rằng các công ty Trung Quốc lợi dụng vai trò của họ như là nhà sản xuất lớn và sàn lắp ráp các sản phẩm điện tử để phục vụ cho mục đích gián điệp. Mỹ đã đạt kết quả trong việc hạn chế sự hiện diện của các công ty như Huawei và ZTE2 trên thị trường Mỹ, mà công việc kinh doanh của ZTE lúc đó cũng đã bị phá hoại bởi biện pháp trừng phạt do hợp tác với Iran. Từ đầu tháng 10, bùng ra vụ xì-căng-đan về việc các nhà sản xuất Trung Quốc cài đặt "chip gián điệp" của họ trong máy chủ mà các công ty lớn của Mỹ sử dụng, kể cả Apple và Amazon. Điều đáng chú ý là bản thân các công ty nói trên thì phản bác phương án này.
Đồng thời, một chủ đề cũng ngày càng nóng hơn là sự lệ thuộc đến mức khủng hoảng của ngành công nghiệp quốc phòng và nền kinh tế Mỹ nói chung vào khâu cung cấp vật liệu và thiết bị Trung Quốc. Lầu Năm Góc tung ra bản báo cáo 150 trang, chỉ tới 300 thứ vật liệu và thành tố sản xuất tại Trung Quốc và đang có mặt trong dây chuyền hoạt động của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.
Trong mọi trường hợp, các khuyến nghị và kết luận đều giống nhau. Chuyện ở đây nói về sự cần thiết phải cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tích cực đầu tư cho thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, từ bỏ sản phẩm Trung Quốc và chuyển các dây chuyền sản xuất về Mỹ. Những nguồn viện dẫn mối đe dọa cho an ninh quốc gia, kết hợp với việc tiếp tục khai thác chủ đề mất cân bằng thương mại sẽ là cơ sở biện minh cho những biện pháp "đau đớn nhưng bức thiết" này.
Trung Quốc phòng thủ
Về phần mình, Trung Quốc cũng đang tiến hành các biện pháp phòng thủ rõ rệt. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh thực hiện chương trình thay thế nhập khẩu khổng lồ trong ngành công nghiệp điện tử. Những tháng vừa qua, công việc này đã tăng tốc, và công trình xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đôi khi còn được đích thân ông Tập Cận Bình đến thăm.
Chung quy lại, nạn nhân của những chuỗi sự kiện này là tiến trình toàn cầu hóa trong thành quả dễ thấy nhất của nó dành cho những người bình thường dưới dạng các thiết bị kỹ thuật thông tin và tiện ích công nghệ, đắc dụng mà giá cả vừa tầm. Hậu quả đối với nền kinh tế thế giới có thể rất sâu xa và tiêu cực, còn thế giới sẽ ngày càng phân ly thành một số khối thương mại-kinh tế đối lập nhau. Có thể sau một thời gian nữa chúng ta sẽ phải nhớ lại thời những năm 2000 trong nỗi hoài niệm về một khung cảnh thế giới chung tiện lợi và yên bình.
Theo Danviet
Chiến tranh hạt nhân xảy ra với lý do không ngờ Nga, Mỹ hay Trung Quốc có thể vô tình bắt đầu chiến tranh hạt nhân thế giới, tạp chí National Interest (NI) viêt. Theo NI, trước đây các hệ thống quan sát và thăm dò cua các cường quốc trên thế giới chỉ được sử dụng để theo dõi việc phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân. Hiện tại, các hệ thống này...