Cảnh báo vùng áp thấp trên Biển Đông, có thể mạnh thành bão
Vùng áp thấp trên Biển Đông có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, di chuyển hướng Tây Tây Bắc và mạnh thành bão. Chiều tối nay khu vực Hà Nội có mưa dông diện rộng.
Chiều nay (29/7), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khu vực bắc Biển Đông đã xuất hiện vùng áp thấp. Lúc 13h cùng ngày, vị trí trung tâm vùng áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía đông.
Theo dự báo, trong 24 giờ tới, vùng áp thấp ít dịch chuyển và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13h ngày mai, 30/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, tức là 40 – 50 km/giờ, giật cấp 8.
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, ở khu vực bắc và giữa Biển Đông có mưa giông mạnh; khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 5 – cấp 6, giật cấp 8 khiến sóng biển cao 2 – 3 m, biển động.
Dự báo hướng đi của vùng áp thấp. Ảnh: NCHMF.
Video đang HOT
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 là phía bắc vĩ tuyến 15,0 độ vĩ bắc và phía đông kinh tuyến 114,0 độ kinh đông.
Trong 24 – 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15 – 20 km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh dần lên, từ ngày mai ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao 2-3m. Biển động.
Tại khu vực Hà Nội, tối nay, các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa có mưa rào và dông. Sau đó vùng mây dông sẽ lan rộng sang các quận khác thuộc thành phố Hà Nội. Trong cơn mưa dông có khả năng xuất hiện gió giật mạnh.
Thảo Nguyên
Theo Kienthuc
Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông, có thể hướng vào Việt Nam
Vùng áp thấp vừa hình thành trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng vào đất liền Việt Nam.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp nhiệt đới vừa hình thành trên vùng biển phía đông thuộc khu vực bắc Biển Đông. Hiện, vùng áp thấp này ở vị trí cách quần đảo Hoàng Sa 450 km về phía đông.
Ngày và đêm 29/7, vùng áp thấp ít dịch chuyển nhưng có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 30/7, tâm áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400 km về phía đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Ngay sau đó, áp thấp nhiệt đới tăng tốc và di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 15-20 km/h, tiếp tục có khả năng mạnh thêm. Đến ngày 31/7, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Hải Nam khoảng 220 km về phía đông, sức gió vùng gần tâm mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng mạnh thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới. Ảnh: NCHMF.
Theo cơ quan khí tượng, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng tây tây bắc trong 2 ngày tới. Nếu áp thấp nhiệt đới hình thành lên bão, đây sẽ là cơn bão số 3 trong năm 2019, sau bão Mun xuất hiện vào đầu tháng 7.
Dự báo về thời tiết trên đất liền, cơ quan khí tượng cho biết khu vực Hà Nội xuất hiện mưa rào rải rác, miền núi phía Bắc có mưa lớn trong các ngày 28-30/8. Từ ngày 2/8 đến 4/8, Bắc Bộ có thể có mưa lớn diện rộng kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, sạt lở đất.
Trong khi đó, khu vực Trung Bộ tiếp tục nắng nóng đến hết ngày 30/7 với mức nhiệt phổ biến 35-37 độ C. Đầu tháng 8, khu vực này có khả năng xuất hiện mưa lớn kèm theo lốc, sét và mưa đá.
Đợt mưa này có thể giúp tình hình hạn hán ở miền Trung giảm nhẹ. Tuy nhiên, các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vẫn tiếp tục hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn kéo dài.
Từ ngày 28/7, ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh dần lên trên vùng biển phía Nam khiến khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa lớn diện rộng.
Theo New zing.vn
Việt Nam quyết bảo vệ chủ quyền trước vi phạm của tàu Trung Quốc trên Biển Đông Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 25.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông. Tàu Hải Dương 8 và tàu hộ tống đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam . Ảnh ngư dân cung...