Cảnh báo xung đột Hamas – Israel có thể gây rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu
Giới chuyên gia nhận định việc xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas – lực lượng nắm quyền kiểm soát Dải Gaza, có thể khiến các ngân hàng trung ương đối mặt với những xu hướng lạm phát mới, cũng như “giáng đòn mạnh” vào triển vọng kinh tế ở thời điểm có nhiều hy vọng về khả năng kiềm chế đà tăng giá vốn do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra.
Tuy nhiên, tác động đến nền kinh tế thế giới còn tùy thuộc vào diễn biến xung đột.
Khói lửa bốc lên từ các tòa nhà sau khi Israel oanh tạc thành phố Gaza ngày 8/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustin Carstens cho rằng còn quá sớm để có thể chỉ ra tác động của cuộc xung đột hiện nay dù thị trường dầu mỏ và chứng khoán có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức. Nhưng cuộc xung đột ở Trung Đông ít nhất cũng có nguy cơ tạo ra những tác động khó dự đoán trước đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang chậm lại và thị trường Mỹ vẫn đang thích ứng với khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất cao lâu hơn.
Nhà kinh tế trưởng Carl Tannenbaum của công ty dịch vụ tài chính Northern Trust cho rằng bất kỳ nguồn gốc gây bất ổn kinh tế nào cũng làm trì hoãn việc ra quyết định, làm tăng phần bù rủi ro và có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ vì đây là khu vực sản xuất dầu mỏ lớn.
Nhà kinh tế trưởng Karim Basta tại công ty cố vấn đầu tư III Capital Management cho rằng xung đột có thể khiến giá dầu tăng cao hơn, kéo theo lạm phát tăng lên, gây rủi ro cho triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Tình hình bất ổn tái diễn ở Trung Đông và các vấn đề liên quan có thể trở thành nội dung thảo luận chính trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu tham dự Hội nghị thường niên mùa Thu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Marrakesh (Maroc) trong tuần này nhằm đánh giá tình hình kinh tế thế giới vốn vẫn đang trong tình trạng biến động mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và căng thẳng thương mại gia tăng. Đối với các ngân hàng trung ương, vấn đề đặt ra là xung đột Hamas-Israel có gây ra áp lực lạm phát mới hay không khi khu vực này không chỉ có các nhà sản xuất dầu mỏ lớn như Iran và Saudi Arabia mà còn có các tuyến hàng hải thương mại lớn thông qua Vịnh Suez. Giới chức Fed còn nhận định giá năng lượng cao gần đây có thể gây rủi ro cho triển vọng giảm dần lạm phát nhưng cho rằng nền kinh tế Mỹ có khả năng tránh được suy thoái do cú sốc bất ngờ từ bên ngoài.
Video đang HOT
Cả Israel và Palestine đều không phải là những nhà cung cấp lớn trên thị trường dầu mỏ, nhưng xung đột xảy ra tại khu vực sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới, do vậy phản ứng của các nước như Iran, Saudi Arabia sẽ được theo dõi chặt chẽ vì nó có thể gây ra đợt tăng giá mới.
Xung đột ở Israel tăng sức ép lên 'lỗ hổng' Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ phải đối mặt với mối áp lực mới để nhanh chóng chọn ra tân chủ tịch thay thế ông Kevin McCarthy sau khi Israel tuyên chiến ở Gaza ngày 8/10.
Kết quả của cuộc bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy ngày 3/10 hiển thị trên màn hình chương trình phát sóng trực tiếp. Ảnh: Reuters
Trước tình hình xung đột bất ngờ nổ ra giữa Israel và các lực lượng ở Palestine làm chấn động thế giới, Mỹ đã đề xuất gửi viện trợ bổ sung cùng với điều tàu chiến và máy bay chiến đấu đến hỗ trợ quốc gia đồng minh Trung Đông. Nhưng theo hãng tin Reuters, lời cam kết hỗ trợ này đang gặp trở ngại do vị trí Chủ tịch Hạ viện đang bị bỏ trống sau vụ phế truất lịch sử đối với ông Kevin McCarthy.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa - trong đó có ông Jim Jordan, ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Chủ tịch Hạ viện Mỹ - đã bày tỏ mong muốn các nhà lập pháp đạt được nhất trí về cách giải quyết vấn đề gai góc nhất mà Hạ viện phải đối mặt là ngân sách chi tiêu liên bang cho năm hiện tại khi họ chọn ra một người lãnh đạo hạ viện mới.
Năm 2016, dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã cam kết viện trợ hàng năm 3,8 tỷ USD cho Israel. Số tiền nằm trong thỏa thuận viện trợ kỷ lục trị giá 38 tỷ USD kéo dài 10 năm giữa Washington và Tel Aviv nhằm đảm bảo vũ khí, đạn dược cùng các hỗ trợ quân sự khác cho nước Cộng hòa Do Thái này.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện dự kiến tổ chức lấy ý kiến của các ứng cử viên tại một sự kiện kín vào ngày 10/10. Sau đó, tiến hành bỏ phiếu để chọn ra ứng cử viên Chủ tịch Hạ viện vào ngày hôm sau. Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện để bầu ra người thay thế cựu Chủ tịch Kevin McCarthy có thể diễn ra vào cuối tuần này.
Cho đến lúc đó, Hạ viện không thể phê duyệt gói viện trợ mới cho Israel.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Michael McCaul nói với hãng tin CNN rằng: "Chúng ta đang gửi thông điệp gì cho đối thủ khi không thể điều hành, hoạt động không ổn định và thậm chí không có Chủ tịch Hạ viện?".
Ông Jordan cùng những nhà lập phát cũng mong chờ một dự luật chi tiêu mới để ngăn chặn việc chính phủ Mỹ đóng cửa vào vào ngày 17/11 tới.
Những nghị sĩ theo đường lối cứng rắn có chủ trương thúc đẩy cắt giảm nguồn tài trợ của chính phủ xuống mức của tài khóa 2022 đã gây chia rẽ các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện suốt nhiều tháng qua. Hậu quả, Quốc hội đã đến sát bờ vực phải đóng cửa chính phủ đóng cửa từ đầu tháng 10 nếu không ban hành luật ngân sách tạm thời.
Mọi dự luật của Hạ viện yêu cầu cắt giảm chi tiêu nghiêm trọng đều khó có thể được thông qua ở Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát.
"Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ ai cho đến khi kết luận được vấn đề chi tiêu", nghị sĩ đảng Cộng hòa Ken Buck phát biểu trên chương trình "This Week" của kênh ABC ngày 8/10.
Trong khi đó, ông Matt Gaetz, nghị sĩ Florida, người đứng đầu nỗ lực lật đổ ông McCarthy, đã hạ thấp tác động của cuộc bầu chọn Chủ tịch Hạ viện Mỹ đối với nhu cầu an ninh của Israel. Ông cho rằng Washington vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ của Tel Aviv.
Một chiếc xe tăng của quân đội Israel được triển khai trong chiến dịch truy quét các tay súng Hamas ngày 8/10. Ảnh: Reuters
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/10 đã khẳng định với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Washington đang gửi hỗ trợ bổ sung cho Lực lượng Phòng vệ Israel và sẽ có thêm nhiều viện trợ hơn trong những ngày tới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo, ông đã lệnh di chuyển nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald R. Ford đến khu vực phía Đông Địa Trung Hải, tiến gần Israel hơn. Lực lượng này bao gồm tàu sân bay, một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường và 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường.
Bộ trưởng Austin cũng cho biết Mỹ đã thực hiện các bước để tăng cường các phi đội máy bay chiến đấu F-35, F-15, F-16 và A-10 của Không quân Mỹ trong khu vực. Ông xác nhận Mỹ cũng sẽ cung cấp đạn dược cho Israel.
Phong trào vũ trang Hamas đã ra tuyên bố chỉ trích kế hoạch của Mỹ gia tăng viện trợ quân sự dành cho Israel là chống lại người Palestine. Ông Hazem Qasem, người phát ngôn của lực lượng Hamas, cho rằng thỏa thuận ngừng bắn với Israel hiện không khả thi vì quân đội Israel đang "leo thang chiến tranh".
Người phát ngôn của Hamas cũng cho rằng, hiện còn quá sớm để nói về việc hòa giải xung đột vì "chiến trường là nơi quyết định ai là người kiểm soát tình hình".
LHQ họp khẩn về xung đột Israel - Hamas Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp khẩn cấp trong bối cảnh cuộc xung đột khốc liệt giữa Hamas và Israel nhưng không đạt được sự đồng thuận cần thiết cho một tuyên bố chung. Israel tấn công Gaza bằng tên lửa để đáp trả cuộc tấn công bất ngờ của Hamas. Ảnh Getty Images. Ít nhất 1.100 người...